Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Tiếng Việt 4: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi

Luyện từ và câu - Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi

Lý thuyết Tiếng Việt lớp 4: Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi hướng dẫn chi tiết nội dung bài học giúp các em học sinh luyện tập, củng cố các dạng bài tập Luyện từ và câu, hệ thống các kiến thức Tiếng Việt lớp 4. Mời các em cùng tham khảo.

Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi Tiếng Việt 4

I. Mục đích của việc giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi

Khi đặt câu hỏi với người khác, đặc biệt là người lớn tuổi, người bề trên cần giữ phép lịch sự. Đó không chỉ là cách thể hiện sự yêu quý, lịch sự và tôn trọng đối với người đối diện mà đó còn là cách tôn trọng chính bản thân mình.

II. Những cách giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi

1. Cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi

Ví dụ:

- Mẹ ơi, mấy giờ mẹ về ạ?

- Ông đã nấu cơm xong chưa ạ?

2. Cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác

Ví dụ:

Lan là bạn cùng lớp với Ngọc. Trong khi nhà Ngọc khá giả và có điều kiện thì Lan lại là cô bé sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Vì thấy Lan cứ mãi mặc một chiếc áo đã sờn màu tới lớp, Ngọc đã nói với Lan rằng:

- Sao cậu cứ mặc mãi một chiếc áo tới lớp vậy?

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Lý thuyết Tiếng việt 4: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi. Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 lớp 4 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 4 mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Tiếng Việt 4

    Xem thêm