Giải SBT Vật lý 7 bài 21: Sơ đồ dòng điện - Chiều dòng điện
Giải sách bài tập Vật lý 7 bài 21
Giải SBT Vật lý 7 bài 21: Sơ đồ dòng điện - Chiều dòng điện tổng hợp các lời giải hay và chính xác, hướng dẫn các em giải chi tiết các bài tập cơ bản và nâng cao trong vở bài tập Lý 7. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích môn Vật lý lớp 7 dành cho quý thầy cô và các em học sinh.
A. Tóm tắt lý thuyết vật lí 7 bài 21
I. Sơ đồ mạch điện
Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng.
Nói cách khác Sơ đồ mạch điện là hình vẽ sử dụng các kí hiệu qui ước để biểu diễn một mạch điện. Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng.
II. Quy ước chiều dòng điện
Quy ước chiều dòng điện: chiều dòng điện đi từ cực dương qua dây dẫn đến các thiết bị điện sau đó đến cực âm của nguồn điện.
Các eclectron trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng từ cực âm qua cực dương của nguồn điện.
Về chiều quy ước dòng điện với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong kim loại ngược nhau.
B. Giải SBT Vật lí 7 bài 21 Sơ đồ dòng điện - Chiều dòng điện
Bài 21.1 trang 48 SBT Vật lí 7
Kẻ đoạn thẳng nối mỗi điểm ở cột bên phải với một điểm ở cột trái trong bảng dưới đây để chỉ ra sự tương ứng giữa mỗi bộ phận mạch điện và kí hiệu sơ đồ của nó.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
- Bóng đèn - 4
- Nguồn điện - 6
- Dây dẫn - 1
- Công tắc đóng - 5
- 2 nguồn điện mắc liên tiếp - 3
- Công tắc ngắt - 2
Bài 21.2 trang 48 SBT Vật lí 7
Hãy vẽ sơ đồ cho mạch điện hình 21.1, hình 21.2 và vẽ thêm mũi tên vào mỗi sơ đồ để chỉ chiều dòng điện chạy trong mạch đó khi công tắc đóng.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Bài 21.3 trang 49 SBT Vật lí 7
Ở nhiều xe đạp, người ta lắp một nguồn điện (đinamô) để thắp sáng đèn. Nếu quan sát, ta chỉ thấy có một dây dẫn nôi từ đinamô tới bóng đèn.
a) Vì sao đèn vẫn sáng khi đinamô hoạt động?
b) Hãy vẽ sơ đồ mạch điện từ đinamô tới đèn trước của xe đạp
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
a) Dây thứ 2 chính là khung xe đạp (thường bằng sắt) nối cực thứ 2 của đinamô (vỏ của đinamô) với đầu thứ 2 của đèn.
b) Chú ý đinamô có cực dương và âm thay đổi luân phiên (nguồn điện xoay chiều)
Bài 21.4 trang 49 SBT Vật lí 7
Sơ đồ của mạch điện là gì?
A. Là ảnh chụp mạch điện thật
B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phậi mạch điện
C. Là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó
D. Là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
=> Chọn B
Sơ đồ của mạch điện Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phậi mạch điện
Bài 21.5 trang 49SBT Vật lí 7
Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước như thế nào?
A. Cùng chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín
B. Ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín
C. Chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm trong mạch
D. Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm cùm nguồn điện.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
=> Chọn D
Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước là xhiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm cùm nguồn điện.
Bài 21.6 trang 49 SBT Vật lí 7
Mũi tên trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây (hình 21.3) chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện?
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Chọn A
Vì chiều của dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
Trong hình B dòng điện đi ra từ 2 cực nên không chính xác, hình C dòng điện đi từ cực âm qua cực dương bị ngược chiều nên không đúng, cuối cùng là hình D dòng điện đi về cả 2 cực điều này cũng không đúng.
Nên chỉ có đáp án A là đáp án chính xác.
Bài 21.7 trang 49 SBT Vật lí 7
Xét mạch điện kín với các dây dẫn bằng đồng. Hỏi:
a) Khi có dòng điện chạy trong mạch kín này thì các êlectron tự do trong dây dẫn dịch chuyển có hướng từ cực nào sang cực nào của nguồn điện?
b Chiều dịch chuyển có hướng của các êlectron trong câu trên là cùng nào? cùng chiều hay ngược chiều với quy ước của dòng điện?
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
a) Các êlectrôn tự do trong dây dẫn dịch chuyển có hướng từ cực âm qua các vật sang cực dương của nguồn điện.
b) Chiều dịch chuyển có hướng của các êlectrôn trong câu trên là ngược chiều với chiều quy ước của dòng điện.
--------------------------------
>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Vật lý lớp 7 bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
Trên đây VnDoc đã giới thiệu Giải SBT Vật lý lớp 7 bài 21: Sơ đồ dòng điện - Chiều dòng điện. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, và các đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để học tốt môn Lý lớp 7 hơn.
Trên đây VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải SBT Vật lý 7 bài 21: Sơ đồ dòng điện - Chiều dòng điện. Tài liệu thuộc chuyên mục Giải SBT Vật lý 7 bao gồm các đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi trong sách bài tập Vật lý 7, thông qua đó các em học sinh sẽ nắm vững hơn kiến thức được học trong mỗi bài, từ đó vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả. Chúc các em học tốt.
Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 7, Giải bài tập môn Vật lý lớp 7, Giải vở bài tập Vật Lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, và các đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để học tốt môn Vật lý hơn.
Mời các bạn tham khảo thêm:
- Giải bài tập trang 58, 59 SGK Vật lý lớp 7: Sơ đồ dòng điện, chiều dòng điện
- Giải bài tập SBT Vật lý lớp 7 bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại
- Giải bài tập SBT Vật lý lớp 7 bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.