Đơn vị của tần số là

Đơn vị của tần số là được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Trắc nghiệm: Đơn vị của tần số là?

  1. Héc (Hz)
  2. Giây (s)
  3. Mét trên giây (m/s)
  4. Ben (B)

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Héc (Hz)

1. Tần số là gì? Các khái niệm liên quan đến tần số?

- Tần số là số lần của một hiện tượng lặp lại trên một đơn vị thời gian.

- Để tính tần số, chọn một khoảng thời gian, đếm số lần xuất hiện của hiện tượng trong thời gian ấy, rồi chia số này cho khoảng thời gian đã chọn.

- Như vậy đơn vị đo tần số là nghịch đảo đơn vị đo thời gian. Trong hệ đo lường quốc tế, đơn vị này là Hz đặt tên theo nhà vật lý Đức, Heinrich Rudolf Hertz. 1 Hz cho biết tần số lặp lại của sự việc đúng bằng 1 lần trong mỗi giây: 1Hz = 1/s

- Đơn vị khác của tần số là:

+ Số vòng quay một phút (rpm) (revolutions per minute) cho tốc độ động cơ,...

+ Số nhịp đập một phút (bpm) (beats per minute) cho nhịp tim, nốt nhạc trong âm nhạc...

- Hertz (Hz): một hertz bằng một chu kỳ mỗi giây.

+ Chu kỳ: một làn sóng hoàn chỉnh của dòng điện xoay chiều hoặc điện áp.

+ Luân phiên: một nửa chu kỳ.

+ Thời gian: thời gian cần thiết để tạo ra một chu kỳ hoàn chỉnh của dạng sóng.

+ Tần số âm thanh: 15 Hz đến 20 kHz (phạm vi thính giác của con người).

+ Tần số vô tuyến: 30-300 kHz.

+ Tần số thấp: 300 kHz đến 3 megahertz (MHz).

+ Tần số trung bình: 3-30 MHz.

+ Tần số cao: 30-300 MHz.

+Tần số thường được sử dụng để mô tả hoạt động thiết bị điện. Dưới đây là một số dải tần suất phổ biến:

+ Tần số dòng điện (thường là 50 Hz hoặc 60 Hz).

+ Các ổ đĩa biến tần, thường sử dụng tần số sóng mang 1-20 kilo hertz (kHz).

+ Mạch và thiết bị thường được thiết kế để hoạt động ở tần số cố định hoặc biến đổi. Thiết bị được thiết kế để hoạt động ở tần số cố định hoặc linh động nếu hoạt động ở tần số khác với tần số được chỉ định.

2. Tần số có mối quan hệ với chu kỳ như thế nào?

- Chu kì nghịch đảo với tần số dao động. Ta có thể tính chu chu kì từ tần số và ngược lại. T = 1/f, f =1/T

- Ví dụ: Vật có chu kỳ T là 2s. Tính tần số dao động của vật đó.

- Áp dụng vào công thức trên ta có: f = 1/T= 1/2(Hz)

3. Các loại tần số trong cuộc sống

Tần số trong chuyển động sóng

- Trong chuyển động sóng, tần số là số lần quan sát thấy đỉnh sóng tại một điểm trong một đơn vị thời gian. Tần số sóng âm trong âm nhạc còn được đặc trưng bởi nốt nhạc.

- Liên hệ với bước sóng:

- Bước sóng của sóng bằng chu kỳ nhân vận tốc sóng. Do vậy tần số f bằng vận tốc sóng v chia cho bước sóng λ:

f = v / λ

- Trong các môi trường truyền sóng:

- Khi sóng đi qua các môi trường khác nhau, tần số không thay đổi (nhưng vận tốc và bước sóng có thể thay đổi).

Tần số quét màn hình

- Tần số quét của là tốc độ mà tivi hiển thị một hình ảnh mới (được tính trong vòng 1 giây), là số lượng khung hình hiển thị được trong vòng 1 giây

- Tần số quét của tivi còn được gọi là chỉ số chuyển động rõ nét.

- Đơn vị đo của tần số quét là Hz (ví dụ: tivi có tần số quét là 50Hz, 100Hz, 200Hz, v.v…)

- Để các bạn hiểu rõ hơn, trước khi chiếc tivi lần đầu xuất hiện trên thế giới chính người ta chủ yếu sử dụng phim nhựa trên màn ảnh. Và lúc đó với tốc độ 24 hình mỗi giây (Tức là sẽ có 24 hình chồng lên nhau liên tục trong vòng chỉ 1 giây đồng hồ) và khi đó chúng ta hiểu tần số quét của phim nhựa là 24 hình/s. Hiện nay những chiếc tivi của chúng ta đã cải thiện tần số quét rất nhiều, tivi có tần số quét thấp nhất cũng đã là 50 Hz (50 khung hình/s) và có những chiếc tivi sở hữu lên đến 1000 khung hình/ s (1000Hz).

- Lưu ý: Các bạn cũng cần biết thêm rằng trong cùng một hãng, tần số quét càng lớn tivi nào càng cao thì cho ra hình ảnh chuyển động càng mịn và mượt mà.

Tần số quét âm thanh

- Là một loại thông số biểu diễn khả năng tái tạo tần số âm thanh từ mức thấp đến mức cao của các thiết bị âm thanh. Tuy dải tần này không khẳng định được chất lượng của loa đó đem lại âm thanh hay hay không. Nhưng nó cũng được đánh giá là quan trọng khi chọn mua bất cứ sản phẩm loa nào

+ Sóng dưới 20Hz người ta gọi là sóng hạ âm, sóng này tai người không nghe được nhưng một số loại động vật có thể nghe được. Tiêu biểu nhất là Dơi.

+ Dóng trên 20kHz người ta gọi là sóng siêu âm, sóng này tai người cũng không nghe được nhưng một số loài động vật nghe được. Tiêu biểu nhất là Cá Voi.

+ Người có tiếng huýt sáo cao nhất thế giới lên đến 3.951 Hz đạt kỷ lục Guiness.

+ Âm thanh con người nó thường phát ra ở khoảng: 80 – 250Hz. Trong đó, nam giới 130Hz, nữ giới 230hz và trẻ con khoảng 320hz.

Tần số trong dòng điện

- Hầu như tất cả các thiết bị tiêu thụ điện như: máy lạnh, tủ lạnh, nồi cơm điện, bóng đèn đều sử dụng dòng điện 220V có tần số 50-60Hz. Vậy nếu một thiết bị ghi 50Hz điều đó có nghĩa là gì ?

- Tần số điện Việt Nam là 50Hz. Tần số 50Hz tức là cứ 1/50 giây thì dòng điện sẽ quay vể trạng thái trước đó. Điều đó có nghĩa rằng trong 1 giây sẽ có 50 lần lặp lại của dòng điện.

- Tần số càng lớn thì sự lặp lại càng nhanh

-----------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Đơn vị của tần số là. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
2 630
Sắp xếp theo

    Vật Lý lớp 7

    Xem thêm