Phân tích truyện ngắn Đồng hào có ma của Nguyễn Công Hoan
Phân tích truyện ngắn Đồng hào có ma
Phân tích truyện ngắn Đồng hào có ma của Nguyễn Công Hoan gồm dàn ý và các bài văn mẫu hay lớp 7 cho các em tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng hoàn thành bài văn của mình. Sau đây mời các em tham khảo chi tiết.
Dàn ý Phân tích truyện ngắn Đồng hào có ma
1. Mở đầu:
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Công Hoan và tác phẩm Đồng hào có ma.
2. Phần thân bài:
a. Nội dung chi tiết:
- Truyện kể về 'bà mẹ Nuôi' phải vay mượn một đồng hai hào để vào thăm quan, nhưng sau khi đút lót cậu lính hai hào, khi bước vào cung đường, bà ta vô tình làm rơi mất một mớ tiền xuống đất.
b. Cảm nhận cá nhân:
- Điểm đặc biệt về cách tạo dựng tình huống khi mở đầu câu chuyện:
+ Khởi đầu bằng những chi tiết hàng ngày, dường như không liên quan.
+ Sử dụng để làm nổi bật sự tham nhận, nhận hối lộ của tên quan Huyện Hinh.
+ Thông qua câu chuyện về 'bà mẹ Nuôi', ta thấy rõ bản chất tham nhận của tên Huyện Hinh.
+ Hắn đã sử dụng mọi thủ đoạn nhỏ nhặt nhất để ăn cắp của nhân dân.
- Đặc biệt về cách mô tả nhân vật:
+ Mô tả tên quan huyện bằng cách sử dụng nghệ thuật phóng đại.
+ Miêu tả da mặt của tên quan Huyện Hinh làm người đọc nhận ra cái bản chất 'ăn bẩn' và liên tưởng đến Mã Giám Sinh.
- Nghệ thuật sử dụng ngôn từ:
+ Sử dụng ngôn từ rất dân dã, giản dị như 'nói xạo', 'lẹt đẹt', 'con mẹ', ...
+ Lời văn mang tính mỉa mai, châm biếm.
3. Tóm tắt:
- Tổng quan về giá trị của tác phẩm: Đồng hào có ma phản ánh một cách sâu sắc về lũ tham quan trong xã hội phong kiến thời đó, chỉ biết ăn tiền của dân mà không hề quan tâm, không có trách nhiệm với người dân.
Phân tích nghệ thuật của truyện ngắn Đồng hào có ma mẫu 1
Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực tiến bộ những năm đầu thế kỷ XX. Ông đã để lại cho nền văn học Việt Nam một số truyện ngắn tiêu biểu. Mảng truyện ngắn trào phúng là sở trường trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Bằng nghệ thuật trào phúng sắc sảo, truyện ngắn Đồng hào có ma của Nguyễn Công Hoan đã vạch trần bộ mặt thối nát của bọn quan lại phong kiến đương thời.
Trước tiên, chúng ta phải nói đến nghệ thuật kể chuyện đặc sắc và nghệ thuật tạo dựng tình huống điêu luyện. Đáng kể nhất là cách vào truyện:
"Tôi cực lực công kích sách vệ sinh đã dạy ta ăn uống phải sạch sẽ, nếu ta muốn được khoẻ mạnh, héo tốt. Thuyết ấy sai. Trăm lần sai! Nghìn lần sai! Vì tôi thấy sự thực, ở đời này bao nhiều những anh béo, khẻo, đều là những anh thích ăn bẩn cả.
Thì đấy, các ngài hãy cứ nhìn ông Huyện Hình, hẳn các ngài phải chịu ngay rằng, tôi không nói đùa".
Cách vào truyện như thế rất sáng tạo, mới mẻ, khêu gợi trí tưởng tượng và tính tò mò của độc giả ngay từ đầu.
Mặt khác, cách dẫn truyện lại rất tự nhiên, thúi vị xuyên suốt nội dung thiên truyện. Phần mở đầu đã hay, kết thúc càng hấp dẫn. .Hấp dẫn trong bất ngờ:
"Rồi nó lùi lũi bước ra cửa Rồi nó đi về ... Ông Huyện Hình cứ ngồi yên sau bàn giấy để nhìn theo con mẹ khốn nạn. Rồi khi thấy nó đi đã khuất, ông mới đưa mắt xuống chân, dịch chiếc giày ra một tí. Và vẫn tự nhiên như không, ông cúi xuống, thò tay nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở đế giày bám vào, rồi bỏ tọt vào túi".
