Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Lịch sử 7 Cánh diều bài 6

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 6: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc sách Cánh diều chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.

A. Lý thuyết Lịch sử 7 bài 6

1. Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc

- Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc có 5 vương triều là Đường, Tống, Nguyên, Minh, và Thanh.

+ Nhà Đường (618 - 907) được thành lập đầu thế kỉ VII, là giai đoạn phát triển thịnh vượng của lịch sử phong kiến Trung Quốc

+ Năm 960, Triệu Khuông Dẫn lập ra nhà Tống. Năm 1279, nhà Tống sụp đổ hoàn toàn.

+ Năm 1271, nhà Nguyên được thành lập.

+ Năm 1368, Chu Nguyên Chương, lập ra nhà Minh (1368 - 1644).

+ Năm 1644, Vương triều Thanh ở Trung Quốc thành lập.

- Từ thế kỉ XIX, nhà Thanh suy yếu và đối mặt với nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây.

2. Sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường (618 - 907)

- Năm 618, Lý Uyên khởi binh lập ra nhà Đường.

a) Tình hình chính trị thời Đường:

- Bộ máy nhà nước được củng cố, kiện toàn chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.

- Nhà Đường xâm lược các nước như là vùng Nội Mông, Tây Vực, bán đảo Triều Tiên,... giúp mở rộng lãnh thổ Trung Quốc.

b) Tình hình kinh tế thời Đường: phát triển tương đối toàn diện.

- Nông nghiệp phát triển mạnh nhờ vào việc: giảm tô thuế, bớt sưu dịch; thực hiện chế độ quân điền và áp dụng những kĩ thuật canh tác vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ,….

- Thủ công nghiệp phát triển đa dạng với các xưởng sản xuất được tổ chức có quy mô lớn; có nhiều sản phẩm nổi tiếng như: gốm sứ, tơ lụa, giấy, đồ đồng…

- Thương nghiệp phát triển thịnh đạt, hoạt động giao lưu buôn bán được mở rộng.

+ Hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.

+ Hình thành nhiều đô thị lớn, tiêu biểu là Trường An…


Thương nhân trên con đường Tơ lụa (tranh vẽ)

3. Kinh tế Trung Quốc thời Minh, Thanh dưới thời Minh, Thanh

- Kinh tế Trung Quốc phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất.

+ Nông nghiệp: phát triển đa dạng, quy mô diện tích đất canh tác được mở rộng.

+ Thủ công nghiệp: thời Minh, Thanh phát triển trên với quy mô ngày càng lớn, được chuyên môn hoá và sử dụng nhiều nhân công.

+ Thương nghiệp. Nền sản xuất hàng hoá được mở rộng. Có sự giao lưu buôn bán trong và ngoài nước.

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 bài 6

Câu 1. Nhà Mãn Thanh đạt được sự phát triển ổn định dưới thời kì cai trị của 3 vị vua nào?

A. Khang Hy, Ung Chính, Càn Long.

B. Thuận Trị, Gia Khánh, Quang Tự.

C. Gia Khánh, Hàm Phong, Phổ Nghi.

D. Thuận Trị, Quang Tự, Phổ Nghi.

Đáp án đúng là: A

Nhà Mãn Thanh đạt được sự phát triển ổn định dưới thời kì cai trị của 3 vị vua Khang Hy, Ung Chính, Càn Long (SGK Lịch Sử 7 – trang 19).

Câu 2. Vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc là

A. Minh.

B. Nguyên.

C. Mãn Thanh.

D. Tống.

Đáp án đúng là: C

Vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc là Mãn Thanh (tồn tại trong những năm 1644 – 1911).

Câu 3. Dưới thời Đường, tình hình nông nghiệp của Trung Quốc như thế nào?

A. Phát triển mạnh mẽ.

B. Sa sút, thường xuyên mất mùa.

C. Không có gì thay đổi so với trước đó.

D. Kém phát triển, nạn đói xảy ra thường xuyên.

Đáp án đúng là: A

Dưới thời Đường, nông nghiệp của Trung Quốc phát triển mạnh mẽ (SGK lịch sử 7 – trang 19).

Câu 4. Từ thế kỉ XIX, chính quyền phong kiến Mãn Thanh

A. suy yếu và đối mặt với nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây.

B. bước vào giai đoạn phát triển toàn thịnh trên nhiều lĩnh vực.

C. vươn lên trở thành đế chế hùng mạnh nhất thế giới.

D. mới được hình thành và bước đầu phát triển.

Đáp án đúng là: A

Từ thế kỉ XIX, chính quyền phong kiến Mãn Thanh suy yếu và đối mặt với nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây (SGK lịch sử 7 – trang 19).

Câu 5. Nhận xét nào dưới đây đúng với sự phát triển của Trung Quốc dưới thời kì cai trị của nhà Đường?

A. Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

B. Trung Quốc đối mặt với nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây.

C. Bộ máy nhà nước được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.

D. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện và phát triển.

Đáp án đúng là: C

Bộ máy nhà nước thời Đường được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương (SGK lịch sử 7 – trang 19).

Câu 6. Chế độ phong kiến chuyên chế ở Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao dưới thời kì cai trị của triều đại nào?

A. Nhà Nguyên.

B. Nhà Đường.

C. Nhà Minh.

D. Nhà Hán.

Đáp án đúng là: B

- Chế độ phong kiến chuyên chế ở Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao dưới thời kì cai trị của nhà Đường:

+ Bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện, lãnh thổ được mở rộng.

+ Sản xuất nông nghiệp ổn định. Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.

+ Xã hội thời Đường đạt đến sự phồn thịnh.

+ Văn hóa Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, đỉnh cao là thơ Đường.

Câu 7. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc dưới thời

A. Thời Tống – Nguyên.

B. Thời Minh – Thanh.

C. Thời Tần – Hán.

D. Thời Đường – Tống.

Đáp án đúng là: B

Dưới thời Minh – Thanh, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dần xuất hiện với các xưởng dệt lớn, chuyên môn hóa cao, thuê mướn nhiều nhân công (SGK sử 7 – trang 22).

Câu 8. Năm 960, Triệu Khuông Dẫn lập ra

A. nhà Tần.

B. nhà Triệu.

C. nhà Tống.

D. nhà Minh.

Đáp án đúng là: C

Năm 960, Triệu Khuông Dẫn lập ra nhà Tống SGK sử 7 – trang 18).

Câu 9. Đầu thế kỉ X, Trung Quốc rơi vào tình trạng phân tán, được gọi là thời kì

A. loạn tam quốc.

B. Ngũ đại, thập quốc.

C. Xuân thu.

D. Chiến quốc.

Đáp án đúng là: B

Đầu thế kỉ X, Trung Quốc rơi vào tình trạng phân tán, được gọi là thời kì Ngũ đại, thập quốc (SGK lịch sử 7 – trang 18)

Câu 10. Người sáng lập ra triều Minh ở Trung Quốc là

A. Tần Doanh Chính.

B. Chu Nguyên Chương.

C. Triệu Khuông Dẫn.

D. Lý Thế dân.

Đáp án đúng là: B

Năm 1368, một lãnh tụ khởi nghĩa nông dân là Chu Nguyên Chương đã đánh đuổi người Mông Cổ, lập ra nhà Minh (1368 – 1644).

Câu 11. Dưới thời Đường, nông dân Trung Quốc được chia ruộng đất theo chế độ

A. quân điền.

B. công điền.

C. tỉnh điền.

D. đồn điền.

Đáp án đúng là: A

Nhà Đường áp dụng chế độ quân điền để chia cấp ruộng đất cho nông dân (SGK sử 7 – trang 19).

Câu 12. Kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh – Thanh có đặc điểm gì nổi bật?

A. Con đường tơ lụa trên bộ và trên biển bước đầu được hình thành.

B. Nông nghiệp sa sút, mất mùa; sản xuất công – thương nghiệp bị đình trệ.

C. Kinh tế Trung Quốc có sự phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất.

D. Xuất hiện các công ti độc quyền có khả năng chi phối đời sống kinh tế - xã hội.

Đáp án đúng là: C

Dưới thời Minh – Thanh, kinh tế Trung Quốc có sự phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất (SGK sử 7 – trang 19).

Câu 13. Những vương triều ngoại tộc nào từng thống trị ở Trung Quốc thời phong kiến?

A. Nguyên và Mãn Thanh.

B. Minh và Mãn Thanh.

C. Hán và Đường.

D. Tùy và Nguyên.

Đáp án đúng là: A

Những vương triều ngoại tộc từng thống trị ở Trung Quốc thời phong kiến và nhà Nguyên (người Mông Cổ lập ra) và nhà Mãn Thanh (người Mãn Châu lập ra).

Câu 14. Chính sách đối ngoại xuyên suốt của các triều đại phong kiến Trung Quốc là

A. Giữ quan hệ hòa hảo, thân thiết với các nước láng giềng.

B. Đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.

C. Liên kết với các nước trong khu vực cùng phát triển.

D. Chinh phục các nước thông qua đường biển.

Đáp án đúng là: B

Các triều đại phong kiến Trung Quốc luôn mang trong mình tư tưởng bành trướng "Đại Hán", tự coi mình là một quốc gia lớn, các nước khác phải thần phục. Do đó chính sách đối ngoại xuyên suốt của tất cả các triều đại đều là đẩy mạnh bành trướng, xâm lược các khu vực xung quanh để mở rộng lãnh thổ.

Câu 15. Tư tưởng “Đại hán” của các triều đại phong kiến Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?

A. Luôn trở thành đối tượng xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

B. Việt Nam là chư hầu và luôn nhận được sự bảo hộ của thiên triều Trung Hoa.

C. Hai bên thiết lập quan hệ bang giao hòa hảo, giúp đỡ nhau cùng phát triển.

D. Việt Nam và Trung Hoa không thiết lập quan hệ bang giao.

Đáp án đúng là: A

- Tư tưởng “Đại hán” của các triều đại phong kiến Trung Quốc đã đưa đến chính sách đối ngoại nhất quán là đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ, khẳng định vị trí của thiên triều đối với các nước chư hầu.

- Với vị trí là một khu vực liền kề với Trung Quốc, Việt Nam luôn trở thành đối tượng triều đại phong kiến Trung Quốc nhòm ngó, xâm lược: cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Tần, Triều, 1000 năm Bắc thuộc, 2 lần xâm lược của nhà Tống, 3 lần xâm lược của nhà Mông- Nguyên, chiến tranh xâm lược của Minh và Thanh.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Lịch sử 7 Cánh diều bài 7

Trên đây là toàn bộ nội dung bài Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 6: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức Lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đậu Phộng
    Đậu Phộng

    🤩🤩🤩🤩🤩🤩🤩

    Thích Phản hồi 12:15 01/04
    • Nguyễnn Hiềnn
      Nguyễnn Hiềnn

      😃😃😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 12:15 01/04
      • Kim Ngưu
        Kim Ngưu

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 12:16 01/04
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lịch sử 7 CD

        Xem thêm