Soạn bài Thực hành Tiếng Việt lớp 7 trang 69, 70 ngắn gọn
Soạn Văn 7 bài Thực hành Tiếng Việt lớp 7 trang 69, 70
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt lớp 7 trang 69, 70 ngắn gọn hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh diều một cách ngắn gọn, giúp các em dễ dàng ghi nhớ bài học, từ đó có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đến lớp. Sau đây mời các em tham khảo chi tiết.
Câu 1 (trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Trả lời:
Câu |
Phó từ |
Bổ sung |
a |
quá |
Ý nghĩa mức độ cho tính từ khủng khiếp |
b |
đang |
Ý nghĩa thời gian tiếp diễn cho động từ đỗ |
c |
lại |
Ý nghĩa chỉ sự lặp lại cho động từ mọc |
d |
đừng đến |
Ý nghĩa phủ định và mục đích được nói tới cho động từ để tâm |
Câu 2 (trang 70, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Trả lời:
Câu |
Số từ |
Ý nghĩa |
a |
bảy |
chỉ số lượng cho danh từ trung tâm “bạch tuộc” |
b |
hai mươi |
chỉ số lượng cho danh từ trung tâm “người” |
c |
mười lăm |
bổ sung ý nghĩa thời gian cho danh từ trung tâm “cuộc chiến đấu” |
d |
hai, ba |
chỉ thứ tự cho danh từ trung tâm “hệ thống liên lạc phụ” |
Câu 3 (trang 70, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Trả lời:
a) Cho biết chiều dài thân hình của con bạch tuộc là rất lớn.
b) Cho biết khối lượng bạch tuộc, giúp em hình dung ra một loài vật khổng lồ và nguy hiểm.
c) Cho biết số vòi bị chặt đứt của con bạch tuộc, qua đó hình dung về thương tật của con vật cũng như sự chiến đấu dũng cảm của con người
Câu 4 (trang 70, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Trả lời:
Bạch tuộc là một trích đoạn rất hay mô tả sinh động cuộc chiến giữa con người với thiên nhiên. Cách thuyền trưởng Nemo và những người trên tàu chiến đấu với con bạch tuộc đã dạy cho em ba bài học lớn. Bài học thứ nhất là hãy dũng cảm và kiên cường khi gặp phải khó khăn thử thách. Bài học thứ hai là bài học về sự đoàn kết, kề vai sát cánh cùng chiến đấu vượt qua gian nan. Bài học thứ ba, cũng là bài học lớn nhất, đó là phải sống hòa hợp và biết ơn môi trường sống, mẹ thiên nhiên, không ngừng khám phá tìm tòi những điều kỳ bí xung quanh.
Chú thích:
- Phó từ: rất chỉ mức độ, đã chỉ thời gian
- Số từ: in đậm
+ một: bổ sung ý nghĩa số lượng cho danh từ trung tâm “trích đoạn”
+ nhất: bổ sung ý nghĩa thứ tự cho danh từ trung tâm “bài học”
+ hai: bổ sung ý nghĩa thứ tự cho danh từ trung tâm “bài học”
+ ba: bổ sung ý nghĩa thứ tự cho danh từ trung tâm “bài học”