Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Hải Lăng, Quảng Trị (Lần 2)

Đề thi thử đại học môn Hóa

Tham gia làm bài test Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Hải Lăng, Quảng Trị (Lần 2) trên trang VnDoc.com và rèn luyện kĩ năng làm bài nhanh, chính xác nhé! Bài test cũng sẽ giúp các bạn làm quen với nhiều dạng câu hỏi khác nhau, đồng thời củng cố lại kiến thức môn Hóa học. Chúc các bạn ôn tập tốt!

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
    H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108 và Ba = 137
  • Câu 1:

    Chất làm mềm nước có tính cứng toàn phần là:

  • Câu 2:

    Có bốn dung dịch đựng trong các ống nghịêm riêng biệt, không dán nhãn: anbumin, glixerol, CH3COOH, NaOH. Để phân biệt bốn chất trên, có thể dùng:

  • Câu 3:

    Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào?

  • Câu 4:

    Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là:

  • Câu 5:

    Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là:

  • Câu 6:

    Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị ăn mòn điện hoá học là:

  • Câu 7:

    Xà phòng hoá hoàn toàn 14,8 gam hỗn hợp 2 este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng. Khối lượng NaOH cần dùng là:

  • Câu 8:

    Cho dãy các chất: CH2=CH2, CH2=CH-Cl, CH2=CH-CH=CH2, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

  • Câu 9:

    Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do chất khí nào sau đây?

  • Câu 10:

    Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là: (biết phản ứng tạo sản phẩm khử duy nhất là NO)

  • Câu 11:

    Khi xà phòng hoá tristearin ta thu được sản phẩm gồm:

  • Câu 12:

    Thuỷ phân 486 gam tinh bột với hiệu suất phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là:

  • Câu 13:

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • Câu 14:

    Cặp kim loại nào sau đây tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo dung dịch kiềm?

  • Câu 15:

    Cho các chất: CH3COOH, C2H5OH, C6H5OH, CH3NH2, H2NCH2COOH, C2H5COOCH3. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là:

  • Câu 16:

