Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ngữ văn lớp 8: Thuyết minh chiếc Tivi

Thuyết minh chiếc Tivi lớp 8

Ngữ văn lớp 8: Thuyết minh chiếc Tivi là tài liệu văn lớp 8 dưới đây được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các bài tham khảo hay giúp các bạn học sinh hoàn thành tốt bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Mời các bạn tham khảo bài văn mẫu Thuyết minh về chiếc Tivi hay dưới đây.

Nội dung:

Bài tham khảo Thuyết minh chiếc Tivi 1

Ngày nay cuộc sống của con người chúng ta ngày càng trở nên tiện nghi, thoải mái. Con người không còn phải thức khuya dậy sớm với những công việc vặt mà đã có thể dành thêm nhiều thời gian cho việc giải trí, tìm hiểu cuộc sống của mình. Và để phục vụ cho sự giải trí, văn hóa nghe nhìn của con người, tivi đã ra đời từ đó.

Thật khó để phủ nhận vai trò của chiếc tivi trong đời sống hiện đại, từ những ngôi nhà bình dân đến những căn biệt thự đắt tiền, từ thành thị đến những vùng nông thôn mới đâu đâu ta cũng thấy rõ bóng dáng của chiếc tivi. Quả thật tính đến nay tivi đã hơn 80 năm phục vụ cho đời sống con người. Nhưng có một điều mà ít ai có thể biết được đó chính là việc tạo ra chiếc tivi là cả một quá trình rất dài và có sự đóng góp của nhiều thế hệ nhà khoa học làm nên. Người được xem là cha đẻ của tivi chính là Philo Farnsworth, một nhà phát minh người Mỹ. Ý tưởng về một chiếc máy truyền hình ảnh điện tử đã được ông nuôi dưỡng từ lúc mới 14 tuổi thế nhưng mãi đến năm 21 tuổi, ông mới cùng vợ là Pem nghiên cứu và phát minh ra chiếc tivi đầu tiên trong một căn gác xếp nhỏ của mình ở thành phố San Francisco vào năm 1927. Tivi lúc này còn thô sơ nhưng so với những phát minh của những người tiền nhiệm, nó vẫn là cái thật sự hoàn chỉnh, ổn định và là một bước đột phá trong nghệ truyền hình của nhân loại. Càng ngày tivi càng được phát triển tốt hơn và chỉ trong 80 năm trở lại từ một chiếc tivi với màn hình 2 inch nhỏ bé chúng ta đã có những tivi với màn hình cực đại từ 42 đến 100 inch hay nhiều hơn nữa. Sự xuất hiện của tivi ngày càng được phổ biến và trong những năm nữa sau của thế kỉ trước, Tivi hầu như đã có mặt tại rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Việc phát minh ra tivi thật sự là một quá trình khó khăn, bởi thế mà cấu tạo của một chiếc tivi cũng chẳng hề đơn giản chút nào. Tivi thường có hai phần: vỏ máy và các thiết bị dùng để thu phát hình ảnh bên trong. Vỏ máy có hình chữ nhật, hai bên thường có những lỗ li ti để phải ra âm thanh từ vô tuyến nhưng gần đây người ta đang dần thay nó bằng một khoang nhỏ dưới đáy để vừa tạo âm thanh chuẩn lại vừa giúp tivi có kiểu dáng đẹp mắt, trang trọng. Vỏ máy này luôn được các nhà sản xuất chú trọng, nó được làm từ kim loại hoặc chất dẻo khá bền được sơn điện với những màu sắc khác nhau, thông dụng là màu xám bạc và màu đen bóng. Phần màn hình được làm bằng các lớp kính thủy tinh cực kì hiện đại có thể truyền và lọc hình ảnh của bộ phận bên trong, nó có kích thước rất đa dạng từ 21 inch loại thông dụng đến loại cao cấp như 32-46 inch. Tùy vào kích thước này mà giá cả của tivi có thể thay đổi cho phù hợp. Đặc biệt hầu hết vỏ tivi đều có thêm nhiều nút và lỗ cấm giúp người xem có thể điều khiển gần và kết nối tivi với một số thiết bị giải trí khác một cách dễ dàng và tiện lợi. Phần vỏ tivi này đang ngày càng được đổi mới từ dáng vẻ dày cộm những năm về trước sang dáng vẻ mảnh, mỏng và có thể đặt ở bất cứ nơi đâu trong nhà.

Phần quan trọng nhất của tivi chính là các thiết bị bên trong, chúng khả năng thu hình ảnh qua sóng vô tuyến nhờ ăng-ten được lắp từ trước và phát ra màn hình với những nguyên lí khá phức tạp, và thường thì bên trong luôn được lắp một con chíp để điều khiển hoạt động máy theo lệnh của người dùng. Đã nói đến tivi, chúng ta không thể không nhắc tới một chiếc remote xinh xinh nhỏ nhắn luôn được đính kèm. Nó giúp việc điều khiển tivi trở nên dễ dàng với vô số nút bấm để lựa chọn kênh hình và điều chỉnh các thông số kĩ thuật như âm lượng, chế độ hiển thị…

Mặc dù tivi có kết cấu phức tạp nhưng cách sử dụng của nó lại rất dễ dàng và chẳng tốn nhiều thời gian. Chỉ cần tạo cho nó một dòng điện bằng cách cắm dây vào ổ, lắp ăng-ten theo chỉ dẫn của nhà đài và việc còn lại của bạn chỉ là nghỉ lưng trên ghế và thưởng thức các kênh hình bằng cách nhấn vào các nút điều khiển của tivi, thay đổi âm lượng và tùy chỉnh theo ý thích mà thôi. Chú ý để bảo vệ mắt chúng ta nên ngôi cách tivi một khoảng đủ xa và nên để mắt hướng về tivi theo một đường xiêng chứ không hướng trực diện. Ngoài ra sau khoảng nửa tiếng, ta nên đảo mắt, và tập thể dục cho mắt, điều này sẽ giúp mắt ít mỏi hơn khi xem tivi quá lâu.

Bảo vệ sức khỏe của bản thân khi xem tivi là rất cần thiết, nhưng chúng ta cũng phải có trách nhiệm trong việc giữ gìn tuổi thọ cho chiếc tivi của mình. Ta nên lao chùi tivi thường xuyên, không được làm trầy xước màn hình hay phá hỏng các thiết bị bên trong. Tivi là một thiết bị điện vì vậy mà ta luôn phải đảm bảo nguồn điện cung cấp cho máy phải ổn định và phù hợp, thường xuyên kiểm tra dây cắm điện để tránh gây cháy nổ khi máy hoạt động. Thêm vào đó việc xem tivi điều độ hợp lí, tắt tivi khi không sử dụng cũng sẽ giúp tivi tăng thêm tuổi thọ và tiết kiệm một khoản chi phí điện cho gia đình.

Do tivi được sản xuất rộng rãi, đa dạng nên rất phù hợp cho mọi tầng lớp lao động từ giới trung lưu đến thượng lưu, luôn có những mặt hàng khác nhau để phục vụ. Vì vậy mà tivi có mặt hầu như ở mọi nhà, mọi cơ quan, công sở và đã dần trở thành một phương tiện giải trí “cơm bữa” của mọi người, mọi gia đình. Khi mà xã hội hiện đại luôn đòi hỏi con người phải làm dành nhiều thời gian cho công việc, nhiều người hiếm khi có cơ hội cập nhật thông tin từ sách báo nhưng qua việc xem tivi lúc rãnh rỗi hàng ngày, họ vẫn có thể biết được nhiều điều bổ ích, thú vị. Tivi ngày nay mang đến nhiều kênh hình đa dạng giúp mọi người có thể nắm bắt những tin tức mới nhất ở mọi lĩnh vực, những sự kiện nổi bất của đất nước mình hay những thông tin quốc tế mới nhất, nhờ vậy mà người xem tivi luôn có thể làm giàu tri thức của mình mà theo kịp thời đại. Tivi quả thực là phương tiện giải trí của mỗi lứa tuổi, từ người già, trẻ nhỏ đến các thanh thiếu niên, không ai không xem tivi và cũng không ít những người đã bỏ cả đêm để xem chương trình mà mình yêu thích. Ngoài ra theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Tivi rất giúp ích cho sự phát triển của trẻ em, nó mở ra những chân trời rộng lớn, thú vị, khơi gởi khả năng quan sát tìm tòi học hỏi của chúng. Nhờ vậy mà những đứa trẻ tiếp xúc với tivi thường khá nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin và khai thác nó, ứng dụng nó một cách rất thông minh và sáng tạo… Nó thật sự là một công cụ giáo dục bổ ích của nhà trường và xã hội trong thời đại này. Tivi bổ trợ cho tri thức văn hóa của con người, tạo nên những khung cảnh ấm cúng của gia đình khi họ quay quần bên nhau xem truyền hình. Nhờ có tivi mà đời sống của con người trở nên thú vị hơn rất nhiều.

Với sự đổi mới không ngừng của các kênh hình, tivi luôn có một sức hút rất lớn và là một trong những thiết bị phục vụ văn hóa nghe-nhìn hiệu quả nhất hiện nay. Không ai trong chúng ta có thể phủ nhận vai trò của nó trong đời sống hiện tại. Dù đã có rất nhiều thiết bị mới được ra đời để phục vụ nhu cầu giải trí của con người nhưng tivi vẫn sẽ là một lựa chọn tiện lợi, hữu ích và phù hợp với tất cả mọi người.

