Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Kinh tế và Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo bài 12

Lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sách Chân trời sáng tạo chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Kinh tế pháp luật 10.

A. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 bài 12

1. Cấu trúc hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất trong đó bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp có quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện hoặc tham gia thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước.

- Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm:

+ Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.

2. Đặc điểm hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Đặc điểm của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

+ Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời là tổ chức giữ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị Việt Nam;

+ Thống nhất về tổ chức lãnh đạo, mục tiêu chính trị, nguyên tắc tổ chức và hoạt động,

+ Cơ quan, tổ chức gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ cho lợi ích của nhân dân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

3. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị

- Hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựa trên các nguyên tắc:

+ Quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân;

+ Nguyên tắc uỷ quyền có điều kiện và có thời hạn;

+ Nguyên tắc pháp quyền

+ Nguyên tắc tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách

+ Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

B. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 bài 12

Câu 1. Các bộ phận trong hệ thống chính trị nước ta có chung mục đích vì lợi ích của đối tượng nào?

A. Nhân dân và của cả dân tộc Việt Nam.

B. Đảng và Nhà nước.

C. Quốc hội.

D. Chính phủ.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm nhiều bộ phận cấu thành. Mỗi bộ phận của hệ thống chính trị đều có chung mục đích vì lợi ích của nhân dân và của cả dân tộc Việt Nam.

Câu 2. Tổ chức nào dưới đây nằm trong hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

C. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Các tổ chức trong hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

+ Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

+ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Câu 3. Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm những cơ quan nào?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

- Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:

+ Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây thể hiện đầy đủ khái niệm hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Chỉnh thể thống nhất.

B. Bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp.

C. Có quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất trong đó bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp có quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện hoặc tham gia thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước.

Câu 5. Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đặc điểm nào sau đây?

A. Là một bộ phận của hệ thống chính trị, giữ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị Việt Nam.

B. Thống nhất về tổ chức lãnh đạo, mục tiêu chính trị, nguyên tắc tổ chức và hoạt động.

C. Cơ quan, tổ chức gắn bó mật thiết với nhân dân.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Đặc điểm của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

+ Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời là tổ chức giữ vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị Việt Nam;

+ Thống nhất về tổ chức lãnh đạo, mục tiêu chính trị, nguyên tắc tổ chức và hoạt động;

+ Cơ quan, tổ chức gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ cho lợi ích của nhân dân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

Câu 6. Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoạt động dựa trên các nguyên tắc nào sau đây?

A. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

B. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

C. Nguyên tắc uỷ quyền có điều kiện và có thời hạn.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựa trên các nguyên tắc: nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; nguyên tắc uỷ quyền có điều kiện và có thời hạn; nguyên tắc pháp quyền; nguyên tắc tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách; nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Câu 7. Bộ phận nào được xem là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta?

A. Quốc hội.

B. Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Nhà nước là phương tiện quan trọng nhất của nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.

Câu 8. Chế độ chính trị ở Việt Nam là thể chế gì?

A. Thể chế một đảng duy nhất cầm quyền.

B. Thể chế chính trị đa đảng.

C. Cả A, và B đều đúng.

D. Cả A, và B đều sai.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Chế độ chính trị ở Việt Nam là thể chế chính trị một đảng duy nhất cầm quyền, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân giành độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội. Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nước ta không ngừng phát triển, nâng cao vị thế trên thế giới.

Câu 9. Tính nhân dân của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện qua nội dung nào sau đây?

A. Nhà nước là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

B. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội là hình thức tập hợp, tổ chức của chính các tầng lớp nhân dân.

C. Hệ thống chính trị là trường học dân chủ của nhân dân.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Tính nhân dân trong hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

+ Đây là quy luật tồn tại của Đảng, là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cầm quyền.

+ Nhà nước là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

+ Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội là hình thức tập hợp, tổ chức của chính các tầng lớp nhân dân.

+ Hệ thống chính trị là trường học dân chủ của nhân dân. Mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị là phương thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

Câu 10. Nội dung nào sau đây thể hiện trách nhiệm của học sinh trong xây dựng và bảo vệ hệ thống chính trị?

A. Gương mẫu chấp hành mọi chủ trương, chính sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân.

B. Vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

C. Rèn luyện bản thân thật tốt để sau này tham gia vào hệ thống chính trị.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Trách nhiệm của học sinh trong xây dựng và bảo vệ hệ thống chính trị:

+ Gương mẫu chấp hành mọi chủ trương, chính sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân.

+ Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.

+ Vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

+ Trang bị kiến thức về hệ thống chính trị của Việt Nam.

+ Rèn luyện bản thân thật tốt để sau này tham gia vào hệ thống chính trị.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Kinh tế và Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo bài 13

Trên đây là toàn bộ lời giải Lý thuyết Kinh tế và Pháp luật 10 bài 12: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm Kinh tế & Pháp luật 10 Kết nối tri thức Kinh tế & Pháp luật lớp 10 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hai lúa
    Hai lúa

    😍😍😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 17:24 14/02
    • Bi
      Bi

      💯💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 17:24 14/02
      • Su kem
        Su kem

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 17:24 14/02
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm