Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hãy nêu cấu tạo của nguyên tử?

Hãy nêu cấu tạo của nguyên tử? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Hãy nêu cấu tạo của nguyên tử?

Trả lời:

Mỗi nguyên tử là một hạt rất nhỏ, nhưng hạt đó lại gồm những hạt nhỏ hơn nữa.

- Ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương.

- Xung quanh hạt nhân có các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.

- Tổng điện tích âm của các êlectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện.

- Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.

1. Lịch sử của lý thuyết nguyên tử

Trước khi đi vào tìm hiểu cấu tạo nguyên tử, chúng ta hãy tìm hiểu về lý thuyết nguyên tử đầu tiên ra đời, từ đó mới tìm hiểu sâu vào cấu tạo để hiểu rõ hơn.

Người đầu tiên đề xuất rằng mọi thứ trên Trái đất được tạo thành từ các hạt nhỏ là nhà triết học người Hy Lạp Democritus, vào khoảng năm 450 trước Công nguyên. Ông đã sử dụng thuật ngữ atomos để chỉ các hạt này, tiếng Hy Lạp có nghĩa là “không thể phân chia”, từ đó thuật ngữ hiện đại “nguyên tử” được tạo ra.

Tuy nhiên, ý tưởng của ông không được coi trọng vào thời điểm đó, và phải mất nhiều thế kỷ trước khi khái niệm về nguyên tử được hồi sinh.

Vào thế kỷ 19, John Dalton đã đề xuất lý thuyết nguyên tử mà ngày nay phần lớn vẫn đúng. Ông đưa ra năm định đề để giải thích cách các nguyên tử tạo nên thế giới xung quanh chúng ta:

(1) mọi vật chất đều được cấu tạo từ các hạt nhỏ vô hạn là nguyên tử

(2) tất cả các nguyên tử của một nguyên tố đã cho là giống hệt nhau

(3) tất cả các nguyên tử của một nguyên tố đã cho là khác với nguyên tử của tất cả các nguyên tố khác

(4) hai hoặc nhiều nguyên tố có thể kết hợp với nhau theo một tỷ lệ cố định để tạo thành một hợp chất

(5) các nguyên tử không thể được tạo ra hoặc bị phá hủy trong một phản ứng hóa học, nhưng chúng có thể được sắp xếp lại để tạo thành các chất mới

2. Cấu tạo nguyên tử

Cấu tạo nguyên tử gồm có hạt nhân nguyên tử và lớp vỏ nguyên tử. Trong đó:

- Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi 2 loại hạt chính là Proton và Nơtron

- Lớp vỏ nguyên tử được cấu tạo bởi các Electron chuyển động xung quanh hạt nhân nguyên tử ở từng lớp, phân lớp khác nhau.

Hạt nhân nguyên tử

Hạt nhân nguyên tử là phần nằm ở bên trong, trung tâm của nguyên tử được cấu tạo bởi hai loại hạt chính là hạt Proton và hạt Notron.

Khi nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác định được điện tích của hạt Proton là điện tích dương còn hạt Notron thì không mang điện tích gì cả còn về khối lượng thì hai hạt này tương đương nhau tuy nhiên thì hạt Notron nặng hơn một tý so với hạt Proton.

Về điện tích thì hạt Proton mang điện tích dương (+) còn hạt Notron không mang điện tích gì cả.

Lớp vỏ nguyên tử

Lớp vỏ nguyên tử được hình thành do chuyển động cực nhanh của các Electron. Chuyển động của Electron được xác định bằng công thức mà ở đó sẽ phụ thuộc vào khối lượng, bán kính chuyển động so với tâm nguyên tử... nhưng tóm lại là rất nhanh các em nhé. Để hình dung được chuyển động nhanh tới mức độ nào thì thầy sẽ thông tin là máy ảnh chụp được hạt nhân nhưng không thể chụp được hình của Electron.

Sau này các em học thì lớp electron được phân chia ra thành các lớp, phân lớp... khác nhau nữa [xem thêm]

+ Nhờ có lớp electron này mà các nguyên tử có thể liên kết được với nhau.

+ Khối lượng electron vào khoảng 9,31.10-31kg

+ Do nguyên tử trung hoà về điện nên [Số Proton] = [Số Electron]

3. Mô hình cấu tạo nguyên tử

+ Một nguyên tử tồn tại tự nhiên là trung hòa về điện. Các proton được tìm thấy trong hạt nhân của một nguyên tử, có điện tích dương và có khối lượng đáng kể trong toàn bộ nguyên tử. Các neutron cũng được tìm thấy trong hạt nhân.

+ Chúng không có điện tích, nhưng có cùng khối lượng với proton và do đó đóng góp vào khối lượng nguyên tử của nguyên tử. Các electron quay quanh hạt nhân có điện tích âm và khối lượng không đáng kể, vì vậy chúng đóng góp vào điện tích tổng thể của nguyên tử, nhưng không đóng góp vào khối lượng của nó.

Trong hạt nhân của một nguyên tử, proton và neutron được nén lại cực kỳ dày đặc. Nếu người ta nén trái đất đến cùng một mật độ, bán kính của nó sẽ giảm từ 6.700.000m ban đầu xuống chỉ còn 100 mét.

Lấy ví dụ, nguyên tử đơn giản nhất là nguyên tử hydro, chỉ có một electron, một proton và không có neutron. Nguyên tử nặng hơn tiếp theo, khí helium, bao gồm hai electron, hai proton và hai neutron.

Theo mô hình Bohr của cấu tạo nguyên tử, các electron được gán cho cái tên gọi là lớp vỏ electron. Đường kính của vỏ nguyên tử này là 0,1 đến 0,5 nm. Các lớp này biểu thị các mức năng lượng khác nhau và được sắp xếp đồng tâm xung quanh hạt nhân. Có tối đa bảy lớp vỏ, chúng có thể chứa một số lượng điện tử khác nhau và các điện tử gán cho lớp vỏ electron ngoài cùng được gọi là hóa trị.

---------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Hãy nêu cấu tạo của nguyên tử? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Vật Lý lớp 7

    Xem thêm