Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội (Lần 3)

Đề thi thử đại học môn Hóa

Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 hệ thống và củng cố lại kiến thức môn Hóa học trước khi bước vào kì thi THPT Quốc gia năm 2016 sắp tới, VnDoc xin giới thiệu bài test Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội (Lần 3). Tham gia làm bài để đánh giá năng lực bản thân và đưa ra kế hoạch ôn tập phù hợp nhé!

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài test:

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội (Lần 2)

Bạn đã dùng hết 2 lần làm bài Trắc nghiệm miễn phí. Mời bạn mua tài khoản VnDoc PRO để tiếp tục! Tìm hiểu thêm
  • Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:

    H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; P = 31; Na = 23; K = 39; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; Ca = 40; Fe = 56; Ag =108; Ba = 137

  • Câu 1:

    Polime nào sau đây được điều chế từ một polime khác bằng một phản ứng?

  • Câu 2:

    Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?

  • Câu 3:

    Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch H2SOđặc nóng dư thu được V lít khí SOở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:

  • Câu 4:

    Phát biểu nào sau đây là đúng:

  • Câu 5:

    Trong số các dẫn xuất halogen sau đây: etyl clorua; vinyl clorua; 1,1,2,2-tetrafloeten; 2-clobuta-1,3- đien; clobenzen. Có bao nhiêu chất được dùng để tổng hợp polime bằng một phản ứng?

  • Câu 6:

    Clorua vôi là chất có công thức nào sau đây?

  • Câu 7:

    Hỗn hợp gồm 1mol HCOOH và 1 mol CH≡C-COOH có thể phản ứng với tối đa a mol brom trong CCl4. Giá trị của a là:

  • Câu 8:

    Cho 71 gam P2Ovào 100 gam dung dịch H3PO20% thu được dung dịch mới có nồng độ C%. Giá trị của C là:

  • Câu 9:

    Đun sôi 1 mol phenyl axetat với dung dịch KOH vừa đủ đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

  • Câu 10:

    Có các chất sau: Na2O, NaCl, Na2CO3, NaHCO3, Na2SO4. Có bao nhiêu chất mà bằng một phản ứng có thể tạo ra NaOH?

  • Câu 11:

    Amin đơn chức có %N = 16,092%; phản ứng với dung dịch hỗn hợp NaNOvà HCl thấy có khí bay ra. Số công thức cấu tạo thỏa mãn là:

  • Câu 12:

    Để phân biệt hai dung dịch CaClvà BaClnên dùng thuốc thử nào sau đây là tốt nhất?

  • Câu 13:
    Ancol nào sau đây có khả năng hòa tan Cu(OH)ở nhiệt độ phòng tạo dung dịch xanh lam?
  • Câu 14:

    Hợp chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?     

  • Câu 15:

    Trong số các anđehit sau: HCHO, CH3CHO, CH≡C-CHO, (CHO)2, CH3-C≡C-CHO. Có bao nhiêu anđehit mà khi tráng gương hoàn toàn thu được nhiều hơn 216 gam kết tủa nếu các chất ban đầu đều là 1 mol?

  • Câu 16:

    Hợp chất nào sau đây trong phân tử có cả 3 loại liên kết (cộng hóa trị, ion và liên kết cho nhận)?

  • Câu 17:

    Phát biểu nào sau đây là đúng.

  • Câu 18:

    Khi phản ứng với HNOđặc nóng, một phân tử FeSsẽ nhường ... electron. Số trong dấu ... là:

  • Câu 19:

    Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất?

  • Câu 20:

    Có các muối sau đây: NH4NO2, NH4HCO3, KNO3, Cu(NO3)2, AgNO3, NH4NO3. Có bao nhiêu muối khi nhiệt phân tạo thành sản phẩm có chứa hai oxit?

  • Câu 21:

    Loại phân bón nào sau đây không thích hợp với đất chua?

  • Câu 22:

    Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là:

  • Câu 23:

    Amino axit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl với %N = 13,592%. Có bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn X?

