Soạn bài Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh GDCD 7 VNEN

Soạn VNEN GDCD 7 bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh - Sách VNEN GDCD lớp 7 trang 34 bao gồm hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học một cách chi tiết, dễ hiểu. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
Soạn VNEN GDCD 7 được giới thiệu trên VnDoc.com được xây dựng theo từng đơn vị bài học, mang đến lời giải chi tiết cho các câu hỏi trong sách GDCD 7 theo chương trình VNEN, sẽ giúp các em học sinh tiếp thu bài theo nhiều cách khác nhau, từ đó có sự hứng thú với môn học hơn. Chúc các em học tốt.

A. Hoạt động cơ bản

Hát tập thể

a. Cả lớp hát bài "Mùa xuân tình bạn" (sáng tác: Trần Đức)

b. Thảo luận các câu hỏi:

  • Nội dung bài hát nói về điều gì?
  • Từ nào được lặp lại nhiều nhất trong bài hát?
  • Câu hát, hình ảnh nào trong bài hát để lại ấn tượng trong em? Vì sao?
Bài làm:
  • Bài hát: "Tình bạn mùa xuân"

Chào mùa xuân đến muôn hoa ngát hương
Mặt hồ in bóng cây xanh lá xanh
Mùa xuân đến hoa tình bạn dưới mái trường

Chào mùa xuân đến muôn chim líu lo
Tình bạn trong trắng xây bao ước mơ
Dù mai đây xa mái trường thân yêu

Ơi tình bạn mùa xuân đẹp tựa ngàn hoa với bao tiếng cười
Vui tình bạn mùa xuân đẹp tựa ngàn hoa xuân ngọt ngào

  • Nội dung bài hát nói về: tình bạn đẹp đẽ của tuổi học trò.
  • Từ được lặp đi lặp lại nhiều nhất trong bài là: Mùa xuân (5 lần)
  • Câu hát, hình ảnh để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là: "Ơi tình bạn mùa xuân đẹp tựa ngàn hoa với bao tiếng cười" bởi nói đến tình bạn học trò là những thứ tình cảm trong sáng, tinh nghịch, hồn nhiên. Bạn bè cùng học, cùng chơi, cùng vui đùa và không thể thiếu những tiếng cười giòn tan. Đó là những nụ cười đẹp nhất của quãng đời học sinh.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu các quan niệm về tình bạn

Dưới đây là những ý kiến khác nhau về tình bạn. Em đồng ý (hoặc không đồng ý) với những ý kiến nào? Giải thích vì sao?

A. Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai người hay nhiều người, luôn biết bao che, bảo vệ nhau trong mọi trường hợp

B. Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, lí tưởng sống....

C. Tình bạn có thể giữa những người cùng giới hoặc khác giới

D. Tình bạn trong sáng, lành mạnh dựa trên sự bình đẳng, tôn trọng, tin cậy, chân thành, không vụ lợi, có trách nhiệm, luôn thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

E. Không thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa hai người khác giới.

Bài làm:

A. Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai người hay nhiều người, luôn biết bao che, bảo vệ nhau trong mọi trường hợp

=>Không đồng ý vì ta chỉ nên giúp đỡ, bảo vệ bạn khi bạn gặp khó khăn, nguy hiểm. Còn những lúc bạn sai, bạn mắc lỗi mình phải thẳng thắn góp ý với bạn để bạn sửa sai.

B. Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, lí tưởng sống....

=> Đồng ý vì có những yếu tố đó mới có thể duy trì một tình bạn lâu dài và bền vững

C. Tình bạn có thể giữa những người cùng giới hoặc khác giới

=> Đồng ý, vì luật pháp không nghiêm cấm điều đó nên mỗi người có quyền lựa chọn bạn cho mình.

D. Tình bạn trong sáng, lành mạnh dựa trên sự bình đẳng, tôn trọng, tin cậy, chân thành, không vụ lợi, có trách nhiệm, luôn thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

=> Đồng ý vì đó là những người bạn tốt

E. Không thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa hai người khác giới.

=> Không đồng ý vì thực tế trong xã hội có nhiều tình bạn khác giới rất trong sáng, lành mạnh kéo dài hàng chục năm.

