Phân biệt âm phản xạ và tiếng vang

VnDoc xin giới thiệu bài Phân biệt âm phản xạ và tiếng vang được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Phân biệt âm phản xạ và tiếng vang?

Câu hỏi: Phân biệt âm phản xạ và tiếng vang?

Trả lời:

* Giống nhau: Đều là các âm khi gặp mặt chắn bị phản xạ lại.

* Khác nhau:

phân biệt âm phản xạ và âm vang

1. Phản xạ âm

Khái niệm

- Âm dội lại khi gặp mặt ᴄhắn là âm phản хạ

Vật phản xạ âm

Từ những thí nghiệm vật lý cho thấy, vật có bề mặt nhẵn sẽ phản xạ âm tốt hơn cả. Ví dụ như bức tường phẳng lỳ, vách đá thẳng dựng đứng, mặt gương, mặt đá hoa,… Đây cũng chính là lý do vì sao, khi chúng ta đứng trong những ngôi nhà mới xây. Chúng ta nói thường sẽ nghe được tiếng vọng lại. Bởi âm thanh từ chúng ta truyền đi trong không khí, sau đó gặp bức tường. Âm thanh này sẽ phản xạ lại và truyền đến tai ta.

Trái lại, với những vật có bề mặt xù xì, gồ ghề thường sẽ phản xạ âm kém hơn. Người ta còn gọi những vật này là vật cách âm, vật hấp thụ âm thanh. Âm thanh thông thường khi gặp những bề mặt như vậy thường sẽ không thể phản xạ lại. Âm thanh sau khi truyền đi gặp phải bề mặt xù xì sẽ trở nên nhỏ hơn và không gây ra tiếng vang. Những bề mặt như là miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su sẽ không phản xạ âm.

2. Tiếng vang

Khái niệm tiếng vang

Tiếng vang (hay phản âm, hồi thanh) là sự phản xạ của âm thanh đến người nghe với sự chậm trễ sau âm thanh trực tiếp. Sự chậm trễ này tỷ lệ thuận với khoảng cách của bề mặt phản chiếu từ nguồn và người nghe. Ví dụ điển hình là tiếng vang được đáy giếng, tòa nhà, hoặc các bức tường của một căn phòng kín và một căn phòng trống tạo ra. Một tiếng vang thực sự là một âm phản chiếu duy nhất của nguồn âm thanh.

Phản xạ tiếng vang

Chúng ta vẫn thường nghe thấy tiếng vang, âm thanh phản lại khi đi vào hang động, vách núi. Điều này có được coi là âm thanh truyền đi từ nguồn âm đến tai ta hay không? Tại sao lại xảy ra hiện tượng này? Phản xạ tiếng vang chính là những âm thanh mà chúng ta thường nghe thấy trong trường hợp này.

Âm thanh sau khi truyền đi, gặp phải mặt chắn, vang vọng lại mới được tính là phản xạ âm thanh. Nếu trong môi trường truyền âm không có mặt chắn âm thanh, thì điều này sẽ không xảy ra. Ví dụ chúng ta nói chuyện với nhau trong lớp học. Âm thanh truyền từ người nói sang người nghe mà hoàn toàn không có mặt chắn. Thì sẽ không xảy ra hiện tượng phản xạ của âm thanh. Vậy trong những trường hợp nào thì âm thanh có thể vang vọng lại?

Trên thực tế, chúng ta gặp phản xạ tiếng vang trong hang động, vách núi. Ở một số căn phòng, ngôi nhà trống, chúng ta cũng có thể thấy được điều này. Đó là do trong các không gian này xuất hiện mặt chắn âm thanh. Mặt chắn âm thanh trong hang động hay vách núi chính là những vách đá dựng đứng. Âm thanh sau khi truyền đi gặp phải những vách chắn này sẽ vang vọng lại tai ta. Đây là một hiện tượng hết sức bình thường và có thể gặp rất nhiều trong cuộc sống. Hiểu được kiến thức này, các em hoàn toàn có thể tự lý giải.

Theo những nghiên cứu của các nhà vật lý học cho thấy. Âm phản xạ chúng ta nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây sẽ được tính là tiếng vang. Ngoài ra các âm thanh chúng ta nghe được nhanh hơn 1/15s thì đó là âm thanh thông thường. Tai của chúng ta vẫn có thể nghe thấy những âm thanh này nhưng không được tính là tiếng vang. Phản xạ tiếng vang chỉ xuất hiện sau 1/15s hoặc có thể lâu hơn. Đây chính là cách chúng ta nhận biết tiếng vang trong cuộc sống hằng ngày.

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Phân biệt âm phản xạ và tiếng vang. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 27
Sắp xếp theo

    Vật Lý lớp 7

    Xem thêm