Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo bài 3

Lý thuyết Lịch sử 9 bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 có nội dung trong chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

1. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

- Giai đoạn 1918 - 1929:

+ Kinh tế Nhật Bản phát triển xen kẽ với các đợt khủng hoảng, suy thoái ngắn do ảnh hưởng của thiên tai và lạm phát.

+ Các cuộc đấu tranh của công nhân và các tầng lớp nhân dân tiếp tục diễn ra, tiêu biểu là cuộc bạo động gạo năm 1918 lôi kéo 10 triệu người tham gia.

+ Tháng 7-1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân

- Giai đoạn 1929 - 1933: Nhật Bản lâm vào khủng hoảng do tác động của cuộc đại suy thoái; đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

- Giai đoạn 1933 - 1945:

+ Nhật Bản thực hiện phát xít hóa bộ máy nhà nước, tích cực chạy đua vũ trang và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ, như: xâm chiếm Mãn Châu (1931), mở rộng xâm lược Trung Quốc (1937).

+ Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản xâm lược các nước Đông Nam Á, tấn công căn cứ quân sự của Mỹ tại Trân Châu Cảng, mở rộng chiến tranh ra toàn mặt trận châu Á Thái Bình Dương. Từ cuối năm 1944, nhiều thành phố ở Nhật Bản bị tàn phá bởi các cuộc ném bom của Mỹ. Tới 15/8/1945, Nhật Bản buộc phải đầu hàng.

2. Phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á

* Trung Quốc

- Để chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc, ngày 4-5-1919, phong trào Ngũ Tứ đã nổ ra ở Bắc Kinh. Phong trào đã nhanh chóng lan rộng ra cả nước, lôi cuốn đông đảo công nhân, nông dân, trí thức yêu nước tham gia.

- Tháng 7-1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.

- Trong những năm 1927-1937, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản.

- Tháng 7-1937, Nhật Bản mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược nhằm thôn tính toàn bộ Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản đã hợp tác để cùng kháng chiến chống Nhật.

* Ấn Độ

- Đảng Quốc đại dưới sự lãnh đạo của Gan-đi đã động viên nhân dân đấu tranh đòi độc lập, tẩy chay hàng hoá của Anh, phát triển kinh tế dân tộc.

- Năm 1925, Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập, góp phần thúc đẩy nhân dân chống thực dân Anh.

* Đông Nam Á

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á phát triển theo hai khuynh hướng tư sản và vô sản.

+ Tiêu biểu cho khuynh hướng tư sản là sự thành lập và hoạt động của Đảng Dân tộc do Ác-mét Xu-các-nô đứng đầu (In-đô-nê-xi-a); hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng và khởi nghĩa Yên Bái (Việt Nam),...

+ Khuynh hướng vô sản xuất hiện từ đầu những năm 20 của thế kỉ XX với sự thành lập của các đảng cộng sản ở In-đô-nê-xi-a (1920), ở Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-lip-pin (1930),...

- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Đông Nam Á đã thành lập các mặt trận chống phát xít nói chung, tiến hành kháng chiến chống Nhật. Tháng 8-1945, chớp thời cơ Nhật Bản đầu hàng, cách mạng bùng nổ và giành chính quyền thành công tại In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.

>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo bài 4

Trên đây là toàn bộ lời giải Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm Lịch sử và Địa lý lớp 9 Kết nối tri thức Lịch sử và Địa lý lớp 9 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • chang
    chang

    🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 6 giờ trước
    • Kẻ cướp trái tim tôi
      Kẻ cướp trái tim tôi

      😃😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 6 giờ trước
      • Ngọc Mỹ Nguyễn
        Ngọc Mỹ Nguyễn

        😉😉😉😉😉😉

        Thích Phản hồi 6 giờ trước
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lịch sử Địa lí 9 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm