Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Lịch sử 7 Cánh diều bài 19

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) sách Cánh diều chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.

A. Lý thuyết Lịch sử 7 bài 19

1. Những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa (1418 – 1423)

* Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa

- Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người tổ chức hội thề lũng Nhai.

- Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.

- Nghĩa quân Lam Sơn gặp nhiều khó khăn, nhiều lần bị quân Minh tấn công, bao vây.

+ 3 lần rút lên núi Chí Linh (Thanh Hóa) vào các năm 1418, 1419, 1423.

+ Quân Minh huy động quân bắt Lê Lợi, Lê Lai liều chết cứu chủ tướng.

- Năm 1423, Lê Lợi quyết định hòa hoãn với quân Minh, xây dựng lực lượng.

2. Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra bắc (1424 – 1426)

- Nguyễn Chích đưa kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An rồi quay ra đánh Đông Đô. Nghĩa quân tiến vào miền Tây Nghệ An và giành thắng lợi .

- Tháng 8/1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy quân từ Nghệ An tiến vào đánh tan quân địch ở Tân Bình, Thuận Hóa.

- Trong 10 tháng nghĩa quân giải phóng vùng đất rộng lớn từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân.

3. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (1426 – 1427)

- Tháng 9 – 1426, Lê Lợi chia làm 3 đạo quân tiến quân ra Bắc, nghĩa quân thắng nhiều trận lớn, địch cố thủ trong thành Đông Quan.

→ Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công.

a. Trận Tốt Động – Chúc Động (cuối năm 1426)

- Cuối năm 1426, nghĩa quân đã phục kích, đánh tan 5 vạn quân Minh, Vương Thông tháo chạy về thành Đông Quan.

b. Trận Chi Lăng - Xương Giang (tháng 10 - 1427)

* Diễn biến:

- Tháng 10 -1427, đưa 15 vạn viện binh từ Trung Quốc sang chia làm 2 đạo:

+ Đạo thứ nhất: do Liễu Thăng chỉ huy tiến vào theo hướng Lạng Sơn.

+ Đạo thứ hai: do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam tiên vào theo hướng Hà Giang.

Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta bị phục kích và bị giết tại ải Chi Lăng.

- Quân Minh kéo tới Xương Giang bị nghĩa quân tấn công, tiêu diệt.

* Kết quả

- Mộc Thạnh sợ hãi rút chạy về nước. Vương Thông chấp nhận giảng hòa.

- Ngày 10 - 12 - 1427, diễn ra hội thề Đông Quan giữa bộ chỉ huy Lam Sơn và đại diện quân Minh.

- Ngày 3 - 1 - 1428, quân Minh rút về nước.

=> Khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc thắng lợi.

4. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử

a. Nguyên nhân thắng lợi

- Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, đoàn kết chiến đấu.

- Sự lãnh đạo tài tình của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

b. Ý nghĩa lịch sử

- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh.

- Mở ra thời kỳ phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam – thời Lê sơ.

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 bài 19

Câu 1. Hội thề Đông Quan giữa đại diện nghĩa quân Lam Sơn và đại diện quân Minh diễn ra vào thời gian nào?

A. Ngày 10 tháng 12 năm 1427.

B. Ngày 12 tháng 10 năm 1427.

C. Ngày 3 tháng 1 năm 1428.

D. Ngày 1 tháng 3 năm 1428.

Đáp án đúng là: B

Ngày 10 tháng 12 năm 1427, tại phía Nam thành Đông Quan đã diễn ra hội thề giữa bộ chỉ huy quân sự nghĩa quân Lam Sơn và đại diện quân Minh.

Câu 2. Sau thất bại trong trận Chi Lăng – Xương Giang, quân Minh ở Đông Quan đã

A. kiên quyết tử thủ, không chịu đầu hàng.

B. liều chết phá vòng vây rút chạy về nước.

C. rơi vào thế bị động, liên lạc về nước, cầu cứu viện binh.

D. vội vàng xin hòa, chấp nhận mở hội thề và rút quân về nước.

Đáp án đúng là: D

Được tin hai đạo viện binh của Liễu Thăng và Mộc Thạnh bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm, vội vã xin hòa và chấp nhận mở hội thề Đông Quan để được an toàn rút quân về nước.

Câu 3. Trong những năm đầu hoạt động (1418 – 1423), nghĩa quân Lam Sơn

A. liên tiếp giành được nhiều thắng lợi quan trọng.

B. nhanh chóng làm chủ được nhiều vùng đất rộng lớn.

C. gặp rất nhiều khó khăn, thử thách.

D. không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.

Đáp án đúng là: C

Những ngày đầu khởi nghĩa lực lượng còn non yếu, nghĩa quân gặp nhiều khó khăn. Quân Minh nhiều lần tấn công, bao vây căn cứ Lam Sơn. Nghĩa quân phải 3 lần rút lên núi Chí Linh và phải liên tiếp chống lại sự vây quét của giặc.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất chống ngoại xâm.

B. Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, bộ chỉ huy tài giỏi.

C. Quân Minh lực lượng ít, vũ khí thô sơ, khí thế chiến đấu kém cỏi.

D. Nhân dân Việt Nam có tinh thần đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm.

Đáp án đúng là: C

- Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn:

+ Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất chống ngoại xâm.

+ Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, bộ chỉ huy tài giỏi.

+ Nhân dân Việt Nam có tinh thần đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm.

Câu 5. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã

A. kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục độc lập dân tộc.

B. Mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ cho dân tộc.

C. buộc nhà Minh phải thần phục, cống nạp cho Đại Việt,

D. đưa nước Đại Việt trở thành cường quốc mạnh nhất châu Á.

Đáp án đúng là: A

Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi:

- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh, khôi phục độc lập dân tộc.

- Mở ra thời kỳ phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam – thời Lê sơ.

Câu 6. Ai là người đã cải trang làm Lê Lợi, phá vòng vây của quân Minh để cứu chúa?

A. Lê Lai .

B. Lê Ngân.

C. Trần Nguyên Hãn.

D. Lê Sát.

Đáp án đúng là: A

Giữa năm 1418, khi quân Minh vây chặt căn cứ Lam Sơn, trong tình thế nguy khốn Lê Lai đã cải trang giả làm Lê Lợi chỉ huy một toán quân phá vòng vây.

Câu 7. Cuối năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi vang dội trong trận

A. Ngọc Hồi – Đống Đa.

B. Chi Lăng – Xương Giang.

C. Đông Bộ Đầu.

D. Bạch Đằng.

Đáp án đúng là: B

Trận Chi Lăng – Xương Giang (tháng 10 – 1427): Khoảng 15 vạn viện binh từ Trung Quốc kéo sang bị quân Lam Sơn tấn công tại ải Chi Lăng, Cần Trạm, Phố Cát, Xương Giang. Tướng giặc phải xin hàng, mở hội thề Đông Quan rút quân về nước

Câu 8. Chiến thắng nào của nghĩa quân Lam Sơn đã buộc Vương Thông phải giảng hòa, chấp nhận kết thúc chiến tranh?

A. Tân Bình - Thuận Hóa.

B. Tốt Động - Chúc Động.

C. Chi Lăng - Xương Giang.

D. Ngọc Hồi - Đống Đa.

Đáp án đúng là: C

Trận Chi Lăng – Xương Giang (tháng 10 – 1427): Khoảng 15 vạn viện binh từ Trung Quốc kéo sang bị quân Lam Sơn tấn công tại ải Chi Lăng, Cần Trạm, Phố Cát, Xương Giang. Tướng giặc phải xin hàng, mở hội thề Đông Quan rút quân về nước

Câu 9. Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Lê Hoàn.

B. Lê Lợi.

C. Đinh Liệt.

D. Nguyễn Huệ.

Đáp án đúng là: B

Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề Lũng Nhai (Thanh Hóa) với quyết tâm đánh đuổi quân xâm lược Minh, khôi phục độc lập dân tộc.

Câu 10. Từ tháng 10/1424 đến tháng 8/1425, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng khu vực rộng lớn từ

A. Nghệ An vào đến Thuận Hóa.

B. Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân.

C. Thanh Hóa vào đến Quảng Bình

D. Thuận Hóa vào đến Quảng Bình.

Đáp án đúng là: B

Từ tháng 10/1424 đến tháng 8/1425, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phòng khu vực rộng lớn từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân.

Câu 11. Cuối năm 1424, Nguyễn Chích đề nghị tạm thời rời vùng núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào

A. Nghệ An.

B. Hà Tĩnh.

C. Quảng Bình.

D. Quảng Ngãi.

Đáp án đúng là: A

Cuối năm 1424, Nguyễn Chích đề nghị tạm thời rời vùng núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An.

Câu 12. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Ai người khởi nghĩa Lam Sơn

Nằm gai nếm mật không sờn quyết tâm

Kiên cường chống giặc mười năm

Nước nhà thoát ách ngoại xâm hung tàn?”

A. Nguyễn Huệ.

B. Lê Lợi.

C. Lý Thường Kiệt.

D. Trần Quý Khoáng.

Đáp án đúng là: B

Câu đố dân gian trên đề cập đến Lê Lợi (lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại quân xâm lược Minh).

Câu 13. Điểm tương đồng trong đường lối chỉ đạo chiến đấu giữa cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và khởi nghĩa Lam Sơn là gì?

A. Kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.

B. Chủ động tiến công để chặn trước thế mạnh của quân địch.

C. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.

D. Triệt để thực hiện kế sách đánh nhanh thắng nhanh, tấn công thần tốc.

Đáp án đúng là: A

Điểm tương đồng trong đường lối chỉ đạo chiến đấu giữa cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và khởi nghĩa Lam Sơn là kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.

+ Sau chiến thắng trong trận chiến trên sông Như Nguyệt, Thái úy Lý Thường Kiệt đã chủ động giảng hòa với nhà Tống để: khỏi nhọc tướng tá, đỡ thiệt hại cho nhân dân cả hai bên; thể hiện thiện chí hòa bình của nhân dân Đại Việt và đảm bảo mối quan hệ giao hảo giữa nhà Minh và Đại Việt.

+ Sau thắng lợi trong trận Chi Lăng – Xương Giang, nghĩa quân Lam Sơn và đại diện quân Minh tổ chức hội thề Đông Quan, Lê Lợi còn cấp ngựa, thuyền cho quân Minh về nước.

Câu 14. Nhiều tội ác của giặc Minh đã được Nguyễn Trãi tố cáo qua các vần thơ trong Bình Ngô đại cáo, ngoại trừ câu thơ nào dưới đây?

A. “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn”.

B. “Nặng thuế khóa sạch không đầm núi”.

C. “Vét sản vật, bắt dò chim trả, chốn chốn lưới chăng”.

D. “Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm”.

Đáp án đúng là: D

“Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm” là vần thơ chỉ chiến công của quân Lam Sơn.

Câu 15. Không giống với các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lý – Trần, khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong bối cảnh

A. Đại Việt đã bị nhà Minh đô hộ.

B. Đại Việt là quốc gia độc lập, có chủ quyền.

C . nhà Minh lâm vào khủng hoảng.

D . nhà Minh lâm vào khủng hoảng, suy yếu.

Đáp án đúng là: A

Không giống với các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lý – Trần, khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong bối cảnh Đại Việt đã bị nhà Minh đô hộ.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Lịch sử 7 Cánh diều bài 20

Trên đây là toàn bộ nội dung bài Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức Lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Cute phô mai que
    Cute phô mai que

    😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 18:49 01/04
    • Su kem
      Su kem

      😃😃😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 18:49 01/04
      • Nguyễn Sumi
        Nguyễn Sumi

        😊😊😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 18:49 01/04
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lịch sử 7 CD

        Xem thêm