Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khi nhạc sĩ chơi đàn guitar, ta nghe thấy tiếng nhạc vậy đâu là nguồn âm?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Khi nhạc sĩ chơi đàn guitar, ta nghe thấy tiếng nhạc vậy đâu là nguồn âm? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Khi nhạc sĩ chơi đàn guitar ta nghe thấy tiếng nhạc vậy đâu là nguồn âm?

Câu hỏi: Khi nhạc sĩ chơi đàn guitar ta nghe thấy tiếng nhạc vậy đâu là nguồn âm?

  1. tay bấm dây đàn
  2. tay gảy dây đàn
  3. hộp đàn
  4. dây đàn

Lời giải:

Đáp án đúng: D. dây đàn

Vì vật phát ra âm gọi là nguồn âm nên khi nhạc sĩ chơi đàn guitar, ta nghe thấy tiếng nhạc là do dây đàn dao động phát ra âm.

1. Nhận biết nguồn âm

Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.

Ví dụ: Tiếng nói của mỗi người, tiếng đàn, tiếng chiêng kêu khi gõ vào, tiếng âm thoa dao động khi dùng búa gõ, …

Ví dụ:

+ Nguồn âm tự nhiên: Tiếng sấm, tiếng mưa, tiếng lá cọ vào nhau, …

+ Nguồn âm nhân tạo: Tiếng trống, tiếng còi ô tô, tiếng loa, ….

+ Khi thổi sáo hay chiếc còi, cột không khí trong sáo, còi báo động và phát ra âm thanh

2. Đặc điểm của các nguồn âm

- Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng của dây cao su, thành cốc, mặt trống,... gọi là dao động.

- Các vật phát ra âm đều dao động.

3. Bài tập vận dụng

Bài 1. Khoanh tròn vào câu mà em cho là đúng: Âm thanh được tạo ra nhờ

  1. nhiệt
  2. điện
  3. ánh sáng
  4. dao động

Bài 2. Vật phát ra âm trong các trường hợp nào dưới đây?

  1. Khi kéo căng vật.
  2. Khi uốn cong vật
  3. Khi nén vật
  4. Khi làm vật dao động

Bài 3. Hãy chỉ ra bộ phận dao động phát ra “nốt nhạc” khi gảy dây đàn ghita, khi thổi sáo.

Trả lời:

- Khi gảy đàn ghita, dây đàn và không khí trong hộp đàn dao động phát ra các “nốt nhạc”.

- Khi thổi sáo, cột không khí trong ống sáo dao động phát ra các “nốt nhạc”.

Bài 6. Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào phát ra âm đó?

  1. Tay bác bảo vệ gõ trống
  2. Dùi trống
  3. Mặt trống
  4. Không khí xung quanh trông

Bài 4. Tất cả chúng ta hãy cùng nhau giữ im lặng và lắng tai nghe. Em hãy nêu những âm mà em nghe được và tìm xem chúng được phát ra từ đâu.

Trả lời:

Các âm thanh nghe được: tiếng quạt đang quay, tiếng xe máy đi ngoài đường, tiếng cô giáo đang giảng bài, ...

Bài 5. Em hãy kể tên một số nguồn âm?

Trả lời:

Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.

Một số nguồn âm: kèn, sáo, trống, quạt máy, động cơ xe ...

Bài 6. Âm thoa có dao động không? Hãy tìm cách kiểm tra xem khi phát ra âm thì âm thoa có dao động không?

Trả lời:

Khi phát ra âm, các vật đều .....

- Âm thoa có dao động:

- Có thể kiểm tra dao động của âm thoa bằng một trong các cách sau:

+ Đặt con lắc bấc sát một nhánh của âm thoa khi âm thoa phát ra.

+ Dùng một mảnh giấy chạm vào một nhánh của âm thoa ta thấy tờ giấy rung, chứng tỏ âm thoa đang dao động.

+ Dùng tay kéo căng một sợi dây cao su rồi chạm một nhánh của âm thoa vào dây chun khi âm thoa phát ra âm.

- Kết luận: Khi phát ra âm, các vật đều dao động.

----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Khi nhạc sĩ chơi đàn guitar, ta nghe thấy tiếng nhạc vậy đâu là nguồn âm? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Vật Lý lớp 7

    Xem thêm