  • Câu 24:

    Có các dung dịch sau: glucozơ, axit etanoic, glixerol, axit metanoic. Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt chúng? (có thể thêm nhiệt độ nếu cần)

  • Câu 25:

    Trong số các hiđrocacbon có tên sau: butan, isobutilen, đivinyl, toluen, propin, vinylbenzen, vinyl axetilen. Có bao nhiêu hiđrocacbon có thể làm mất màu thuốc tím? (có thể đun nóng nếu cần)

  • Câu 26:

    Trong số các yếu tố sau: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích tiếp xúc và chất xúc tác. Có nhiều nhất bao nhiêu yếu tố có thể ảnh hưởng tới một cân bằng hóa học?

  • Câu 27:

    Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch brom theo tỉ lệ mol 1:3?

  • Câu 28:

    Dung dịch chất nào sau đây (có cùng nồng độ) dẫn điện tốt nhất?

  • Câu 29:

    Để no hóa hoàn toàn 131,7 gam trilinolein cần vừa đủ V lít H2 ở đktc. Giá trị của V là:

  • Câu 30:

    Nhiệt phân hoàn toàn 184 gam quặng đolomit (chỉ chứa các muối cacbonat tỉ lệ mol 1:1) thu được chất rắn A và khí B. Cho A vào nước được dung dịch X và chất rắn Y. Hấp thụ toàn bộ khí B vào dung dịch X thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là ? (các phản ứng xảy ra hoàn toàn)

  • Câu 31:

    Cho 27,75 gam chất hữu cơ A có công thức phân tử C3H11N3O6 tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M tạo thành nước, 1 chất hữu cơ đa chức bậc một và m gam hỗn hợp muối vô cơ. Giá trị gần đúng nhất của m là:

  • Câu 32:

    Đun m gam hỗn hợp chứa etyl isobutirat, axit 2-metylpropanoic, metyl butanoat cần dùng vừa đủ 120 gam dung dịch NaOH 6,0% và KOH 11,2%. Cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được a gam hỗn hợp hơi các chất. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp hơi thu được 114,84 gam nước. Giá trị m là:

  • Câu 33:

    Đốt cháy m gam hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ancol no, mạch hở (phân tử hơn kém nhau một nhóm -OH) thu được 0,3 mol CO2 và 0,5 mol H2O. Oxi hóa m gam hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được a gam Ag. Giá trị lớn nhất của a là:

  • Câu 34:

    Phân tích 0,157 gam chất hữu cơ A (chứa vòng benzen) chứa C, H, Br; thu được 0,005 mol H, 0,001 mol Br, còn lại là cacbon, biết MA < 200. Từ C2H5OH và các chất vô cơ không chứa cacbon, điều kiện phản ứng có đủ, cần ít nhất bao nhiêu phương trình phản ứng để điều chế A?

  • Câu 35:

    Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm C và S vào dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (đktc) gồm hai khí, dZ/H2 bằng 22,929. Cho toàn bộ lượng khí Z ở trên hấp thụ hết trong dung dịch 800 ml dung dịch KOH 2M thu được dung dịch chứa m1 gam chất tan. Mặt khác, cho dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thấy tạo thành 34,95 gam kết tủa. Tổng của (m + m1) có giá trị là:

  • Câu 36:

    Một loại phân bón không chứa tạp chất (phân nitrophotka) có chứa 17,5%N theo khối lượng. Phần trăm theo khối lượng của photpho trong loại phân bón nói trên có giá trị gần nhất với:

  • Câu 37:

    A là hỗn hợp chứa hai peptit X và Y mạch hở, có tỷ lệ số mol tương ứng là 1 : a. Lấy m gam A cho vào dung dịch chứa NaOH dư (đun nóng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 0,1 mol NaOH tham gia phản ứng và được (m + 3,46) gam hỗn hợp hai muối của Ala, Gly. Biết phần trăm khối lượng của oxi trong A là 29,379%. Giá trị của m là:

  • Câu 38:

    Cho m gam hỗn hợp gồm phenol (C6H5OH) và rezoxinol (1,3-đihiđroxibenzen) tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch brom 1,5M (lượng tối đa) thu được 67,48 gam kết tủa. Giá trị của m là:

  • Câu 39:

    Chất X có công thức đơn giản nhất trùng với công thức đơn giản nhất của glucozơ và phân tử khối bằng ½ phân tử khối của glucozơ. Lấy 9 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được dung dịch Y chỉ chứa 2 chất tan đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Tổng khối lượng chất tan có trong Y là:

  • Câu 40:

