Giải thích tại sao ta nhìn thấy bóng của cái cây trên mặt hồ nước phẳng lại lộn ngược so với cây?

Giải thích tại sao ta nhìn thấy bóng của cái cây trên mặt hồ nước phẳng lại lộn ngược so với cây? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giải thích tại sao ta nhìn thấy bóng của cái cây trên mặt hồ nước phẳng lại lộn ngược so với cây

Câu hỏi: Giải thích tại sao ta nhìn thấy bóng của cái cây trên mặt hồ nước phẳng lại lộn ngược so với cây

Trả lời:

Vì mặt hồ phẳng có tác dụng như một gương phẳng. Gốc cây ở trên mặt đất, nghĩa là gần mặt nước nên ảnh của nó cũng ở gần mặt nước. Ngọn cây ở xa mặt nước nên ảnh của nó cũng ở xa mặt nước, nhưng ở phía dưới mặt nước nên ta thấy ảnh lộn ngược dưới nước

I. TÍNH CHẤT CỦA ẢNH TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG

- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:

+ Là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn

+ Lớn bằng vật

- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương

* Kính tiềm vọng: Là một dụng cụ dùng cho tàu ngầm để có thể quan sát được những vật đặt ở trên mặt nước

- Lưu ý:

+ Ảnh của vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.

+ Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Dạng 1. Vẽ ảnh của một điểm sáng qua gương phẳng

- Để vẽ ảnh của điểm sáng qua gương phẳng, ta có thể dùng một trong hai cách sau:

+ Cách 1: Vận dụng định luật phản xạ ánh sáng

+ Cách 2: Vận dụng tính chất của ảnh ảo tạo bởi gương phẳng

- Ảnh S’ của điểm sáng S đối xứng với S qua gương phẳng.

Dạng 2. Vẽ ảnh của một vật qua gương phẳng

- Để vẽ ảnh của vật qua gương phẳng, ta vận tính chất của ảnh ảo tạo bởi gương phẳng như sau:

+ Ảnh của vật sáng là tập hợp ảnh của tất cả các điểm sáng trên vật.

+ Ảnh đối xứng với vật qua gương phẳng.

III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Bài 1: Chọn phát biểu đúng?

  1. Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn luôn nhỏ hơn vật.
  2. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể lớn hơn vật tùy thuộc vào vị trí đặt vật trước gương.
  3. Nếu đặt màn ở một vị trí thích hợp, vật ở trước gương, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
  4. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn có kích thước bằng vật.

- Ảnh tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn ⇒ Đáp án C sai.

- Ảnh tạo bởi gương phẳng lớn bằng vật ⇒ Đáp án A, B sai.

Đáp án D đúng.

Bài 2: Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1,5m. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?

  1. 3m
  2. 3,2m
  3. 1,5m
  4. 1,6m

- Ảnh và vật đối xứng nhau qua gương phẳng nên khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh đến gương. Vì vậy một người đứng trước gương phẳng cho ảnh cách gương 1,5m thì người đó cũng cách gương 1,5m

- Vậy đáp án đúng là C.

Bài 3: Khi nào ta có thể nhìn thấy ảnh S’ của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng?

  1. Khi ảnh S’ ở phía trước mắt ta.
  2. Khi S’ là nguồn sáng
  3. Khi giữa mắt và ảnh S’ không có vật chắn sáng.
  4. Khi mắt nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng S.

- Để nhìn được vật thì tia sáng từ vật phát ra phải đi đến mắt người.

- Để nhìn được ảnh của vật qua gương, mắt phải nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng S.

⇒ Đáp án đúng là D.

Bài 4: Vì sao ta đặt màn hứng ảnh tại vị trí ảnh ảo S’ của điểm sáng S do gương phẳng tạo ra mà không hứng được ảnh trên màn?

  1. Vì ảnh ảo là nguồn sáng.
  2. Vì chùm tia phản xạ là chùm phân kì không hội tụ trên màn.
  3. Vì ảnh ảo là vật sáng.
  4. Vì khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.

Ảnh ảo S’ của điểm sáng S do gương phẳng tạo ra là giao điểm của đường kéo dài của các tia sáng phản xạ trên gương. Vì thế khi ta đặt màn hứng ảnh tại vị trí ảnh ảo S’ của điểm sáng S thì sẽ không hứng được ảnh trên màn.

⇒ Đáp án đúng là B.

----------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải thích tại sao ta nhìn thấy bóng của cái cây trên mặt hồ nước phẳng lại lộn ngược so với cây? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 133
Sắp xếp theo

    Vật Lý lớp 7

    Xem thêm