Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 Phòng GD&ĐT Thanh Oai, Hà Nội năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9

Mời các bạn cùng làm Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 Phòng GD&ĐT Thanh Oai, Hà Nội năm học 2016 - 2017 được sưu tầm, biên tập chi tiết nhằm cung cấp tài liệu tham khảo ôn luyện kiến thức vững chắc. Chúc các bạn ghi được điểm số cao!

Bạn đã dùng hết 2 lần làm bài Trắc nghiệm miễn phí. Mời bạn mua tài khoản VnDoc PRO để tiếp tục! Tìm hiểu thêm
  • Câu 1: (5,0 điểm)

    Phân tích quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô. Phân tích nguyên nhân sự sụp đổ đó?

    * Học sinh nêu và phân tích được những nét lớn của quá trình khủng hoảng, sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô với các ý chính sau: Bắt đầu từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 tiếp đến là những cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế, tài chính,...Mở đầu là cuộc khủng hoảng chung trên toàn thế giới đòi hỏi các nước phải cải cách. Cơ chế cũ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô vẫn tồn tại nhiều sai lầm thiếu xót và ngày càng trở nên không phù hợp dẫn đến tình trạng đất nước khủng hoảng toàn diện..., tệ nạn quan liêu thiếu dân chủ gia tăng, pháp chế bị vi phạm nghiêm trọng khiến nhân dân bất mãn. Tháng 3 - 1985 Gioóc - Ba - Chốp lên nắm quyền và tiến hành cải tổ, công cuộc cải tổ gặp khó khăn bế tắc dẫn đến sự suy sụp nghiêm trọng về kinh tế kéo theo khủng hoảng về chính trị, xã hội (chính quyền bất lực, tệ nạn xã hội gia tăng, nội bộ Đảng cộng sản lục đục,... ) Ngày 19/8/1991 diễn ra cuộc đảo chính lật đổ Gioóc - Ba - Chốp hậu quả cực kì nghiêm trọng (Đảng cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, chính phủ Xô Viết bị giải thể, 11 nước cộng hoà đòi tách khỏi liên bang,...) Ngày 21/12/1991 lãnh đạo 11 nước kí hiệp định giải tán liên bang Xô Viết thành lập khối SNG Ngày 25/12/1991 Gioóc - Ba - Chốp từ chức, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ sau 74 năm tồn tại. * Phân tích được các nguyên nhân sau: Mô hình chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng chưa đúng đắn, phù hợp,.. Chậm thay đổi trước những biến động lớn trên thế giới ... Một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước tha hoá biến chất... Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội chống phá quyết liệt...
  • Câu 2: (4,0 điểm)

    Trình bày những biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Trong những biến đổi đó biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao?

    a, Trước chiến tranh thế giới thứ hai các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước thực dân phương Tây. Sau chiến tranh thế giới thứ hai các nước Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền và tiến hành cuộc đấu tranh xâm lược trở lại của các nước đế quốc. Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX các nước Đông Nam Á lần lượt giành được độc lập. b, Sau khi giành được độc lập các nước Đông Nam Á đi vào con đường phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và đến cuối những năm 70 của thế kỉ XX nền kinh tế nhiều nước Đông Nam Á đã có sự chuyển biến mạnh mẽ và đạt được sự tăng trưởng cao như Singapo trở thành con rồng Châu Á, Malaysia, Thái Lan. c, Từ 1967 một số nước Đông Nam Á như Inđônêxia, Malaysia, Philippin, Singapo, Thái Lan đã lập ra tổ chức ASEAN để cùng nhau hợp tác phát triển, hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài. Tuy nhiên phải đến đầu những năm 90 khi thế giới bước vào thời kỳ sau "Chiến tranh lạnh" và vấn đề Campuchia được giải quyết, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á. Hiện nay lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, mười nước Đông Nam Á đều đứng trong một tổ chức thống nhất, chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế... d, Trong các biến đổi trên thì việc giành độc lập của các nước Đông Nam Á là quan trọng nhất. Bởi vì đây là nền tảng để phát triển kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội và tiến hành hợp tác phát triển.
  • Câu 3: (5,0 điểm)

    Nêu những nét nổi bật của tình hình Mĩlatinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?

    Trước chiến tranh Thế giới thứ hai các nước Mĩ La Tinh ở trong vòng lệ thuộc và trở thành "sân sau" của Đế quốc Mĩ. Từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai tình hình Mĩ La Tinh có nhiều biến chuyển mạnh mẽ. Được mở đầu bằng cuộc cách mạng Cu Ba 1959, từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX một cao trào đấu tranh vũ trang đã bùng nổ ở Mĩ La Tinh và khu vực này được ví như "Lục địa bùng cháy". Kết quả là chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập và đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ tiêu biểu ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa. Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mĩ La Tinh đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, củng cố độc lập chủ quyền dân chủ hoá sinh hoạt chính trị, tiến hành các cải cách kinh tế và thành lập các tổ chức liên minh khu vực để hợp tác và phát triển kinh tế. Tuy nhiên từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX do nhiều nguyên nhân, tình hình kinh tế chính trị ở nhiều nước Mĩ La Tinh gặp nhiều khó khăn, thậm chí có lúc căng thẳng.
  • Câu 4: (6,0 điểm)

    Hãy nêu và phân tích các xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta là gì?

    * Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay: Một là xu thế hòa hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX các nước lớn tránh xung đột trực tiếp đối đầu nhau...hòa bình giải quyết các tranh chấp. Hai là sự tan rã của trật tự hai cực I-anta và Thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới mới đa cực nhiều trung tâm. Nhưng Mỹ lại chủ trương "Thế giới đơn cực"... Ba là dưới tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật các nước điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm. Bốn là tuy hoàn bình thế giới được củng cố ở nhiều nơi lại xảy ra những vụ xung đột quân sự nội chiến. Tuy nhiên xu thế chung của thế giới ngày nay là hoà bình hợp tác hữu nghị và phát triển. Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc. * Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân Việt Nam: Tiếp tục giữ vững ổn định chính tri, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Mở rộng hợp tác quốc tế về mọi mặt nhất là về kinh tế song vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Dồn sức phát triển lực lượng sản xuất nâng cao trình độ khoa học - kĩ thuật. Công nghiệp hoá hiện đại hóa nhằm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu (kém phát triển) phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp.
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Bắt đầu ngay
Bạn còn 2 lượt làm bài tập miễn phí. Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để học không giới hạn nhé! Bạn đã dùng hết 2 lượt làm bài tập miễn phí! Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để làm Trắc nghiệm không giới hạn và tải tài liệu nhanh nhé! Mua ngay
Kiểm tra kết quả Xem đáp án Làm lại
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Trắc nghiệm Lớp 9

    Xem thêm