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • Câu 17:
    Cho các kim loại: Al, Cu, Mg, Fe, Zn, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là:
  • Câu 18:
    Cho m gam hỗn hợp bột Al và Fe tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và một chất rắn không tan X. Hoà tan chất rắn X bằng dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí (đktc). Giá trị của m là:
  • Câu 19:
    Phản ứng nào sau đây không đúng?
  • Câu 20:
    Cho 15,6 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư). Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm đó là:
  • Câu 21:
    Trung hoà 9,0 gam một amin đơn chức Y cần 200 ml dung dịch HCl 1M. CTPT của Y là:
  • Câu 22:
    Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol, anđehit axetic. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là:
  • Câu 23:
    Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là:
  • Câu 24:
    Trường hợp nào dưới đây thu được chất kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?
  • Câu 25:
    Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch HCl?
  • Câu 26:
    Cho chất X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với AgNO3/NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho chất T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X có thể là:
  • Câu 27:
    Chất làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:
  • Câu 28:
    Tính khối lượng quặng có 92,8% Fe3O4 về khối lượng để sản xuất được 12 tấn gang có 4% C và một số tạp chất. Biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 87,5%:
  • Câu 29:
    Phát biểu nào sau đây không đúng?
  • Câu 30:
    Khối luợng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hoá hết 0,6 mol FeSO4 trong dung dịch có H2SO4 loãng làm môi trường là:
  • Câu 31:
    Trộn 2 dung dịch: Ba(HCO3)2; NaHSO4 có cùng nồng độ mol/l với nhau theo tỷ lệ thể tích lần lượt là 1: 2 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Hãy cho biết các ion có mặt trong dung dịch Y. (Bỏ qua sự thủy phân của các ion và sự điện ly của nước).
  • Câu 32:
    Cho các phản ứng sau:
    (1) FeS2 + HNO3 đặc nóng              (2) CrO3 + H2O                               (3) Protein + H2O
    (4) HI + H2SO4 đặc                          (5) CaOCl2 + HCl                            (6) CH3CH(OH)CH3 + CuO
    (7) SiO2 + C                                      (8) KClO3                                        (9) Triolein + H2
    (10) Si + dung dịch NaOH                (11) SiO2 + HF                                (12) F2 + H2O
    Số phản ứng oxi hóa - khử xảy ra là:
  • Câu 33:
    Trong tự nhiên clo có hai đồng vị bền là 35Cl và 37Cl trong đó 35Cl chiếm 75,77% số nguyên tử. Phần trăm khối lượng 37Cl trong HClOn là 13,09%. Giá trị của n là:
  • Câu 34:
    Cho phương trình phản ứng: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + N2O + H2O. Nếu tỉ khối của hỗn hợp NO và N2O đối với H2 là 19,2. Tỉ lệ số phân tử bị khử và bị oxi hóa là:
  • Câu 35:
    Hỗn hợp X gồm 3 axit đơn chức mạch hở trong đó có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp và một axit không no có một liên kết đôi. Cho m gam X tác dụng với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH. Để trung hòa lượng NaOH dư cần 200ml dung dịch HCl 1M và thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận Y thu được 52,58 gam chất rắn khan Z. Đốt cháy hoàn toàn Z rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí và hơi vào bình đựng dung dịch NaOH dư thấy khối lượng bình tăng 44,14 gam. Thành phần % khối lượng axit không no gần với giá trị nào sau đây nhất.
  • Câu 36:
    Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm metylamin, etylamin, propylamin và trimetylamin bằng một lượng không khí vừa đủ (gồm 20% thể tích là O2, còn lại là N2) rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 30,2 gam và có 69,44 lít khí (đktc) thoát ra khỏi bình. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây:
  • Câu 37:
    Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglixerit) cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho 7,088 gam chất béo này tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là:
  • Câu 38:
    X, Y, Z là 3 este đều no và mạch hở (không chứa nhóm chức khác và Mx< My < Mz ). Đun nóng hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dd NaOH vừa đủ thu được 1 ancol T và hỗn hợp F chứa 2 muối A và B có tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 3 (M< MB). Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 12g đồng thời thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy toàn bộ F thu được Na2CO3, CO2 và 6,3g H2O. Số nguyên tử hydro có trong Y là:
  • Câu 39:
    Có bao nhiêu peptit mà phân tử có 6 nguyên tử C được tạo nên từ các - aminoaxit no, mạch hở trong phân tử chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl.
  • Câu 40:
    Hỗn hợp X gồm một anđehit và một ankin có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn a (mol) hỗn hợp X thu được 3a (mol) CO2 và 1,8a (mol) H2O. Cho 0,1 mol hỗn hợp X tác dụng được với tối đa 0,14 mol AgNO3 trong NH3 (điều kiện thích hợp) được m gam kết tủa. Giá trị m là:
  • Câu 41:
    Cho m gam bột Mg vào 500 ml dung dịch FeCl3 1M. Sau khi các phản ứng xẩy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch thay đổi 2,4 gam so với dung dịch ban đầu (nước bay hơi không đáng kể). Giá trị nào của m trong các giá trị sau là không thỏa mãn?
  • Câu 42:
    Cho m gam Fe vào dung dịch AgNO3 được hỗn hợp X gồm 2 kim loại. Chia X làm hai phần. Phần ít (m1 gam) cho tác dụng với dung dịch HCl dư, được 0,1 mol khí H2. Phần nhiều (m2 gam) cho tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng dư được 0,4 mol khí NO. Biết m2 – m1 = 32,8. Giá trị m là:
  • Câu 43:
    Cho các phát biểu sau:
    (1) Cho xenlulozơ vào ống nghiệm chứa nước Svayde, khuấy đều thấy xenlulozơ tan ra.
    (2) Tơ visco, tơ axetat là tơ tổng hợp.
    (3) Toluen và metylbenzen có cùng nhiệt độ nóng chảy.
    (4) Trong công nghiệp, axeton và phenol được điều chế từ cumen.
    (5) Tơ nitron ( hay olon) được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “ len” đan áo rét.
    (6) Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao ( khó bay hơi).
    (7) Trong phản ứng tráng gương glucozơ đóng vai trò chất oxi hóa.
    Số phát biểu đúng là:
  • Câu 44:
    Hai cốc X và Y đều đựng dung dịch HCl đặt trên hai đĩa cân thì cân ở trạng thái thăng bằng. Cho 3,603 gam MCO(M là kim loại kiềm thổ) vào cốc X và 4,784 gam Na2CO3 vào cốc Y. Sau khi hai muối đã tan hoàn toàn, cân trở lại vị trí thăng bằng. Xác định kim loại M?
  • Câu 45:
    Hợp chất A mạch hở (chứa C, H, O). Lấy cùng 1 số mol A cho tác dụng với Na2CO3 hoặc Na (đều dư) thì nCO2 = 3/4 nH2. Biết M= 192, trong A có số nguyên tử O < 8. A không bị oxh bởi CuO/ t˚. Số đồng phân A thỏa mãn là:
  • Câu 46:
    Điện phân 2000 ml (điện cực trơ, có màng ngăn) dung dịch gồm Cu(NO3)2 và 0,01 mol NaCl đến khi cả 2 điện cực đều thoát ra 448ml khí (đktc) thì ngừng điện phân. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa một lượng sắt là (Biết sản phẩm khử duy nhất là NO)
  • Câu 47:
    Đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol HCOOH; 1 mol CH3COOH và 2 mol C2H5OH có H2SO4 đặc xúc tác ở toC (trong bình kín dung tích không đổi) đến trạng thái cân bằng thì thu được 0,6 mol HCOOC2H5 và 0,4 mol CH3COOC2H5. Nếu đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol HCOOH; 3 mol CH3COOH và a mol C2H5OH ở điều kiện như trên đến trạng thái cân bằng thì thu được 0,8 mol HCOOC2H5. Giá trị của a là:
  • Câu 48:
    Đun nóng 0,14 mol hỗn hợp A gồm hai peptit X (CxHyOzN4) và Y (CnHmO7Nt) với dung dịch NaOH vừa đủ chỉ thu được dung dịch chứa 0,28 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy m gam A trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 63,312 gam. Tổng số mol của X và Y trong m gam hỗn hợp A là:
  • Câu 49:
    Cho hai muối X, Y thoả mãn điều kiện sau:
    X + Y không xảy ra phản ứng.
    X + Cu không xảy ra phản ứng.
    Y + Cu không xảy ra phản ứng.
    X + Y + Cu xảy ra phản ứng.
    X và Y là muối nào dưới đây?
  • Câu 50:
    Hỗn hợp hai este X và Y là hợp chất thơm có cùng công thức phân tử là C8H8O2. Cho 4,08 gam hỗn hợp trên phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 1,6 gam NaOH, thu được dung dịch Z chứa 3 chất hữu cơ. Khối lượng muối có trong dung dịch Z là:
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 155
Sắp xếp theo

    Ôn Thi THPT Quốc Gia môn Hóa Học Online

    Xem thêm