    Đốt cháy hoàn toàn 29,2 gam axit cacboxylic X cần vừa đủ V lít O2, thu được H2O và 26,88 lít CO2. Mặt khác, khi trung hòa hoàn toàn 9,125 gam X cần vừa đủ 100ml dung dịch chứa NaOH 0,5M và KOH 0,75M. Biết các thể tích khí đều đo ở đktc. Giá trị của V là:

  • Câu 41:

    Cho m gam hỗn hợp A gồm phenol (C6H5OH) và axit axetic tác dụng vừa đủ với p gam dung dịch nước brom C%, sau phản ứng thu được dung dịch B và 33,1 gam kết tủa trắng. Để trung hòa hoàn toàn B cần 144,144 ml dung dịch NaOH 10% (d = 1,11 g/ml). Giá trị của m là:

  • Câu 42:

    Cho m gam hỗn hợp Mg và Al có tỉ lệ số mol Mg:Al = 1:3 tan vào dung dịch hỗn hợp HCl 7,3% và H2SO4 9,8% vừa đủ thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch chứa 67,71 gam chất tan. Giá trị của V gần nhất với:

  • Câu 43:

    Trộn 100 ml dung dịch KH2PO4 1M với 150 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X chứa m gam chất tan. Giá trị của m là? Giả sử rằng các muối không bị thủy phân.

  • Câu 44:

    Cho m gam kim loại M vào 200 ml dung dịch HCl 0,1M tới phản ứng hoàn toàn thu được 0,56 lít khí ở đktc và dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m1 gam kết tủa. Giá trị của m1 là:

  • Câu 45:

    Hòa tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HCl thu được dung dịch X chứa 2 chất tan với số mol bằng nhau. Cho AgNO3 vào X tới dư đun nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được 0,448 lít khí NO (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và a gam kết tủa. Giá trị của a gần nhất với:

  • Câu 46:

    Hỗn hợp X gồm Al2O3 và Fe2O3. Dẫn khí CO qua 21,1 gam X và nung nóng thu được hỗn hợp Y gồm 5 chất rắn và hỗn hợp khí Z. Dẫn Z qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 15 gam kết tủa. Y tác dụng vừa đủ với 1 lít dung dịch H2SO4 0,35M thu được dung dịch T và có 1,12 lít khí thoát ra (đktc). % theo khối lượng của Al2O3 trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với:

  • Câu 47:

    Cho 1,12 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm oxi và ozon có tỉ khối so với H2 bằng 19,2. Hỗn hợp X oxi hoá hoàn toàn một lượng a gam Ag kim loại, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 16,8. Giá trị của a là:

  • Câu 48:

    Hỗn hợp A gồm 3 khí H2, H2S, SO2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2:3. Trộn A với oxi dư trong bình kín có xúc V2O5 rồi đốt cháy A. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, làm lạnh hỗn hợp chỉ thu được một chất Y duy nhất. Số nguyên tử có trong một phân tử chất Y là ? Biết các ký hiệu số trong Y đều là số nguyên:

  • Câu 49:

    Dưới tác dụng của nhiệt, PCl5 bị phân tách thành PCl3 và Cl2 theo phản ứng cân bằng PCl5(k) ⇄
    PCl3(k) + Cl2(k). Ở 273oC và dưới áp suất 1atm, hỗn hợp lúc cân bằng có khối lượng riêng là 2,48 gam/lít.
    Lúc cân bằng nồng độ mol của PCl5 có giá trị gần nhất với:

  • Câu 50:

    Cho sơ đồ thí nghiệm như hình vẽ.
    Đề thi thử đại học môn hóa
    Biết các khí có cùng số mol. Nghiêng ống nghiệm để nước (dư) ở nhánh A chảy hết sang nhánh B. Số chất khí còn lại trong ống nghiệm sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn là:

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Bắt đầu ngay
Bạn còn 2 lượt làm bài tập miễn phí. Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để học không giới hạn nhé! Bạn đã dùng hết 2 lượt làm bài tập miễn phí! Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để làm Trắc nghiệm không giới hạn và tải tài liệu nhanh nhé! Mua ngay
Kiểm tra kết quả Xem đáp án Làm lại
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Ôn Thi THPT Quốc Gia môn Hóa Học Online

    Xem thêm