2. Tìm hiểu biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh

a. Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi: "Đi tìm tình bạn"

Câu hỏi:

  • Trước khi nhặt được chú sò nhỏ, cậu bé trong câu chuyện trên đã có những suy nghĩ và cảm giác như thế nào?
  • Theo em, chú sò là người bạn như thế nào? Thái độ của chú sò với cậu bé khiến cho em suy nghĩ gì về tình bạn?
  • Lời khuyên của chú sò dành cho cậu bé trong câu chuyện trên có ý nghĩa như thế nào đối với em trong việc xây dựng và phát triển tình bạn?
Bài làm:
  • Trước khi nhặt được chú sò nhỏ, cậu bé trong câu chuyện luôn cảm thấy thiếu lòng tin và hay buồn rầu, chán nản luôn cảm thấy mình thiếu bạn.
  • Theo em, chú sò là một người bạn tốt, chú đã đưa ra những lời khuyên chân thành dành cho cậu bé. Thái độ của chú sò với cậu bé đã khiến em suy nghĩ: Tình bạn cần xuất phát từ sự chân thành, tình bạn không chỉ là con người với con người mà nó còn có thể vượt xa hơn thế nữa là con người với con vật... không vụ lợi, là sự tôn trọng, và có trách nhiệm với nhau.
  • Lời khuyên của chú sò dành cho cậu bé trong câu chuyện trên có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với em trong việc xây dựng và phát triển tình bạn. Thông qua lời khuyên ấy, em chợt hiểu ra rằng, bạn bè chúng ta không nhất thiết phải tìm kiếm thật nhiều, bởi nhiều chưa hẳn đã là tốt là chất lượng. Chúng ta hãy trân trọng những tình bạn đang có và xây dựng tình bạn đó ngày càng tốt đẹp hơn mới là điều đáng quý.

b. Chia sẻ:

Em cảm thấy thế nào khi bên cạnh em có những người bạn tốt?

Bài làm:

Em cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi bên mình luôn có những người bạn tốt. Dù bất cứ lúc nào, các bạn cũng luôn sẵn sàng ở bên cạnh và giúp đỡ mình những lúc mình gặp khó khăn hay chia sẻ cùng mình mỗi khi mình có niềm vui trong cuộc sống. Các bạn chơi với mình bằng sự chân thành, tôn trọng và không vụ lợi... Đó thực sự là tình bạn đáng quý, em sẽ cố gắng xây dựng và vun đắp tình bạn đó ngày càng tốt đẹp.

3. Tìm hiểu ý nghĩa của tình bạn trong sáng, lành mạnh

a. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi: Một tình bạn đẹp

Câu hỏi:

  • Em hãy nêu những khó khăn mà bạn Gái đã gặp phải
  • Nga đã làm những gì để giúp bạn Gái trong cuộc sống và học tập?
  • Tại sao tình bạn của Nga và Gái được gọi là một tình bạn đẹp?
  • Em học tập được điều gì từ câu chuyện trên?
Bài làm:
  • Những khó khăn mà bạn Gái gặp phải là:
    • Lúc sinh ra, đôi chân của em bị tật bẩm sinh, không đi lại được, suốt ngày chỉ ngồi một chỗ
    • Đi học bị bạn bè và cả một số phụ huynh đưa con em tới trường cũng kì thị
  • Để giúp Gái trong cuộc sống và học tập, Nga đã giúp Gái bằng cách:
    • Trò chuyện, tâm sự cùng với Gái để bạn ấy đỡ cảm thấy cô độc
    • Hằng ngày, trừ những hôm thời tiết khó chịu, Nga đều cõng bạn đến trường
    • Những lúc Gái đau ốm, Nga đều chép bài đầy đủ cho bạn để bạn theo kịp với bạn bè
  • Nga và Gái được xem là một tình bạn đẹp vì Nga không chê Gái nhà nghèo và khuyết tật. Nga vẫn luôn nhiệt tình giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn trong cuộc sống. Nga luôn là người bạn ở bên cạnh động viên, khuyến khích và chia sẻ cùng bạn để tạo thêm động lực cho bạn để bạn vượt qua khó khăn.
  • Qua câu chuyện trên, em học tập được: Trong cuộc sống không nên kì thị những mảnh đời bất hạnh, thay vào đó chúng ta hãy biết chia sẻ và giúp đỡ, đồng cảm và cảm thông sâu sắc cho nhau. Đó là một trong những yếu tố để tạo dựng nên một tình bạn đẹp và lâu bền.