Bài tham khảo Thuyết minh chiếc Tivi 2

Tivi hay còn gọi máy thu hình, máy phát hình hay vô tuyến truyền hình (truyền hình không dây) là hệ thống điện tử viễn thông có khả năng thu nhận tín hiệu sóng và tín hiệu qua đường cáp để chuyển thành hình ảnh và âm thanh (truyền hình).

Lịch sử

Sự phát triển của công nghệ truyền hình có thể được thực hiện trên 2 phạm vi: Các phát triển trên phương diện cơ học và điện tử học, và các phát triển hoàn toàn trên điện tử học. Sự phát triển thứ hai là nguồn gốc của các tivi hiện đại, nhưng những điều trên không thể thực hiện nếu không có sự phát hiện và sự thấu hiểu từ hệ thống cơ khí.

Từ tivi (đọc theo tiếng Anh, TV viết tắt từ television) là một từ ghép, kết hợp từ tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh. "Tele", tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "xa"; trong khi từ "vision", từ tiếng Latinh visio, có nghĩa là "nhìn" hay "thấy". Tiếng Anh viết tắt thành TV và đọc là tivi.

Tivi cơ điện tử

Một sinh viên người Đức Paul Gottlieb Nipkow đưa ra phát kiến hệ thống tivi cơ điện tử đầu tiên năm 1885. Thiết kế quay đĩa của Nipkow được xem là chuyển đổi hình ảnh thành các chấm điểm. Tuy nhiên, phải tới năm 1907, sự phát minh của công nghệ ống phóng đại mới giúp các thiết kế thành hiện thực. Trong thời điểm đó Constatin Perskyi đề xuất từ tivi trong một xuất bản tại Viện điện tử quốc tế ở Hội chợ Quốc tế ở Paris vào 25 tháng 8 năm 1900. Các xuất bản của Perskyi tóm tắt lại công nghệ cơ điện tử, đề cập đến thành quả của Nipkow và các đồng sự.

Năm 1911, Boris Rosing và học trò của ông Vladimir Kosma Zworykin thành công trong việc tạo ra hệ thống tivi sử dụng bộ phân hình gương để phát hình, theo Zworykin, "các hình rất thô" qua các dây tới ống điện tử Braun (ống cathode) trong đầu nhận. Các hình chuyển động là không thể, bởi vì bộ phân hình, có "độ nhạy cảm không đủ và các phân tử selen quá chậm". Rosing bị Stalin đày đến Arkhangelsk năm 1931 và qua đời năm 1933, nhưng Zworykin sau đó quay lại làm việc cho RCA để xây dựng tivi điện tử, thiết kế này sau đó bị phát hiện là vi phạm bản quyền của Philo Farnsworth, người đã công bố hệ thống phát hình đầu tiên từ năm 1928 trước đó.

Bài tham khảo Thuyết minh chiếc Tivi 3

Giữa xã hội đua chen tốc độ, người ta dễ chóng mặt. Những lúc như vậy, ta rút lui về tìm cho mình một góc riêng: đó là ngôi nhà, như cái kén vậy. Đối với những người này, màn ảnh nhỏ có một vai trò đáng kể trong đời sống.

Có lẽ không riêng với những người ru rú trong nhà, chiếc máy ti vi, theo với thời gian, không những chễm chệ ở một chỗ dành riêng, có tính trang trí nội thất, nó trở thành một ngã tư nhộn nhịp cho mọi con mắt trong gia đình, nó thật sự là điểm nóng trong sinh hoạt gia đình, đặc biệt trong những ngày trọng đại, lễ hội.

Tuy nhiên ta không nên gán cho chiếc ti vi một sứ mạng quá cao ngoài khả năng của nó. Nó không có tham vọng thuyết giảng về nghệ thuật hay thẩm mỹ, tuy nó vẫn chạm tới những lãnh vực này. Nó cũng không hẳn ôm mộng giáo dục luân lý, tuy vẫn phản ánh khía cạnh luân lý của xã hội. Chiếc tivi, trên hết, ngoài tính cách báo chí thông tin, còn biểu lộ bản sắc của người công dân, bao gồm trình độ văn hóa, bản lĩnh và hoài bão của họ.

