Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Giản dị và khiêm tốn GDCD 7 VNEN

Soạn VNEN GDCD 7 bài 2: Giản dị và khiêm tốn - Sách VNEN GDCD lớp 7 trang 3 bao gồm hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học một cách chi tiết, dễ hiểu. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
Soạn VNEN GDCD 7 được giới thiệu trên VnDoc.com được xây dựng theo từng đơn vị bài học, mang đến lời giải chi tiết cho các câu hỏi trong sách GDCD 7 theo chương trình VNEN, sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho thầy cô và các em học sinh để có sự chuẩn bị bài tốt nhất cho mỗi bài học trên lớp.

A. Hoạt động khởi động

Hát tập thể

Cả lớp hát bài "Đôi dép Bác Hồ" (nhạc: Văn An, lời thơ: Tạ Hữu Yên)

Qua bài hát "Đôi dép Bác Hồ", em có suy nghĩ gì về sự giản dị của Bác trong cuộc sống?

Bài làm:

Bài hát: Đôi dép Bác Hồ

Đôi dép đơn sơ đôi dép Bác Hồ

Bác đi từ ở chiến khu Bác về,

Bác đi từ ở chiến khu Bác về.

Phố phường trận địa nhà máy đồng quê

đều in dấu dép Bác về Bác ơi,

đều in dấu dép Bác về Bác ơi.

Dép này Bác trãi đường dài,

đã cùng Bác vượt chông gai xây non nước nhà.

Đường đi chiến đấu gần xa

dấu dép cha già dẫn lối con đi,

dấu dép cha già dẫn lối con đi.

=> Qua bài hát em thấy, là một vị lãnh tụ của đất nước nhưng Bác Hồ sống rất giản dị và mộc mạc, khiến ai cũng khâm phục và yêu quý Bác.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu thế nào là giản dị và khiêm tốn

  • Từ bài viết về Bác, theo em, sự giản dị của Bác được thể hiện ở những mặt nào?
  • Hãy tìm những từ ngữ mô tả cụ thể về lối sống, hành vi giản dị của Bác. Gạch chân hoặc viết vào vở những từ đó
  • Sự khiêm tốn của Bác thể hiện ở những hành vi và thái độ nào được mô tả trong bài viết trên?
  • Em học tập được gì từ tấm gương của Bác về sự giản dị và khiêm tốn?
Bài làm:

Từ bài viết về Bác, theo em, sự giản dị của Bác được thể hiện ở những mặt:

  • Nơi ở
  • Trang phục
  • Lời nói, hành động

Những từ ngữ mô tả cụ thể về lối sống, hành vi giản dị của Bác là:

  • Nơi làm việc là ngôi nhà sàn đơn sơ, đồ đạc đủ dùng
  • Mỗi ngày ăn ba món ăn dân dã, đơn giản
  • Bộ bà ba nâu, bộ ka ki vàng và đôi dép cao su
  • Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ
  • Thân tình với mọi người, không có khoảng cách trên dưới,

Sự khiêm tốn của Bác thể hiện ở những hành vi và thái độ:

  • Khiêm tốn với tất cả mọi người
  • Thân mật và trân trọng
  • Rất lễ độ và đúng mực...

=> Từ tấm gương của Bác, em thấy chúng ta phải sống phù hợp với điều kiện của mình, không nên phô trương, màu mè. Đồng thời biết khiêm nhường để tiếp thu những điều mình chưa biết để ngày càng hoàn thiện hơn.

2. Tìm hiểu biểu hiện của giản dị và khiêm tốn

a. Sau đây là những biểu hiện của người giản dị thường có. Em hãy tự đánh giá bản thân xem mình có những biểu hiện nào trong số đó

Người giản dị là người:

+ Thân thiện, chan hòa với mọi người + Sống chân thành

+ Không cầu kì, xa hoa, lãng phí + Lời nói đơn giản, dễ hiểu

+ Sống hòa nhập với thiên nhiên

Em hãy mô tả cụ thể những hành vi của mình thể hiện sự giản dị ở các hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống

Bài làm:

Bản thân em có những biểu hiện của người giản dị là:

  • Thân thiện, chan hòa với mọi người

Ví dụ: Chủ động làm quen với mọi người và luôn nói chuyện cởi mở, vui vẻ.