b. Chia sẻ những điều nên và không nên trong tình bạn

Em hãy cùng các bạn thảo luận, ghi những điều nên và không nên trong tình bạn theo bảng mẫu sau:

Những điều nên trong tình bạnNhững điều không nên trong tình bạn
Bài làm:
Những điều nên trong tình bạnNhững điều không nên trong tình bạn
  • Giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn
  • Động viên, an ủi khi bạn gặp chuyện buồn
  • Cùng giúp đỡ nhau học tập tiến bộ
  • Vui chơi lành mạnh, thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe
  • Ngăn cản bạn khi bạn bị lôi kéo, dụ dỗ vào tệ nạn xã hội
  • Lôi kéo, dụ dỗ bạn vào con đường tệ nạn
  • Lợi dụng bạn để tìm kiếm lợi ích cho riêng mình
  • Nói xấu bạn sau lưng
  • Gây hiềm khích

4. Rèn luyện tình bạn trong sáng, lành mạnh

a. Em đồng ý với quan điểm nào dưới đây? Vì sao?

  • C học giỏi nhưng ít quan tâm đến bạn bè
  • Lan, Minh thân nhau và hay bênh vực, bảo vệ nhau mỗi khi mắc sai lầm
  • Tuấn học giỏi, chơi thân với Việt, hai bạn cùng bổ sung kiến thức cho nhau, giúp nhau cùng tiến bộ
  • Mặc dù biết hoàn cảnh gia đình Nam nghèo nhưng Hòa vẫn chơi thân với bạn

b. Để có một tình bạn trong sáng, em cần làm những gì?

Bài làm:

Em đồng ý với các quan điểm:

  • Tuấn học giỏi, chơi thân với Việt, hai bạn cùng bổ sung kiến thức cho nhau, giúp nhau cùng tiến bộ
  • Mặc dù biết hoàn cảnh gia đình Nam nghèo nhưng Hòa vẫn chơi thân với bạn

=> Vì đó là những biểu hiện tình bạn trong sáng, lành mạnh.

Để có một tình bạn trong sáng, lành mạnh, em cần:

  • Rèn luyện nhân cách của mình: tập tính chân thật, tự lập, biết chia sẻ, cảm thông...
  • Thẳng thắn góp ý nhau, không bao che những hành vi sai trái của nhau
  • Có thiện chí, cư xử đúng mực, hai bên cùng cố gắng

C. Hoạt động luyện tập

1. Đọc và trả lời

Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến sau đây về tình bạn? Giải thích tại sao?

