Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập trang 66, 67, 68 SGK Vật lý lớp 7: Cường độ dòng điện

Giải bài tập trang 66, 67, 68 SGK Vật lý lớp 7: Cường độ dòng điện

Những kiến thức cơ bản cũng như hướng dẫn cách giải các bài tập trong SGK bài Cường độ dòng điện đã được VnDoc.com tổng hợp trong tài liệu: Giải bài tập trang 66, 67, 68 SGK Vật lý lớp 7: Cường độ dòng điện. Mời quý thầy cô cùng các bạn học sinh cùng tham khảo.

Trắc nghiệm Vật lý 7 bài 24: Cường độ dòng điện

Giải bài tập trang 58, 59 SGK Vật lý lớp 7: Sơ đồ dòng điện, chiều dòng điện

Giải bài tập trang 55, 56, 57 SGK Vật lý lớp 7: Chất dẫn điện và chất cách điện - Dòng điện trong kim loại

Giải bài tập trang 53, 54 SGK Vật lý lớp 7: Dòng điện - nguồn điện

Giải bài tập trang 60, 61, 62 SGK Vật lý lớp 7: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

Tóm tắt kiến thức: Cường độ dòng điện

  • Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn.
  • Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế.
  • Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe (A).

Giải bài tập trang 66, 67, 68 SGK Vật lý lớp 7

Câu 1

a) Trên ampe kế có ghi chữ A (số đo tính theo đơn vị ampe) hoặc mA (số đo tính theo đơn vị miliampe). Hãy ghi giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của ampe kế ở hình 24.2a và hình 24.2b vào bảng 1

Giải bài tập trang 66, 67, 68 SGK Vật lý lớp 7

b) Hãy cho biết ampe kế nào trong hình 24.2 dùng kim chỉ thị và ampe kế nào hiện số.

c) Ở chốt nối dây dẫn của ampe kế có ghi dấu gì? (xem hình 24.3)

d) Nhận biết chốt điều chỉnh kim của ampe kế được trang bị cho nhóm em.

Bài giải:

a)

Giải bài tập trang 66, 67, 68 SGK Vật lý lớp 7

b) Ampe kế hình 24.2a và 24.2b dùng kim chỉ thị

Ampe kế hình 24.2c hiện số.

c) Ở các chốt nối dây dẫn của ampe kế có ghi dấu + (cực dương) và - (cực âm)

Mở rộng sơ đồ mạch điện hình 24.3

Giải bài tập trang 66, 67, 68 SGK Vật lý lớp 7

Câu 2: Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa độ sáng của đèn và cường độ dòng điện qua đèn: Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng ......thì đèn càng........?

Bài giải:

Nhận xét: Dòng điện chạy qua đèn có cùng cường độ lớn (nhỏ) thì đèn càng sáng (tối)

Câu 3: Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây:

a) 0,175A = mA
b) 0,38A = mA
c) 1250mA = A
d) 280mA = A

Bài giải:

a) 0,175A = 175mA
b) 0,38A = 380mA
c) 1250mA = 1,250A
d) 280mA = 0,280A

Câu 4: Có bốn ampe kế với giới hạn đo như sau:

1) 2mA 2) 20mA 3) 250mA 4) 2A.

Hãy cho biết ampe kế nào đã cho phù hợp nhất để đo mỗi cường độ dòng điện sau đây:

a) 15mA b) 0,15A c) 1,2A

Bài giải:

  • Chọn ampe kế 2) 20mA là phù hợp nhất để đo dòng điện a) 15mA
  • Chọn ampe kế 3) 250mA là phù hợp nhất để đo dòng điện b) 0,15A
  • Chọn ampe kế 4) 2A là phù hợp nhất để đo dòng điện c) 1,2A

Câu 5: Ampe kế trong sơ đồ nào ở hình 24.4 được mắc đúng, vì sao?

Giải bài tập trang 66, 67, 68 SGK Vật lý lớp 7

Bài giải:

  • Ampe kế được mắc đúng trong sơ đồ a) ở hình 24.4
  • Vì cực "+" của ampe kế được mắc với cực "+" của nguồn điện
Chia sẻ, đánh giá bài viết
19
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Vật lý lớp 7

    Xem thêm