  • Không cầu kì, xa hoa, lãng phí

Ví dụ: Đi ăn buffet em chỉ lấy đủ phần mình ăn, không lấy phung phí thức ăn

  • Sống hòa nhập với thiên nhiên

Ví dụ: Dịp hè về quê, em cùng các bạn nhỏ ở quê đi mò cua, bắt ốc ngoài đồng

  • Sống chân thành

Ví dụ: Quyên góp, ủng hộ các bạn nhỏ ở vùng lũ lụt khi trường, lớp phát động

b. Sau đây là những biểu hiện của người khiêm tốn thường có. Em hãy tự đánh giá bản thân xem mình có những biểu hiện nào trong số đó

Người khiêm tốn là người:

+ Nhã nhặn + Nêu cao tinh thần học hỏi

+ Trung thực + Không đề cao cá nhân với người khác

+ Không có tính tự cao, tự đại + Cần phải học hỏi thêm nhiều điều

Bài làm:

Những biểu hiện của người khiêm tốn mà em có là:

  • Trung thực
  • Nêu cao tinh thần học hỏi
  • Cần phải học hỏi thêm nhiều điều

3. Phân tích ý nghĩa của sự giản dị và khiêm tốn

a. Em hãy trả lời câu hỏi: Tại sao sự giản dị lại giúp chúng ta có được những điều sau?

  • Sự giản dị giúp cá nhân dễ hòa nhập, hòa đồng với cộng đồng, với xã hội
  • Sự giản dị giúp cá nhân không phức tạp hóa vấn đề, vì thế cuộc sống của họ trở nên thanh thản hơn
  • Sự giản dị giúp cá nhân được yêu mến, quý trọng
  • Sự giản dị giúp cá nhân tiết kiệm thời gian, của cải và vì thế có thể đầu tư nhiều hơn ch công việc, cho những việc hữu ích

b. Em hãy trả lời câu hỏi: Tại sao sự khiêm tốn lại giúp chúng ta có được những điều sau?

  • Sự khiêm tốn giúp người ta gặp thuận lợi trong cuộc sống
  • Sự khiêm tốn giúp người ta coi thành công như là sự động viên mà không trở nên chủ quan
  • Sự khiêm tốn giúp tăng cường khả năng học hỏi
  • Sự khiêm tốn làm người ta dễ tìm thấy cái tốt đẹp ở người khác để noi theo và dễ chấp nhận người khác.
  • Sự khiêm tốn giúp cá nhân trở nên được yêu mến và được tôn trọng.

c. Em hãy liệt kê những biểu hiện của sự chưa khiêm tốn và chưa giản dị

d. Em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa giản dị và khiêm tốn

Bài làm:

a. Sự giản dị lại giúp chúng ta có được những điều trên là vì: giản dị không những giúp bạn được yêu mến, quý trọng tiết kiệm thời gian... mà nó còn giúp bạn hoàn thiện bản thân mình hơn. Giản dị nó không chỉ thể hiện ở bộ quần áo, ở bữa cơm bạn ăn mà còn là lời nói, hành động và nhân cách bên trong của mỗi người. Giản dị giúp ta sống nhẹ nhàng và lấy được thiện cảm từ mọi người. Nói chung, bạn học cách giản dị nghĩa là bạn đã học được gần một nửa của cuộc sống.

b. Sự khiêm tốn lại giúp chúng ta có được những điều trên là vì: sự khiêm tốn giúp cho bạn được mọi người yêu mến và quý trọng. Sự khiêm tốn giúp ta tự tin khi giao tiếp, trò chuyện. Khiêm tốn giúp ta học tập và phát huy khả năng bên trong của mình. Đồng thời, nó gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống...

c. Những biểu hiện của sự chưa khiêm tốn và chưa giản dị là:

Biểu hiện của sự chưa khiêm tốnBiểu hiện của sự chưa giản dị
  • Cho mình thông minh và tài giỏi hơn bạn khác
  • Không có thái độ hợp tác và học hỏi
  • Luôn cho mình là ta đây, không xem trọng ý kiến người khác
  • Sống giả dối, không trung thực
  • Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kì, bóng bẩy.
  • Nói năng cộc lốc, trống không
  • Đua đòi với bạn bè, bỏ bê việc học tập
  • Luôn ăn chơi, phung phí

d. Mối quan hệ giữa giản dị và khiêm tốn là:

  • Giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội không xa hoa lãng phí.
  • Khiêm tốn là thái độ khiêm nhường, là đủ hiểu biết những thứ mình chưa biết và nỗ lực tìm hiểu những điều đó

=> Giản dị và khiêm tốn có mối quan hệ khăng khít, hỗ trợ qua lại lẫn nhau. Khi ta sống giản dị sẽ làm con người ta khiêm tốn và khi ta sống khiêm tốn sẽ làm cho con người ta sống bình dị hơn. Đó là những đức tính quý giá của con người.

C. Hoạt động luyện tập

1. Thể hiện thái độ khiêm nhường

Em sẽ phản ứng như thế nào trước những lời khen sau đây dành cho em:

  • Bạn thật xinh đẹp
  • Bạn giỏi và tài thế
  • Bạn thật tốt với tôi
  • ............................
Bài làm:

Khi được khen, chắc chắn trong lòng ai cũng vui sướng và hạnh phúc. Tuy nhiên, chúng ta không nên thể hiện niềm vui đó thái quá mà chúng ta hãy mỉm cười nhẹ nhàng và nói thêm một câu nói khiêm tôn và nhã nhặn: "Anh/chị/ bạn quá khen,...."

2. Đọc truyện Rùa và Thỏ và trả lời câu hỏi

  • Em hãy phân tích điểm yếu và điểm mạnh của Thỏ và Rùa?
  • Vì sao Thỏ lại thua Rùa?
  • Hành vi không khiêm tốn của Thỏ được thể hiện ở những từ/ cụm từ nào? Em hãy viết ra hoặc gạch chân dưới những từ/ cụm từ đó
  • Nếu em là Thỏ, em sẽ thay đổi điều gì để có thể thành công?
Bài làm:

- Điểm yếu và điểm mạnh của Rùa và Thỏ là:

RùaThỏ
Điểm yếuChậm chạpXem thường người khác
Điểm mạnhLuôn cố gắng, kiên trìNhanh nhẹn

- Thỏ lại thua Rùa vì Thỏ khinh thường, chế giễu Rùa là kẻ chậm chạp nên nhởn nhơ trên đường đua và cuối cùng Rùa đã kiên trì và cố gắng chạy về đích được trước.

- Hành vi không khiêm tốn của Thỏ được thể hiện ở từ/ cụm từ:

  • Mỉa mai, châm chọc: Đồ chậm như sên
  • Vểnh tai tự đắc
  • Tớ chấp cậu một nửa đường
  • Khi vào cuộc đua: Nhởn nhơ nhìn trời, nhìn mây, nhấm nháp vài ngọn cỏ, vẻ mặt khoan khoái
  • Nếu em là Thỏ, em sẽ thay đổi tính kiêu căng, coi thường người khác thay vào đó phải khiêm tốn, nhã nhặn để có được nhiều thành công hơn trong tương lai.

3. Liên hệ thực tế

Em hãy lấy ví dụ từ bản thân hoặc từ những người xung quanh để minh họa sự giản dị được thể hiện trong 4 dạng sau:

  • Giản dị trong lối sống sinh hoạt
  • Giản dị trong cách đối nhân xử thế, cách giao tiếp
  • Giản dị trong lời nói
  • Giản dị trong suy nghĩ
Bài làm:

Ví dụ:

Sự giản dịVí dụ
Giản dị trong lối sống sinh hoạtTrước khi đi ra ngoài, tắt hết điện trong nhà không sử dụng đến
Giản dị trong cách đối nhân xử thế, cách giao tiếpKhi gặp người lớn, em chào hỏi lễ phép
Giản dị trong lời nóiNói chuyện gần gũi, thân thiện với mọi người không phô trương, màu mè.
Giản dị trong suy nghĩKhi bạn sai, bạn xin lỗi, mình vui vẻ nhận lời và không để thù oán trong lòng

4. Thảo luận

Em đồng ý hay không đồng ý với các ý kiến sau và giải thích vì sao?