Ý kiếnTán thànhKhông tán thànhGiải thích
1. Tình bạn đẹp chỉ có trong sách vở
2. Bạn bè phải biết bao che, bảo vệ nhau trong mọi trường hợp
3. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía
4. Thêm bạn bớt thù
5. Chỉ có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa những người cùng giới, không có những người khác giới
6. Phê phán, chỉ trích nặng nề khi bạn mắc sai lầm
7. Tỏ vẻ ta đây, tỏ vẻ biết điều
8. Tình bạn là sự tự nguyện, bình đẳng
9. Tình bạn cần có sự thông cảm, đồng cảm sâu sắc
10. Tình bạn vì lợi ích có thể khai thác được
11. Biết chia sẻ và giúp đỡ nhau
Bài làm:
Ý kiếnTán thànhKhông tán thànhGiải thích
1. Tình bạn đẹp chỉ có trong sách vởxTrong thực tế cũng có rất nhiều tình bạn đẹp
2. Bạn bè phải biết bao che, bảo vệ nhau trong mọi trường hợpxChỉ nên bao che, bảo vệ bạn những lúc bạn gặp khó khăn. Còn những khi bạn mắc sai lầm, có lỗi ta phải nhắc nhở để bạn biết và sửa chữa không thể bao che cho bạn, như vậy sẽ làm hại bạn
3. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phíaxMuốn xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh thì cả hai phía đều phải có ý thức xây dựng tình bạn trên sự tôn trọng, chân thành và cùng giúp nhau tiến bộ.
4. Thêm bạn bớt thùxThực tế có nhiều người kết bạn chỉ để lợi dụng hay vì một mục đích tư lợi khác từ bạn. Vì vậy, chưa hẳn nhiều bạn là bớt kẻ thù.
5. Chỉ có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa những người cùng giới, không có những người khác giớixThực tế có rất nhiều tình bạn khác giới trong sáng, lành mạnh và kéo dài hàng chục năm.
6. Phê phán, chỉ trích nặng nề khi bạn mắc sai lầmxDù bạn có sai lầm, chúng ta cùng nên góp ý nhỏ nhẹ, phân tích cho bạn hiểu lỗi sai của mình để sửa chữa.
7. Tỏ vẻ ta đây, tỏ vẻ biết điềuxĐó là người kiêu ngạo. Và những người kiêu ngạo rất khó để có được tình bạn đẹp
8. Tình bạn là sự tự nguyện, bình đẳngxKết bạn là tự nguyện và luật pháp không nghiêm cấm, chỉ cần cả hai phía cảm thấy phù hợp, cùng sở thích, tính cách, chí hướng đều có thể trở thành những người bạn của nhau.
9. Tình bạn cần có sự thông cảm, đồng cảm sâu sắcxĐồng cảm và thông cảm là yếu tố cần thiết để tạo dựng nên tình bạn lâu dài
10. Tình bạn vì lợi ích có thể khai thác đượcxTình bạn được xây dựng dựa trên lợi ích của người khác thì sẽ nhanh chóng tan vỡ.
11. Biết chia sẻ và giúp đỡ nhauxBạn bè cần phải hỗ trợ, giúp đỡ lần nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.

2. Xử lí tình huống và đóng vai

a. Xử lí tình huống

Tình huống 1: Em chơi thân với một bạn trong lớp nhưng gần đây bạn thường hay chỉ trích em. Bạn ấy lại vừa chỉ trích em thêm một lần nữa.

Câu hỏi:

  • Em cảm thấy như thế nào?
  • Em có thể nói gì (với bản thân) để giúp em giữ được lòng tự trọng?
  • Em có thể nói gì với bạn ấy để vẫn giữ được tình bạn?
Bài làm:
  • Em cảm thấy rất buồn và không thoải mái khi bạn ấy liên tục chỉ trích em.
  • Để giúp em giữ được lòng tự trọng, em có thể tự an ủi bản thân mình: Có lẽ vì mình đã làm phật ý điều gì đó mới khiến bạn ấy như vậy. Mình sẽ hỏi bạn ấy xem mình cư xử hay làm việc gì không đúng để sửa sai. Như vậy, sẽ giúp cả hai vui vẻ như trước kia.
  • Để vẫn giữ được tình bạn, em có thể nói với bạn ấy là: Mấy ngày hôm nay tớ thấy cậu có vẻ không thoải mái về tớ. Chắc tớ lại làm sai điều gì rồi, cậu là bạn thân của tớ, cậu có thể cho tớ biết tớ đã làm sai điều gì để sửa chữa lỗi lầm của mình được không?

Tình huống 2: Lan bị ốm, phải nghỉ học. Vân là bạn thân của Lan được cô giáo nhờ đến nhà Lan để lấy vở giúp Lan ghi bài ở lớp. Vân hứa với cô giáo và cả lớp sẽ đến nhà lấy vở và giúp giảng lại bài cho Lan, nhưng Vân đã không thực hiện lời hứa, với lí do nhà Vân bận việc, Vân ngủ dậy muộn nên không thể đến nhà Lan trước khi đến trường.

Câu hỏi:

  • Hãy nhận xét việc làm của Vân.
  • Em sẽ khuyên Vân như thế nào?
  • Nếu là Lan, khi biết chuyện, em sẽ nghĩ và cư xử như thế nào với Vân?
Bài làm:
  • Qua tình huống trên em thấy, Vân là người không có trách nhiệm và không giữ đúng lời hứa của mình.
  • Trong tình huống này, em sẽ khuyên Vân là nên nhận lỗi sai của mình trước cô giáo và toàn thể các bạn vì không hoàn thành tốt lời hứa của mình. Để chuộc lỗi, Vân nên xin phép cô và các bạn cuối buổi học sẽ về nhà Lan chép bài giúp bạn và giảng bài hôm nay đã học cho bạn ấy.
  • Nếu là Lan, khi biết chuyện em sẽ cảm thấy hơi buồn vì Vân là người bạn thân của mình nhưng lại không thể giúp đỡ mình trong lúc mình đang đau ốm dù việc đó nằm trong khả năng của bạn ấy. Tuy nhiên, em cũng sẽ đối xử với bạn như trước, vẫn vui vẻ, chờ có dịp sẽ góp ý khéo léo với bạn về việc nên có trách nhiệm hơn đối với lời hứa của mình đã nói ra.

b. Đóng vai

Tình huống 1: Hai người bạn thân nhất của em đang rất giận nhau: Bây giờ, hai bạn ấy không thèm nói chuyện với nhau nữa, nhưng cả hai đều nói chuyện với em.

Em có thể làm gì để giúp 2 bạn ấy?

Bài làm:

Trong trường hợp đó, em sẽ nói chuyện với từng bạn để hiểu rõ ngọn ngành câu chuyện và tìm ra nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn. Em sẽ phân tích và giúp từng bạn nguôi cơn giận. Bí mật hẹn cả hai bạn cùng ra quán nước quen thuộc cả ba đứa cùng hay ngồi để cả hai bạn có cơ hội nói lên suy nghĩ của mình, để cả hai hiểu nhau hơn và tha thứ lỗi lầm cho nhau, tiếp tục trở thành những người bạn tốt.

Tình huống 2:

Lớp em đang xếp hàng để chuẩn bị cho giờ chào cờ đầu tuần, một trong trường cốc vào đầu em và như đang muốn gây sự để em đánh nhau với bạn ấy.

Em sẽ ứng xử như thế nào?

Bài làm:

Em không làm gì nhưng bị bạn cốc vào đầu và như muốn gây sự em cảm thấy rất tức. Nhưng em sẽ chỉ mỉm cười với bạn ấy cho qua chuyện để buổi chào cờ diễn ra đúng giờ và tốt đẹp. Nếu bạn vẫn cố ý trêu ghẹo hay gây sự với em thì em sẽ báo với cô chủ nhiệm hoặc cán bộ của lớp bạn đó.

3. Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận câu hỏi:

Nhóm 1: Tình bạn trong sáng, lành mạnh được dựa trên những cơ sở nào? Nếu tình bạn được xây dựng trên cơ sở không trong sáng, lành mạnh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến con người?

Bài làm:

Tình bạn trong sáng, lành mạnh được dựa trên những cơ sở:

  • Phù hợp với nhau về quan niệm sống.
  • Bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
  • Chân thành, tin cậy lẫn nhau.
  • Có trách nhiệm đối với nhau.
  • Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.

Nếu tình bạn được xây dựng trên cơ sở không trong sáng, lành mạnh sẽ làm cho hai người không chân thành với nhau, không tôn trọng nhau, luôn có những mục đích tư lợi riêng, luôn bất đồng quan điểm và cãi vã nhau... Từ đó, tình bạn nhanh chóng tan vỡ, không lâu bền.

Nhóm 2: Tình bạn trong sáng, lành mạnh có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của mỗi con người? Em cần làm gì để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh?