Cái kết thúc này đã giải mã điều bí ẩn củađồng hào có mà do đâu? Ông Huyện Hinh có ăn bẩn không? Thì ra, ông Huyện Hinh là một kẻ cắp chuyên nghiệp, có nghệ thuật cao do chính cái xã hội xấu xa của ông rèn luyện nên. Ông chẳng những lắm mưu mẹo, ma thuật mà còn sống nhờ vào xương máu cửa những người nông dân nghèo khổ, trình độ văn hóa chưa cao, thấp cổ, bé miệng. Như vậy, trong cái kết thúc này, nhà văn Nguyễn Công Hoan đã "mở nút" cho phần "thắt nút" đầu truyện dể làm bộc lộ rõ mồn một chủ đề của truyện.
Thứ hai, là nghệ thuật khắc hoạ nhân vật hết sức sinh động. Cách giới thiệu nhân vật Huyện Hĩnh rất lạ:
"Chà! Chà! Béo ơi là béo. Béo đến nỗi có thằng dân nào vô ý, buột mồm ra nói một câu sáo rằng: "Nhờ bóng quan lớn", là tưởng ngay nó nói xỏ ông. Tức thì, mặt bàn là một, mặt nó là hai, bị vả đôm đốp. Mà rồi thằng khốn nạn ấy, ông truy cho đến cùng, không còn có thể làm ăn, mở mày mở mặt ra được. Bởi vì ông có sẵn trong tay hàng mớ pháp luật, thì ông ngại gì không khép thằng bảo quan béo vào tội "làm rối cuộc trị an". Thế là việc công việc tư, ông đểu được trọn vẹn. Vì không những ông được hả giận, lại còn được tiếng mẫn cán là khác nữa". Một con người ốm quá cũng khó coi, mập quá cũng không đẹp. Còn ông Huyện Hinh rất khác người: "béo ơi là béo" làm cho độc giả cứ tưởng đó là con lợn! Nếu như tư cách của Huyện Hĩnh tốt đẹp thì người đọc sẽ có cái nhìn thông cảm hơn. Thế nhưng tư cách của ông rất xấu xa, đê hèn, thích " ăn bẩn". "Ăn bẩn" là một lối chơi chữ chỉ bọn quan lại chuyên tìm cách ăn của đút lót và nhờ ăn trên xương máu của dân mà béo tốt. Thật vậy, ai làm quan cũng mong mau chóng được tiến chức to hơn. Huyện Hinh rất ngược đời. Ông sợ thăng quan hơn sợ cọp. Suốt hai mươi năm ròng rã, ông bám mãi chức tri huyện. Nguyên nhân rất đơn giản: "làm bố chánh có vặn xỉ ra mà ăn!". Vả lại, chức quan nhỏ ấy ông cũng không làm tròn, ông làm quan ở huyện nào cũng bị dân viết đơn kiện cáo. Ông làm quan để thoả mãn những thú vui thấp kém của bản thân: đánh bài và ăn chơi. Do đó, bên miệng ông xuất hiện "cái dấu chua nghĩa" (dấu ngoắc đơn). Đây cũng là cách miêu tả theo lối chơi chữ của Nguyễn Công Hoan. Nhà văn muốn nhấn mạnh bản chất tham ô, tha hóa của Huyện Hĩnh. Ngày xưa, các vị quan thanh liêm luôn "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ" và rất khát khao "trông thôn cùng xóm vắng không một tiếng oán hờn". Họ luôn mong mỏi "Dân giàu đủ khắp mọi phương". Tuy nhiên; Huyện Hĩnh không quan tâm đến nỗi thống khổ, oan khuất của dân. Cụ thể, thấy con mẹ Nuôi tay cầm lá đơn đứng ỏ' công đường là Huyện Hình theo dõi xem tiền của con mẹ Nuôi để ở chỗ nào, dân "lo lót" được bao nhiêu. Con mẹ Nuôi gặp quan run quá làm rớt một đồng hào đôi gần bàn quan, Huyện Hình nhân cơ hội, lấy đế giày đè lên giấu nhẹm. Con mẹ Nuôi tìm mãi không thấy đâu cả đành "lùi lủi" ra về. Đấy! Huyện Hĩnh " lo" cho dân như thế đấy!