  • Trái với giản dị là lối sống xa hoa, lãng phí, phô trương về hình thức, học đòi trong ăn mặc, cầu kì trong cử chỉ, sinh hoạt, giao tiếp
  • Giản dị không có nghĩa là sống qua loa, đại khái, cẩu thả, tùy tiện trong nếp sống, nếp nghĩ, nói năng cộc lốc, trống không, tôn hồn nghèo nàn, trống rỗng
  • Hành vi thể hiện lối sống giản dị phải phù hợp với lứa tuổi, với điều kiện của gia đình, bản thân và môi trường xã hội xung quanh
Bài làm:
  • Trái với giản dị là lối sống xa hoa, lãng phí, phô trương về hình thức, học đòi trong ăn mặc, cầu kì trong cử chỉ, sinh hoạt, giao tiếp

=> Đồng ý vì những người sống giản dị là những người sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình, xã hội, không xa hoa...

  • Giản dị không có nghĩa là sống qua loa, đại khái, cẩu thả, tùy tiện trong nếp sống, nếp nghĩ, nói năng cộc lốc, trống không, tôn hồn nghèo nàn, trống rỗng

=> Đồng ý vì sống giản dị nhưng vẫn phải đúng với quy tắc, chuẩn mực xã hội, góp phần xã hội tiến bộ.

  • Hành vi thể hiện lối sống giản dị phải phù hợp với lứa tuổi, với điều kiện của gia đình, bản thân và môi trường xã hội xung quanh

=> Đồng ý vì ở mỗi đối tượng, mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có cách sống, cách ứng xử khác nhau. Vì vậy, chúng ta phải sống giản dị phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh...

5. Giải quyết tình huống

Tuấn là một cậu bé khá điển trai trong lớp, nhưng nhà nghèo. Mẹ Tuấn chắt chiu mãi mới mua được cho em chiếc xe đạp cũ để đi học. Ở lớp, một số bạn nam đi xe đạp tốt và đẹp hơn. Thỉnh thoảng các bạn ấy cứ trêu Tuấn rằng, đẹp trai và đi xe "tòng tọc"... Tuấn thấy buồn lắm và về nhà đòi mẹ mua chiếc xe đạp tốt hơn. Mẹ đã giải thích nhưng Tuấn vẫn cứ nằng nặc đòi mua, thậm chí đòi bỏ học.

Câu hỏi:

  • Theo em, các bạn nam trong lớp ứng xử đã đúng chưa? Các bạn ấy có thể hiện sự khiêm tốn và giản dị không? Vì sao?
  • Với hiểu biết về ý nghĩa của giản dị và khiêm tốn, nếu là mẹ của Tuấn, em sẽ nói gì với Tuấn khi Tuấn đề nghị mua xe đạp tốt hơn?
  • Nếu em là Tuấn, em sẽ ứng xử thế nào với các bạn khi bị các bạn trêu như vậy? Hãy phân tích hành vi nào thể hiện sự khiêm tốn, hành vi nào thể hiện sự giản dị? Tại sao?
Bài làm:

- Theo em, các bạn nam trong lớp của Tuấn ứng xử như vậy là chưa đúng. Các bạn ấy làm như vậy chưa thể hiện sự khiêm tốn và giản dị vì các bạn ấy chê bai, khinh thường bạn học cùng lớp của mình trong khi gia đình bạn ấy còn đang gặp nhiều khó khăn.

- Nếu là mẹ của Tuấn, em sẽ nói với Tuấn là: Mẹ chưa bao giờ tiếc điều gì với con, nhưng hiện giờ gia đình mình còn khó khăn, nên con hãy sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, của gia đình mình. Là một cậu bé ngoan, mẹ tin con sẽ không vì những lời nói khiêu khích của các bạn để đua đòi theo các bạn.

- Nếu em là Tuấn, em sẽ mỉm cười cùng với các bạn và xem như đó là những câu nói bông đùa. Và em cũng sẽ đối đáp lại với các bạn là: Thôi, sao đâu, nhà mình còn khó khăn, có xe đi học là tốt rồi, xe có cũ nhưng dùng bền là mình vui rồi.

Những hành vi thể hiện sự khiêm tốn: mỉm cười, xem đó là lời bông đùa, có xe đi học là tốt rồi...

D. Hoạt động vận dụng

1. Suy ngẫm

Em hãy đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình với người thân hoặc bạn bè về câu nói dưới đây. Câu nói đó giúp em có hành động gì trong thực tiễn?

"Nếu lòng chân thành giúp ta có một thế đứng vững chắc trong quan hệ giao tiếp thì tính giản dị giúp con người tránh xa những thất bại tầm thường, tính khiêm tốn cho ta những thành công trong cuộc sống".

Bài làm:

Đọc câu trên em cảm thấy thật đúng, trong xã hội ngày nay, sự chân thành, sống giản dị và khiêm tốn rất quan trọng đối với con người:

Như chúng ta đã biết, mọi thứ tồn tại lâu bền nhất đều xuất phát từ sự chân thành, khi bạn nói với người khác những câu nói chân thành chắc chắn sẽ chạm đến tận trái tim của người đó và tạo sự tin tưởng của họ dành cho bạn. Nhưng ngược lại, nếu đó chỉ là những câu nói "giả tạo" thì có thể nó sẽ ấn tượng ban đầu nhưng về lâu dài nó nhanh chóng bị lãng quên.

Trong cuộc sống, sống giản dị là đức tình vô cùng cao quý và được nhiều người quý mến. Khi ta sống giản dị, ta sẽ không còn vướng bận những điều nhỏ nhặt, phiên muộn nhỏ nhoi trong cuộc sống, biến cho cuộc sống trở nên nhẹ nhàng và tươi đẹp hơn.

Cũng tương tự như vậy, sống khiêm tốn sẽ giúp ta nhận ra được mình mạnh điểm nào, yếu điểm nào để khắc phục. Và những người biết nhận và sửa những điểm yếu của mình thì họ sẽ gặt được thành công trong cuộc sống.

=> Từ câu nói trên, em nhận thấy mình phải tập cách sống giản dị, khiêm tốn, nói và làm một việc gì đó đều xuất phát từ sự chân thành. Có như vậy, mình sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, an nhiên và thành công.

2. Kế hoạch rèn luyện của em

Em sẽ làm gì để rèn luyện đức tính khiêm tốn và giản dị trong cuộc sống?

Bài làm:

Để rèn luyện đức tính khiêm tốn và giản dị trong cuộc sống, em sẽ:

  • Sống hòa nhã, vui vẻ với mọi người
  • Không khinh thường, miệt thị người khác
  • Cố gắng học hỏi những điều mà bản thân còn thiếu sót
  • Làm sai tự nhận lỗi và sửa lỗi
  • Luôn tuân thủ các quy tắc của cơ quan, tổ chức, đoàn thể
  • Ăn nói nhỏ nhẹ, lễ phép, ngắn gọn, dễ hiểu
  • Học cách sống tiết kiệm, không xa hoa, lãng phí...

3. Viết nhật kí

Em hãy ghi vào nhật kí những cảm xúc của em về sự giản dị của chính mình

Bài làm:

Ví dụ:

Ngày 29/4/2019

Quả là một ngày hạnh phúc, mình không nghĩ lối sống giản dị lại mang lại nhiều niềm vui đến vậy.

Hôm nay, ở trên trường, khi đi qua chỗ vệ sinh chân tay, mình thấy một bạn đang xả nước lãng phí, mình lại góp ý nhỏ nhẹ với bạn không nên lãng phí nước sạch như vậy, bạn ấy đã mỉm cười với mình và tắt ngay vòi nước. Mình rảo bước vào lớp nhưng trong lòng thật hạnh phúc biết bao, vì mình vừa làm được một việc có ích. Rồi đi vào lớp, thấy hai bạn Tuấn và Nam đang gây gổ đánh nhau, chửi bới nhau vì việc giành nhau quả bóng, với tư cách của một lớp phó, vừa là bạn cùng lớp, mình đã căn ngăn và nói nhẹ nhàng, phân tích cụ thể, mạch lạc cho các bạn hiểu là bạn cùng lớp nên yêu thương, giúp đỡ và chia sẻ cùng nhau... Vậy là, hai bạn lại bắt tay làm hòa và cùng nhau chơi chung quả bóng. Rồi trên đường đi học về, không biết vô tình hay cố ý các bạn nam chạy xe ẩu va vào mình làm mình bị ngã và cười chọc ghẹo. Ban đầu mình tức lắm, nhưng sau đó bạn Thành đã lại xin lỗi mình và mình đã vui vẻ chấp nhận lời xin lỗi đó...