Bài làm:

Ý nghĩa của tình bạn trong sáng, lành mạnh đối với cuộc sống của mỗi con người:

  • Cảm thấy ấm áp tự tin .
  • Yêu cuộc sống hơn .
  • Biết tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn

Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh, em cần:

  • Rèn luyện nhân cách của mình: tập tính chân thật, tự lập, biết chia sẻ, cảm thông...
  • Thẳng thắn góp ý nhau, không bao che những hành vi sai trái của nhau
  • Có thiện chí, cư xử đúng mực, hai bên cùng cố gắng

Nhóm 3: Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng, thường xuất phát từ những bất đồng trong quan hệ bạn bè. Đứng trước sự việc các bạn đánh nhau, em có thái độ, hành động như thế nào? Theo em, cần làm gì để giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường?

Bài làm:

Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng, thường xuất phát từ những bất đồng trong quan hệ bạn bè. Đứng trước sự việc các bạn đánh nhau, em cảm thấy rất đáng buồn bởi trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh. Bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp... Thế nhưng, các bạn lại biến môi trường ấy thành một nơi để đánh nhau, Bởi vậy, khi gặp trường hợp bạo lực học đường, em luôn cố gắng tìm cách ngăn chặn những việc làm đó, có thể nhờ người lớn hoặc thầy cô giúp đỡ.

Theo em, để giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường, chúng ta cần:

  • Cộng đồng và trường học và gia đình phải giáo dục và tuyên truyền để các em học sinh hiểu rõ tác hại của bạo lực học đường
  • Phê phán, tố cáo những hành vi bạo lực học đường.
  • Xây dựng trường học thân thiện, bạn bè và thầy cô gần gũi, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.

4. Xác định cách ứng xử trong tình bạn

Em sẽ ứng xử như thế nào trong những trường hợp sau?

Trường hợp

Cách ứng xử của em

1. Khi thấy bạn của mình mắc khuyết điểm hoặc vi phạm kỉ luật

2. Khi thấy bạn của mình bị người khác rủ rê, lôi kéo tham gia vào những việc làm không lành mạnh

3. Khi thấy bạn của mình có chuyện buồn, gặp khó khăn trong cuộc sống

4. Khi bạn phê bình khuyết điểm của mình.

5. Khi thấy bạn mình có chuyện vui

6. Khi thấy bạn của mình thân thiện với người khác.

Bài làm:

Trường hợp

Cách ứng xử của em

1. Khi thấy bạn của mình mắc khuyết điểm hoặc vi phạm kỉ luật

Khuyên bảo và phân tích nhẹ nhàng cho bạn hiểu được lỗi lầm của mình và sửa chữa

2. Khi thấy bạn của mình bị người khác rủ rê, lôi kéo tham gia vào những việc làm không lành mạnh

Em sẽ ngăn cản bạn, khuyên bạn không nên tham gia vào những hành vi xấu, vi phạm pháp luật.

3. Khi thấy bạn của mình có chuyện buồn, gặp khó khăn trong cuộc sống

Chia sẻ, động viên và giúp đỡ bạn để bạn có thể vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

4. Khi bạn phê bình khuyết điểm của mình.

Mỉm cười và nhận lỗi sai của mình để sửa chữa.

5. Khi thấy bạn mình có chuyện vui

Chia sẻ niềm vui cùng bạn, tuyên dương, khích lệ để bạn tiếp tục cố gắng.

6. Khi thấy bạn của mình thân thiện với người khác.

Học theo đức tính của bạn, gần gũi, vui vẻ với những người xung quanh mình.

5. Liên hệ bản thân

  • Em hãy tự liên hệ bản thân có những biểu hiện gì tốt hoặc chưa tốt trong quan hệ bạn bè của mình.
  • Xây dựng kế hoạch rèn luyện nhằm phát huy những điều tốt và khắc phục những điều chưa tốt của em trong quan hệ bạn bè.
Bài làm:

Những biểu hiện tốt

Những biểu hiện chưa tốt

  • Chăm sóc, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn.
  • Cùng bạn cố gắng học tập để cùng nhau tiến bộ.
  • Chia sẻ, động viên bạn khi bạn cần
  • Luôn giữ đúng lời hứa với nhau
  • Rủ bạn đi chơi, quên việc học bài ở nhà.
  • Tranh cãi với bạn những vấn đề trong cuộc sống.

