Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 25: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ Kết nối tri thức

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 25: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ Kết nối tri thức có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 kết nối tri thức giúp các em học sinh tham khảo củng cố các kiến thức Lịch sử 4, Địa lí 4.

>> Bài trước: Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 24: Thiên nhiên vùng Nam Bộ Kết nối tri thức

1. Khởi động (trang 104) Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 104 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Vùng Nam Bộ có hoạt động sản xuất đa dạng. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết vùng có thể phát triển các hoạt động sản xuất nào.

Lời giải:

- Vùng Nam Bộ có thể phát triển các hoạt động sản xuất như:

+ Nông nghiệp (trồng cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả và cây công nghiệp).

+ Đánh bắt và nuôi trồng thủy - hải sản.

+ Sản xuất công nghiệp và phát triển các ngành dịch vụ (thương mại, du lịch,…).

2. Khám phá (trang 104, 106) Kết nối tri thức

1. Dân cư

Câu hỏi trang 104 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin, em hãy kể tên một số dân tộc ở vùng Nam Bộ.

Lời giải:

- Các dân tộc sinh sống ở vùng Nam Bộ chủ yếu là: Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm,...

2. Một số hoạt động sản xuất

a) Nông nghiệp

Câu hỏi trang 104 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy kể tên và chỉ trên lược đồ một số cây trồng, vật nuôi chính ở vùng Nam Bộ.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 25: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ

Lời giải:

- Một số cây trồng chính ở Nam Bộ là:

+ Cây lúa (trồng nhiều ở các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long)

+ Cây ăn quả, như: sầu riêng, chôm chôm, xoài, dừa, cam, quýt,... (trồng nhiều ở các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long)

+ Cây công nghiệp, như: cao su, điều, hồ tiêu,... (trồng nhiều ở các tỉnh Đông Nam Bộ).

- Một số vật nuôi chính Nam Bộ là: bò, lợn, gia cầm,…

b) Công nghiệp

Câu hỏi trang 106 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 4, em hãy kể tên và xác định sự phân bố của một số ngành công nghiệp chính ở vùng Nam Bộ.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 25: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ

Lời giải:

- Sự phân bố của một số ngành công nghiệp chính ở vùng Nam Bộ:

+ Những ngành: chế biến lương thực; hóa chất; dệt may; cơ khí; nhiệt điện,… phân bố chủ yếu tại các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Những ngành: thủy điện, nhiệt điện, điện tử - tin học; hóa chất,… phân bố chủ yếu tại các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ.

3. Luyện tập (trang 107) Kết nối tri thức

Luyện tập trang 107 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Quan sát các hình 1, 4, hãy hoàn thành bảng sau vào vở.

Hoạt động sản xuất

Phân bố

Trồng lúa

Trồng cây ăn quả

Trồng cây công nghiệp

Khai thác dầu khí

Dệt may

Điên tử tin học

Lời giải:

Hoạt động sản xuất

Phân bố

Trồng lúa

Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long

Trồng cây ăn quả

Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long

Trồng cây công nghiệp

Các tỉnh Đông Nam Bộ

Khai thác dầu khí

Vùng thềm lục địa

Dệt may

Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long

Điện tử - tin học

Các tỉnh Đông Nam Bộ

4. Vận dụng (trang 107) Kết nối tri thức

Vận dụng trang 107 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Sưu tầm Nam Bộ và hình ảnh về một dân tộc hoặc một hoạt động sản xuất ở vùng chia sẻ với các bạn.

Lời giải:

(*) Tham khảo

Dân tộc Khơ Me:

Vận dụng trang 107 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 25: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ

>> Bài tiếp theo: Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 26: Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ

Ngoài ra các bạn có thể theo dõi chi tiết các bài soạn tiếp theo tại chuyên mục: Giải Lịch Sử và Địa Lí 4 KNTT. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em dễ dàng trả lời câu hỏi trong bài, từ đó học tốt môn Lịch Sử - Địa lí 4 hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức

    Xem thêm