Từ bé tới giờ, mình cứ tưởng sống giản dị khó lắm, nhưng hóa ra cũng dễ thôi đúng không. Vậy thì mỗi ngày, mình sẽ tập sống giản dị để có thật nhiều niềm vui trong cuộc sống.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Trả lời câu hỏi

a. Vì sao Ăng-ghen nói: "Hành trang quan trọng nhất của con người là khiêm tốn và giản dị?" Bằng hiểu biết của mình và những kiến thức vừa được trang bị về khiêm tốn và giản dị, hãy giải thích câu nói trên.

b. Em có suy nghĩ gì về câu nói sau của Niu-tơn? "Sở dĩ tôi nhìn xa là vì tôi ngồi trên vai người khổng lồ".

Bài làm:

a. Theo Ăng-ghen, giản dị và khiêm tốn nếu được phát huy tốt sẽ tạo nên những hiệu ứng đặc biệt. Nhưng thật buồn vì những giá trị này không được chú ý. Có người tự mãn với số vốn kiến thức sẵn có, có người học đến một học vị nào đó rồi cho là "công thành danh toại" không cần nghiên cứu nữa. Có người giàu có và tự cho là đủ nên chỉ lo ăn chơi tiêu xài, không lo phát triển, đến khi trắng tay rồi mới hối hận. Có hiện tượng tương tự là thói khiêm tốn giả tạo - là thói khiêm tốn quá mức hóa ra là thói tự cao tự đại, nấp dưới bóng dáng của khiêm tốn thật sự. Những hiện tượng trên mau chóng xóa bỏ sự tồn tại của đức tính khiêm tốn. Bên cạnh đó thói đua đòi xa xỉ, chi xài của cải thời gian vào việc vô bổ cũng thật sai lầm. Ăn mặc lòe loẹt chi vậy? Nó không tạo cho ta cái đẹp thậm chí làm trò "lố bịch" cho thiên hạ. "Mốt thời trang đã khiến ta mất dần cái tính giản dị, do đó phải ăn mặc cho phù hợp với hoàn cảnh.

Khiêm tốn giản dị chúng ta phải làm gì? Chúng ta phải biết đánh giá không thiên vị thực tài, không được coi thường thế hệ nhỏ tuổi, nêu cao ý thức học tập, phát triển không ngừng tư duy sáng tạo; sống cho phù hợp với hoàn cảnh và các giá trị chân - thiện - mĩ.

Do đó, chỉ có khiêm tốn chúng ta mới có thể tiến bộ, chỉ có giản dị chúng ta mới có thể hòa nhập tự nhiên. Ăng - ghen đã nói đúng. Khiêm tốn và giản dị là công cụ đắc lực phục vụ ta trên đường đời. Có khiêm tốn và giản dị cùng với lòng chân thành thành công tự nhiên sẽ đến với bạn.

b. Qua câu nói của Niu-tơn em có suy nghĩ: ai muốn thành công trong công việc thì học hỏi từ những người trên mình chưa đủ, mà phải biết tận dụng thành tựu của những người đi trước để sáng tạo nên những điều mới mẻ ở mức cao hơn. Trong thời đại toàn cầu hoá, khi thế giới ngày càng trở nên "phẳng" hơn, người đi sau có lợi thế tiến nhanh hơn, nếu biết tiếp thu và ứng dụng thành công nguồn tài nguyên khổng lồ về khoa học, công nghệ, tài chính trên thế giới. Tuy nhiên, chọn điều gì, từ đâu, bằng cách nào để thành công lại tuỳ thuộc hoàn toàn vào mức độ khôn ngoan của sự lựa chọn. Nói cách khác là biết lựa chọn hướng đi hợp lí, sáng tạo để có thể đứng được trên vai những người khổng lồ.

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Soạn GDCD 7 VNEN bài 2: Giản dị và khiêm tốn. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Ngữ văn lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn GDCD 7 VNEN

    Xem thêm