Bằng kiến thức vật lý hãy giải thích câu tục ngữ Tối như hũ nút?

Bằng kiến thức vật lý hãy giải thích câu tục ngữ Tối như hũ nút? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bằng kiến thức vật lý hãy giải thích câu tục ngữ Tối như hũ nút?

Câu hỏi: Bằng kiến thức vật lý hãy giải thích câu tục ngữ Tối như hũ nút?

Trả lời:

Ở đây có nghĩa Ɩà do các vật đựng ở trong hũ nút kín nên không có ánh sáng truyền tới vật ѵà truyền ѵào mắt ta. Do đó ta không nhìn thấy gì cho nên được gọi Ɩà tối như hũ nút.

I – Nhận biết ánh sáng

- Các trường hợp mắt ta nhận biết được có ánh sáng:

+ Ban đêm, đứng trong phòng đóng kín cửa, mở mắt, bật đèn.

+ Ban ngày, đứng ngoài trời, mở mắt.

- Trong những trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng, có điều kiện giống nhau là có ánh sáng truyền vào mắt ta.

=> Kết luận: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

II – Nhìn thấy một vật

- Có đèn tạo ra ánh sáng -> nhìn thấy vật. Chứng tỏ ánh sáng chiếu tới mảnh giấy trắng -> ánh sáng từ mảnh giấy trắng đến mắt thì nhìn thấy mảnh giấy trắng.

Kết luận: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta

III – Nguồn sáng và vật sáng

- Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng.

- Dây tóc bóng đèn phát sáng từ vật khác chiếu vào gọi chung là vật sáng.

Kết luận:

- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng, vật sáng là mọi vật có ánh sáng từ đó truyền đến mắt ta.

- Vật đen là vật không tự phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Sở dĩ ta nhận ra vật đen vì nó được đặt bên cạnh những vật sáng khác.

- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

Chú ý:

+ Vật đen là vật không tự nó phát ra ánh sáng cũng như hắt lại ánh sáng chiếu tới nó.

+ Ta có thể nhận biết vật đen vì nó được đặt cạnh những vật sáng khác.

IV. Bài tập

Bài 1: Ta có thể dùng một gương phẳng hướng ánh nắng chiếu qua cửa sổ làm sáng trong phòng. gương đó có phải là nguồn sáng không? Tai sao?

Hướng dẫn giải:

Gương đó không phải là nguồn sáng vì nó không tự phát ra ánh sáng mà chỉ hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

Bài 2: Ta đã biết vật đen không phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. nhưng ban ngày ta vẫn nhìn thấy miếng bìa màu đen để trên bàn. Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Vì ta nhìn thấy các vật sáng ở xung quanh miếng bìa đen do đó mắt ta phân biệt được miếng bìa đen với các vật ở xung quanh.

Bài 3: Giải thích vì sao trong phòng có cửa gỗ đóng kín, không bật đèn, ta không nhìn thấy mảnh giấy trắng đặt trên bàn.

Hướng dẫn giải:

Trong phòng cửa gỗ đóng kín, ta không nhìn thấy mảnh giấy trắng vì không có ánh sáng chiếu lên mảnh giấy, do đó cũng không có ánh sáng bị mảnh giấy hắt lại truyền vào mắt ta.

Bài 4: Vì sao ta nhìn thấy một vật?

  1. Vì ta mở mắt hướng về phía vật.
  2. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật.
  3. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
  4. Vì vật được chiếu sáng.

Trả lời:

=> Chọn C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.

Bài 5: Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?

  1. Ngọn nến đang cháy.
  2. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng
  3. Mặt Trời.
  4. Đèn ống đang sáng.

Trả lời:

=> Chọn B. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng

Bài 6: Giải thích vì sao trong phòng có cửa gỗ đóng kín, không bật đèn, ta không nhìn thấy mảnh giấy trắng đặt trên bàn?

Trả lời:

Vì không có ánh sáng chiếu lên mảnh giấy, do đó cũng không có ánh sáng từ mảnh giấy hắt lại truyền vào mắt ta.

Bài 7: Ta đã biết vật đen không phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Nhưng ban ngày ta vẫn nhìn thấy miếng bìa màu đen để trên bàn. Vì sao?

Trả lời:

Vì ta nhìn thấy các vật sáng ở xung quanh miếng bìa đen do đó ta phân biệt được miếng bìa đen với các vật xung quanh.

Bài 8: Ta có thể dùng một gương phẳng hướng ánh nắng chiếu qua cửa sổ làm sáng trong phòng. Gương đó có phải là nguồn sáng không? Tại sao?

Trả lời:

Không.

Vì nó không tự phát ánh sáng mà chỉ hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

Bài 9: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?

  1. Khi ta mở mắt
  2. Khi có ánh sáng đi ngang qua mắt ta.
  3. Khi có ánh sáng lọt vào mắt ta.
  4. Khi đặt một nguồn sáng trước mắt.

Trả lời:

=> Chọn C. Khi có ánh sáng lọt vào mắt ta.

-----------------------------------------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Bằng kiến thức vật lý hãy giải thích câu tục ngữ Tối như hũ nút? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 46
Sắp xếp theo

    Vật Lý lớp 7

    Xem thêm