Thứ ba là nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ vừa tự nhiên, vừa linh hoạt. Lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân được đưa vào truyện một cách khéo léo, phục vụ mục đích trào phúng: "Chà! Chà! Béo ơi là béo!". "Câu sáo"; "nói xỏ"; "nở mày nở mặt"; "lẹt dẹt"; "vặn xỉ"; "mất toi"; "xỏ lá"; "con mẹ"; "lóng cóng"; "rơi tiệt cả"; "trễ nải"; "vi thiềng"; "khốn nạn". Những khẩu ngữ này được sử dụng trong văn xuôi để làm tăng tính chất trào phúng. Mặt khác, giọng văn của truyện ngắn này rất đậm chất trào phúng. Nhà văn diễn tả mọi hành động bằng nét nghiêm trang nhưng làm bật lên thái độ mỉa mái, chua chát, công kích mãnh liệt.
Tóm lại, đọc truyện ngắn giai đoạn này chúng ta thấy toàn bộ bộ mặt thật của bọn "cướp ngày" hiện lên rất thối nát, đồi bại, táng tận lương tâm, vô trách nhiệm. Trong truyện Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn), "quan phụ mẫu" chuyên đánh tồ tôm, bỏ mặc cho đê võ' khiến hàng vạn dân quê lâm vào cảnh "muôn sầu nghìn thảm". Truyện ngắn Tắt đèn của Ngô Tất Tố, ông Nghị "ăn bẩn" xong rồi, "còn nhúng ba ngón tay vào chậu nước vuốt qua hai mép một lượt, rồi cùng xỉa răng, uống nước" một cảnh tỉnh táo thản nhiên. Còn Huyện Hình trong truyện này là một tên quan ăn cắp mạt hạng. Bởi sống dưới chế độ quan trường như thế nên nhân dân ta có câu:
"Con ơi nhớ lấy câu này Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan".
Hãy lên án và đấu tranh mạnh mẽ để tiêu diệt tận gốc bọn tham nhũng, những kẻ "cướp ngày" để xã hội ta ngày càng giàu mạnh và bền vững hơn.
Phân tích truyện ngắn Đồng hào có ma của Nguyễn Công Hoan mẫu 2
Là nhà văn am hiểu sâu sắc xã hội phong kiến, Nguyễn Công Hoan đã khắc hoạ nổi bật tính cách bọn quan lại chuyên ăn hối lộ, chuyên đục khoét, chuyên ăn bẩn... Một trong những viên quan mà ông miêu tả là Huyện Hinh trong truyện ngắn Đồng hào có ma.
Mở đầu truyện nhà văn cực lực lên án sách vệ sinh, ông cho rằng sách vệ sinh sai khi dạy người ta phải ăn ở hợp vệ sinh thì mới có sức khoẻ tốt. Với Huyện Hinh điều đó không đúng một chút nào, hắn chuyên “ăn bẩn” mà vẫn béo, rất béo là đằng khác. Phải chăng “ăn bẩn” mà nhà văn nói ở đây là “ăn bẩn” theo một nghĩa khác?
Giọng văn châm biếm hài hước, thật kinh ngạc: Chà! Chà! Béo ơi là béo vì to béo quá, thân hình quan đồ sộ làm cho quan tưởng là “nói xỏ” khi có thằng dân nào nói nhờ bóng quan lớn to béo đến mức ra mặt hắn căng lên, râu không sao chồi ra ngoài được. Bởi vậy ngoài tứ tuần mà mặt hắn cứ nhẵn thín, cố gắng lắm trên mép hắn mới có được cái dấu chua chủa.
Bằng thủ pháp cường điệu phóng đại nhà văn miêu tả diện mạo bên ngoài của hắn nhằm chứng minh: “Những anh béo là những anh thích ăn bẩn cả”. Ăn bẩn không phải là ăn ở thiếu vệ sinh mà chính là kiếm ăn bằng những phương cách bẩn thỉu hèn hạ. Danh tính của Huyện Hinh sáng đến nỗi làm quan luôn bị dân kiện, bao năm vẫn “lẹt đẹt” tri huyện mãi. Hắn bảo làm bố chánh có văng sỉ ra mà ăn. Đó là sự lọc lõi, cáo già của kẻ chuyên ăn bẩn. Với y danh dự, nhân phẩm, trách nhiệm cũng không bằng cách đục khoét dốc đầy vào bao tượng mặc dù có “bẩn” đi chăng nữa.
