Tại sao khi dùng dùi gõ mạnh lên mặt trống ta sẽ nghe to hơn?
Chúng tôi xin giới thiệu bài Tại sao khi dùng dùi gõ mạnh lên mặt trống ta sẽ nghe to hơn? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Tại sao khi dùng dùi gõ mạnh lên mặt trống ta sẽ nghe to hơn?
Trắc nghiệm: Tại sao khi dùng dùi gõ mạnh lên mặt trống ta sẽ nghe to hơn?
- Vì đánh mạnh làm cho tần số dao động của mặt trống tăng
- Vì đánh mạnh làm cho tần số dao động của mặt trống giảm
- Vì đánh mạnh làm cho biên độ dao động của mặt trống tăng
- Vì đánh mạnh làm cho biên độ dao động của mặt trống giảm
Đáp án đúng C. Vì đánh mạnh làm cho biên độ dao động của mặt trống tăng
Trả lời:
Khi dùng dùi gõ mạnh lên mặt trống ta sẽ nghe to hơn vì đánh mạnh làm cho biên độ dao động của mặt trống tăng.
A. Tóm tắt lý thuyết
1. Biên độ dao động – Âm to, âm nhỏ
- Trong quá trình dao động, độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động .
- Biên độ dao động của vật càng lớn thì âm do vật đó phát ra càng to. Ngược lại, biên độ dao động của vật càng nhỏ thì âm do vật đó phát ra càng nhỏ.
2. Độ to của một số âm
- Độ to của âm được đo bằng đơn vị đềxiben (kí hiệu dB).
- Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động như sau:
+ Biên độ dao động càng lớn, âm phát ra to.
+ Biên độ dao động thấp, âm phát ra nhỏ.
- Người ta có thể dùng máy để đo độ to của âm
Bảng độ to của một số âm
Nguồn âm | Độ to |
Thả một chiếc lá rơi, âm thanh khi lá chạm đất | 10dB |
Tiếng nói thì thầm | 20dB |
Tiếng nói chuyện bình thường | 40dB |
Tiếng nhạc to | 60dB |
Tiếng ồn rất to ở ngoài phố | 80dB |
Tiếng ồn của máy móc nặng trong công xưởng | 100dB |
Tiếng sét | 120dB |
Ngưỡng đau (làm đau nhức tai) (Tiếng động cơ phản lực ở cách 4m) | 130dB |
- Loa là một thiết bị dùng để làm tăng độ to của âm thanh.
- Cấu tạo chính của loa là một màng dao động, tín hiệu được đưa vào hai dây điện của loa. Biên độ dao động của màng loa càng lớn, âm phát ra càng to.
B. Bài tập
Bài 12.1 trang 28 SBT Vật Lí 7
- Vật phát ra âm to hơn khi nào?
- Khi vật dao động nhanh hơn.
- Khi vật dao động mạnh hơn.
- Khi tần số dao động lớn hơn.
Cả 3 trường hợp trên.
Lời giải:
Đáp án B. Vì vật phát ra âm to hơn khi vật dao động mạnh hơn.
Bài 12.2 trang 28 SBT Vật Lí 7: Điền vào chỗ trống:
- Đơn vị đo độ to của âm là ...
- Dao động càng mạnh thì âm phát ra ...
- Dao động càng yếu thì âm phát ra ...
Lời giải:
- Đơn vị đo độ to của âm là đêxiben (dB).
- Dao động càng mạnh thì âm phát ra càng to.
- Dao động càng yếu thì âm phát ra càng nhỏ.
Bài 12.3 trang 28 SBT Vật Lí 7: Hải đang chơi ghita.
- Bạn ấy đã thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách nào?
- Dao động và biên độ dao động của sợi dây đàn khác nhau như thế nào khi bạn ấy gảy mạnh và gảy nhẹ?
- Dao động của các sợi dây đàn ghi-ta khác nhau như thế nào khi bạn ấy chơi nốt cao và nốt thấp?
Lời giải:
- Bạn ấy đã thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách gảy mạnh dây đàn.
- Dao động của sợi dây đàn càng mạnh và biên độ dao động của dây lớn khi bạn ấy gảy mạnh. Khi gảy nhẹ dây đàn: Dao động của dây yếu, biên độ của dây nhỏ.
- Dao động của sợi dây đàn ghita nhanh khi chơi nốt cao.
Khi chơi nốt thấp thì dao động của sợi dây đàn ghita chậm.
Bài 12.4 trang 28 SBT Vật Lí 7: Muốn cho kèn lá chuối phát ra tiếng to, em phải thổi mạnh. Em hãy giải thích tại sao phải làm như vậy?
Lời giải:
Muốn cho kèn lá chuối phát ra tiếng to, ta phải thổi mạnh, vì khi đó lá chuối ở đầu bẹp của kèn dao động mạnh có biên độ lớn và tiếng kèn phát ra to.
Bài 12.5 trang 28 SBT Vật Lí 7: Hãy tìm hiểu xem người ta đã làm thế nào để âm phát ra to khi thổi sáo?
Lời giải:
Khi thổi sáo nếu thổi càng mạnh thì âm phát ra càng to.
Bài 12.6 trang 28 SBT Vật Lí 7: Biên độ dao động là gì?
- N là số dao động trong một giây.
- là độ lệch của vật trong một giây.
- là khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được.
- là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động.
Lời giải:
Đáp án D. Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động.
Bài 12.7 trang 29 SBT Vật Lí 7: Biên độ dao động của âm càng lớn khi?
- vật dao động với tần số càng lớn.
- vật dao động với tần số càng nhanh.
- vật dao động càng chậm.
- vật dao động càng mạnh.
Lời giải:
Đáp án D. Biên độ dao động của âm càng lớn khi vật dao động càng mạnh.
Bài 12.8 trang 29 SBT Vật Lí 7: Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây của âm đã thay đổi?
- Vận tốc truyền âm .
- Tần số dao động của âm.
- Biên độ dao động của âm .
- Cả 3 trường hợp trên.
Lời giải:
Đáp án C. Khi truyền đi xa thì biên độ dao động của âm đã thay đổi.
----------------------------------------
Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Tại sao khi dùng dùi gõ mạnh lên mặt trống ta sẽ nghe to hơn? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất được cập nhật.