=> Để xây dựng quan hệ bạn bè ngày càng tốt, em cố gắng phát huy những biểu hiện tốt, khắc phục dần những biểu hiện chưa tốt để ngày càng hoàn thiện bản thân mình.

D – E. Hoạt động vận dụng – Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Suy ngẫm

Vì sao những người sống ích kỉ hoặc không trung thực thường có ít bạn bè?

Bài làm:

Vì những người ích kỉ hoặc không trung thực họ thường chỉ sống vì lợi ích cá nhân của mình. Mọi việc làm của họ đều xuất phát từ mục đích tư lợi của họ cho dù nó có thể làm tổn hại đến người khác. Những người ích kỉ hoặc không trung thực thường kết bạn chỉ để khai thác giá trị của những người bạn mới quen, khi không còn giá trị lợi dụng họ sẵn sàng không quan tâm và gạt họ sang một bên. Bởi vậy, họ thường có rất ít bạn bè.

2. Viết một đoạn văn ngắn (từ ½ đến 1 trang A4) về giá trị của tình bạn

Bài làm:

Có ba thứ tình cảm không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người, đó là: tình gia đình, tình yêu và tình bạn.

Chúng ta không thể nói chính xác lúc nào tình bạn hình thành. Cứ nhỏ từng giọt nước vào ly, sẽ có lúc một giọt nước làm tràn ly. Tình bạn cũng vậy, trong mỗi chuỗi những điều dễ thương, tử tế, sẽ có một điều làm con tim tràn đầy. Đó là sức mạnh của tình bạn.

Tình bạn không chỉ đơn giản là sẻ chia, quan tâm, thấu hiểu… mà nếu khám phá ra được sức mạnh của tình bạn, chúng ta còn nhận được nhiều hơn những điều có thể nhìn thấy, cảm nhận được.

Có thể nói, tình bạn chính là đại diện tích cực nhất cho tình yêu thương. Sự gắn bó và những mối quan hệ cao đẹp. Nó dạy ta cách sống biết yêu thương, hoà đồng và tự tin.

Chúng ta thường nghĩ rằng tình bạn và tình yêu khó có thể cùng tồn tại trong một mối quan hệ. Điều này sẽ đúng nếu bạn không thật sự hiểu được giá trị và sức mạnh của tình bạn. Và nếu biết cách hòa hợp giữa tình bạn và tình yêu, tình bạn sẽ tồn tại một cách bền vững trong tình yêu và tình yêu sẽ làm nền cho những cung bậc cảm xúc trong tình bạn.

Có những điều vì tồn tại rất gần và thường xuyên nên chúng ta cho rằng đó là quy luật của tự nhiên. Nhưng chính vì thế mà chúng ta ít khi khám phá ra được sức mạnh thật sự của những điều ấy.

3. Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn hoặc những câu chuyện hay về tình bạn

Bài làm:

Các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn hoặc những câu chuyện hay về tình bạn là:

  • Đã là bạn thì mãi mãi là bạn / Đừng như sông lúc cạn lúc đầy.
  • Bạn bè là nghĩa tương tri / Sao cho sau trước một bờ mới nên.
  • Ai ơi nhớ lấy câu này / Tình bạn là mối duyên thừa trời cho
  • Bắt con cá lóc nướng trui / Làm mâm rượu trắng đãi người phương xa
  • Sống trong bể ngọc kim cương / Không bằng sống giữa tình thương bạn bè
  • Bạn bè là nghĩa tương thân / Khó khăn thuận lợi ân cần bên nhau.
  • Bạn bè là nghĩa trước sau / Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai.

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Soạn GDCD 7 VNEN bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Ngữ văn lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
1 759
Sắp xếp theo

    Soạn GDCD 7 VNEN

    Xem thêm