Ta hãy xem hắn - Huyện Hinh ăn bẩn như thế nào? Trong truyện này chỉ là một phương cách trong muôn nghìn phương cách mà Huyện Hinh ăn bẩn. Con mẹ Nuôi vào cửa quan. Nó đi trình việc mất trộm hôm trước lên quan. Trước khi lên quan nó phải đi chạy vạy vay mượn một đồng hai hào, vì nó biết được “thông lệ gặp quan”. Trước mặt quan, ngài oai vệ quá, mắt trừng trừng nhìn nó. Thế là lúng túng, run quá, hoảng quá, nó đi trình việc mất trộm mà y như nó là kẻ ăn trộm vậy. Thế là rơi tiền, đồng rơi ở xó này, đồng rơi ở xó kia, quái! Còn một đồng nữa? Nó không biết rằng đồng hào mà nó tưởng là có ma ấy đang nằm dưới chân “con ma” trước mặt nó. Không đủ tiền “vi thiềng” quan con mẹ Nuôi lủi thủi ra về. Huyện Hinh chờ cho con mẹ khốn nạn đi khuất đưa mắt xuống chân dịch chiếc giày ra một tí mà vẫn thản nhiên như không, thò tay nhặt đồng hào, thổi những hạt cát còn bám và bỏ tọt vào túi.
Tội nghiệp cho con mẹ Nuôi đã mất trộm lại mất cả tiền đi trình việc mất trộm. Nó phải đi vay tiền cả thảy có một đồng hai, khốn nạn có phải lót cho tên lính lệ hai hào từ cổng. Còn một đồng cứ tưởng... do lúng túng, hoảng sợ trước cửa quan, cả năm đồng hào đôi rơi tuốt xuống sân nhà, và thế là trong số tiền rơi ấy có một đồng “có ma”. Nó khăng khăng là “đồng hào của nó có ma”, nó không dám nghi ngờ cho quan bởi vì cửa quan là nơi tôn nghiêm, uy nghi sao có chuyện như vậy được. Nó lủi thủi ra về, mất đến bốn hào bạc mà không giải quyết được việc gì.
Con mẹ Nuôi sẽ không khỏi hoài nghi về tiền mà nó mang đi lót tay cho quan để trình việc mất trộm. Có phải có ma thật trong đồng hào đôi của nó? mà nếu có ma thì tại sao nó lại không biến mất khỏi bao tượng bên người nó. Vậy thì ma ở đâu? Có ma thật không? sự nghi ngờ này được Nguyễn Công Hoan giải mã bằng đoạn băng ghi hình sau ...Dịch chiếc giày ra một tí... bỏ tọt vào túi. Trong buồng quan chỉ có con mẹ Nuôi và quan vậy ai là ma? Con ma ấy là Huyện Hinh. Con ma đang trừng trừng nhìn nó vẻ soi mói, và có lẽ y quan sát xem đối tượng trước mặt mình là ai, y sẽ khoét bằng cách nào.
Con ma giữa công đường, con ma thực thi pháp luật, phụ mẫu hi dân phải chăng quan lại phong kiến đều là bọ ma quái, tham lam nhũng nhiễu như vậy sao? Chúng dùng bao phương cách “mưu na trước quỷ” để bóc lột đến tận xương tuỷ của nhân dân. Vậy thì dân có thể trông tin quan như trời hạn trông mưa thế nào được.
Hắn ti tiện bẩn thỉu vô cùng khi ăn món tiền chỉ đáng bằng món tiền con mẹ Nuôi lót tay cậu lính lệ. Hắn oai vệ quá, hắn béo quá và hắn còn càng ngày càng béo vì “ăn bẩn”.
Cũng là quan huyện, nhưng viên quan phụ mẫu lại được Phạm Duy Tốn miêu tả sinh động ở góc độ khác.Vô trách nhiệm với nhiệm vụ của mình, ăn chơi hưởng thụ phó mặc cuộc sống của dân lành, khi thấy có khả năng mình bị liên lụy y đổ tội cho kẻ khác. Như vậy bộ mặt quan lại xưa là như thế, chúng bẩn thỉu ti tiện, vô lương tâm. Chẳng thế mà có bao câu ca dao tục ngữ chế giễu, đả kích bọn quan lại, coi chúng là sâu bọ, ung nhọt, kẻ cướp trong xã hội.
Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan
Hay
Quan đi kinh lý trong vùng
Đâu có... gà vịt thời lùng về xơi
Có thể nhà văn dùng chút ít lối viết phóng đại, nhưng bản chất sự việc là có thật. Huyện Hinh là một tên quan có tâm địa hèn hạ, bẩn thỉu không từ chối bất kỳ thủ đoạn kiếm ăn nào. Đó cũng chính là bản chất chung của bọn quan lại dưới thời phong kiến. Cách nhìn của nhà văn đối với chúng cũng chính là cách nhìn của nhân dân ta. Từ đó dẫn đến một thái độ căm ghét, phản kháng, và tất yếu dẫn đến đấu tranh chống lại cường quyền áp bức.