Mỗi một hình ảnh đều liên quan đến người xem. Ngược lại người xem tìm thấy mình qua từng hình ảnh trên màn ảnh nhỏ. Con đường được chiếu lên, dù ở phần đất nào trên đất nước, hoặc là ta thấy quen, hoặc là nằm trong một tương quan với những con đường ta thấy quen. Con người kia, hình như ta có gặp đâu đó, nếu không thì có cặp mắt giống như người ấy, hoặc là có cách nói năng gần như người nọ. Tóm lại, hầu như bất cứ hình ảnh nào bất chợt đều có dính đến ta, không nhiều thì ít. Và nếu như thế thì có thể nói rằng mọi hình ảnh nhìn thấy đều là hình ảnh của ta. Đó là những miếng gương soi phản chiếu nhiều góc độ khác nhau của hình ảnh bản thân.

Ngay cả những hình ảnh mới mẻ lần đầu tiên xuất hiện: một khách sạn mới khai trương, một tên đường mới đặt, một bờ sông vừa xây… cũng không phải là những hình ảnh một sớm một chiều, mà là những hình ảnh được đặt vào họa đồ của lịch sử.

Hẳn nhiên không thể đưa toàn bộ đời sống lên màn ảnh nhỏ. Tivi không trình chiếu cuốn phim vô tận của thực tế.

Cái khách sạn ấy, con đường ấy, bờ sông ấy… đều có tính tiêu biểu, thay mặt cho đồng loại để gửi gắm đến khán thính giả một ngôn ngữ trung gian. Những gương mặt cũng vậy, đó là những người đại diện cho cả lớp người tích cực hoặc tiêu cực, của quá khứ hay tương lai. Và như thế, mỗi khán thính giả tìm thấy mình qua những gương mặt trên màn ảnh nhỏ.

Đành rằng thế giới tivi bày ra những mẩu đời nhộn nhịp: thi đua, đố vui, thời trang, nhạc mới, phỏng vấn về vấn đề thời sự… Nhưng đây là những lớp sóng xô bồ trên đại dương sâu thẳm, là mặt ngoài của sự vật, những hiện tượng lung linh vẫn ẩn chứa bản chất đáng quan tâm hơn ở bên trong.

Đi xem kịch hay phim ảnh lại không giống như xem tivi. Người ngồi trong nhà hát bao giờ cũng có cảm giác yên ổn, và ngấm ngầm xác định mình là kẻ bàng quan, ở bên ngoài câu chuyện, lặng lẽ ngồi xem diễn tiến của câu chuyện. Lại thêm bóng tối nơi chỗ ngồi làm thành lớp bao phủ cách ngăn người thưởng thức với sân khấu và cảnh trình diễn càng làm cho khán giả và diễn viên mỗi phía lui về cố thủ vị trí của mình.

Xem tivi thì không như vậy. Luôn luôn ta có cảm giác tham dự, chia sẻ. Ta là, hoặc sẽ là, hoặc có thể là, hoặc nhất quyết không phải là con người ấy trên màn ảnh nhỏ.

Hình ảnh trên tivi không nhất thiết là những hình ảnh của cái hay, cái đẹp, hay ngược lại, của cái tệ, cái xấu. Hình ảnh trên tivi trước hết nói lên cái điều rằng "đời sống nó như thế đấy". Những hình ảnh ấy như thể là những cành nhánh không ngừng trổ ra trên cây đời. Có những cành xinh, nhưng cũng có những nhánh cần phải hy sinh. Cái thực tại trên tivi, qua những hình ảnh hay loạt hình ảnh, trình bày trước mắt mọi người một xu hướng hay nhiều xu hướng của xã hội để mọi người thẩm định. Khoan vội phán xét đó là xu hướng tốt đẹp hay là tệ hại, trước tiên ta hãy nhận chân đó là một xu hướng mới, và đã là xu hướng mới thì có nghĩa là sức mạnh của một mảng quần chúng. Cá nhân tất nhiên bất lực trước tình hình ấy. Có người xem tivi, nom thấy một cái gì đó không ưng, điên tiết muốn đập vỡ tivi. Nhưng phút ấy qua nhanh thôi, sẽ chẳng có ai biến cơn giận như vậy thành hành động tự hại mình.

Nếu đời sống luôn luôn linh động thì nhiệm vụ của chiếc tivi là phản ảnh những linh động của đời sống ấy. Do đặc tính của nó là báo hình và báo tiếng, công lao và giá trị của chiếc tivi là ở vai trò tổng hợp và nâng cao nội dung bằng nghệ thuật và những ý tưởng không ngừng tăng tiến.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
31
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Khuê Tạ
    Khuê Tạ cha đẻ của Tivi không phải là Philo Farnswort nha, mà là John Logie Baird (ở bài văn mẫu soos1). Philo Farnswort chỉ là phát triển lên thôi
    Thích Phản hồi 22/11/20
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8

    Xem thêm