So sánh độ trầm bổng của các âm thanh từ các dây đàn sau

So sánh độ trầm bổng của các âm thanh từ các dây đàn sau được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: So sánh độ trầm bổng của các âm thanh từ các dây đàn sau

  1. Dây 1 thực hiện 5000 dao động trong 1 phút cho âm cao nhất.
  2. Dây 2 thực hiện 1000 dao động trong 1 giây cho âm cao nhất.
  3. Dây 3 thực hiện 100000 dao động trong 1 giờ cho âm cao nhất.
  4. Cả 3 dây có âm trầm, bổng như nhau.

Lời giải:

Đáp án đúng: B. Dây 2 thực hiện 1000 dao động trong 1 giây cho âm cao nhất.

1. Dao động nhanh, chậm – Tần số

- Vật thực hiện một dao động nghĩa là khi vật đi được quãng đường kể từ khi bắt đầu dao động cho đến khi nó lặp lại vị trí như cũ.

- Khi vật dao động, nếu trong một đơn vị thời gian vật thực hiện càng nhiều dao động thì ta nói vật dao động càng nhanh. Ngược lại nếu vật thực hiện càng ít dao động thì ta nói vật dao động càng chậm.

- Tần số là số dao động mà vật thực hiện được trong một giây.

- Đơn vị của tần số là Héc (kí hiệu là Hz).

⇒ Vật dao động càng nhanh thì tần số dao động của vật càng lớn. Ngược lại, vật dao động càng chậm thì tần số dao động của vật càng nhỏ.

* Để tính tần số dao động của một vật, ta có công thức sau đây:

Công thức:

f = n/t

Trong đó:

n: là số dao động

t: là thời gian vật thực hiện được n dao động (s)

f: là tần số dao động (Hz)

2. Âm cao (âm bổng) – Âm thấp (âm trầm)

- Thí nghiệm 1: Cố định một đầu hai thước thép đàn hồi có chiều dài khác nhau (20cm, 30cm) trên mặt hộp gỗ. Lần lượt bật nhẹ đầu tự do của chúng dao động.

Từ thí nghiệm ta có nhận xét:

+ Phần tự do của thước dài dao động chậm âm phát ra thấp.

+ Phần tự do của thước ngắn dao động nhanh âm phát ra cao.

- Thí nghiệm 2: Một đĩa nhựa được đục lỗ cách đều nhau và được gắn vào trục của một động cơ chạy bằng pin. Chạm góc miếng bìa vào một hàng lỗ nhất định trên đĩa đang quay.

Từ thí nghiệm ta có nhận xét:

+ Khi đĩa quay chậm, góc miếng bìa dao động chậm và âm phát ra thấp.

+ Khi đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động nhanh và âm phát ra cao.

- Kết luận: Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số

+ Âm phát ra càng cao (bổng) khi tần số dao động càng lớn.

+ Âm phát ra càng thấp (trầm) khi tần số dao động càng bé.

- Lưu ý:

+ Những âm có tần số dưới 20Hz gọi là hạ âm.

+ Những âm có tần số lớn hơn 20000 Hz gọi là siêu âm.

3. Những điều thú vị về tần số âm thanh

- Bạn có biết: tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ 20Hz - 20000 Hz

- Chó và một số động vật khác có thể nghe được âm có tần số thấp hơn 20Hz, cao hơn 20000 Hz.

- Câu chuyện về chú cá voi cô độc nhất hành tinh (Whalien): Cá voi 52 hertz là một cá thể cá voi thuộc loài không xác định, tiếng kêu của nó có tần số bất thường là 52 Hz. Nó có dấu hiệu âm thanh vô cùng đặc trưng. Ở tần số 52 hertz, tiếng kêu của chú cá voi còn cao hơn cả âm trầm nhất của kèn tuba. Tiếng kêu của Cá voi 52 hertz không tương đồng với cả cá voi xanh lẫn cá voi vây, tần số cao hơn, ngắn hơn và thường xuyên hơn. Cá voi xanh thường kêu ở tần số 10–39 Hz, còn cá voi vây thì ở 20 Hz. Tiếng gọi 52 hertz của chú cá voi này có số lần lặp lại, độ dài và chuỗi các tiếng kêu biến thiên nhiều lần, nhưng vẫn dễ dàng dò được do tần số và những đặc điểm đặc thù.

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu So sánh độ trầm bổng của các âm thanh từ các dây đàn sau. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 20
Sắp xếp theo

    Vật Lý lớp 7

    Xem thêm