Nhiễm sắc thể dài gấp nhiều lần so với đường kính tế bào, nhưng vẫn được xếp gọn trong nhân vì:
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp (Lần 1)
Đề thi thử đại học môn Sinh có đáp án
Mời các bạn học sinh lớp 12 tham gia làm bài test Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp (Lần 1) trên trang VnDoc.com. Bài test có cấu trúc giống với đề thi chính thức của Bộ GD và ĐT cùng với phần đáp án đi kèm sẽ giúp bạn tự đánh giá trình độ kiến thức môn Hóa của mình và đưa ra phương pháp ôn tập phù hợp, mang lại hiệu quả cao. Chúc các bạn thi tốt!
- Câu 1:
- Câu 2:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò của giao phối đối với quá trình tiến hoá?
- Câu 3:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở kỉ Tam điệp (Triat) có lục địa chiếm ưu thế, khí hậu khô. Đặc điểm sinh vật điển hình ở kỉ này là:
- Câu 4:
Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen AAaaBBbbDdddEeee tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là:
- Câu 5:
Cây có mạch và động vật lên cạn vào kỉ nào?
- Câu 6:
Cho các phương pháp sau:
(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ.
(2) Dung hợp tế bào trần khác loài.
(3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1.
(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là:
- Câu 7:
Thành phần nào sau đây không thuộc opêron Lac?
- Câu 8:
Trong thí nghiệm thực hành lai giống để nghiên cứu sự di truyền của một tính trạng ở một số loài cá cảnh, công thức lai nào sau đây đã được một nhóm học sinh bố trí đúng?
- Câu 9:
Dưới đây là sơ đồ cơ chế xác định giới tính ở người:
Có mấy loại trứng và tinh trùng tạo ra qua giảm phân? - Câu 10:
Phát biểu nào sau đây là đúng về hệ sinh thái?
- Câu 11:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể ở tế bào lá là 6. Trên mỗi cặp NST, xét 1 gen có 2 alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể ba kép tương ứng với các cặp NST. Theo lí thuyết, các thể ba kép này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?
- Câu 12:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật?
- Câu 13:
Theo quan niệm hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên tác động vào quần thể:
- Câu 14:
Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người:
Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Có 24 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểugen.
(2) Có ít nhất 16 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợptử.
(3) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợptử.
(4) Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gâybệnh.
(5) Những người bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gâylặn. - Câu 15:
Trong một quần thể giao phối, nếu các cá thể có kiểu hình trội có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn các cá thể có kiểu hình lặn thì dưới tác động của chọn lọc tự nhiên sẽ làm cho:
- Câu 16:
Để bảo tồn đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật và thực vật quý hiếm, cần ngăn chặn các hành động nào sau đây?
(1) Khai thác thuỷ, hải sản vượt quá mức chophép.
(2) Trồng cây gây rừng và bảo vệrừng.
(3) Săn bắt, buôn bán và tiêu thụ các loài động vật hoangdã.
(4) Bảo vệ các loài động vật hoangdã.
(5) Sử dụng các sản phẩm từ động vật quý hiếm: mật gấu, ngà voi, cao hổ, sừng tê giác,... - Câu 17:
Cho các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen như sau:
(1) Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
(2) Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.
(3) Tạo ADN tái tổ hợp.
Trình tự đúng của các bước trên là: - Câu 18:
Trong quần xã sinh vật, kiểu phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng có xu hướng:
- Câu 19:
Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
- Câu 20:
Cho các thông tin
(1) Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin không tổng hợp được
(2) Gen bị đột biến làm tăng hoặc giảm số lượng prôtêin
(3) Gen bị đột biến làm thay đổi axit amin này bằng một axit amin khác nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin
(4) Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin được tổng hợp bị thay đổi chức năng
Các thông tin có thể được sử dụng làm căn cứ để giải thích nguyên nhân của các bệnh di truyền ở người là: - Câu 21:
Ở một loài động vật, cho con đực (XY) lông trắng, chân cao lai với con cái lông đen, chân thấp→ F1 100% lông trắng, chân thấp. Lai phân tích con đực F1 thu được Fa: 25% đực lông trắng, châncao: 25% đực lông đen, chân cao: 25% cái lông trắng, chân thấp: 25% cái lông đen, chân thấp. Biết 1 gen (mỗi gen đều có 2 alen) quy định một tính trạng. Cho F1 x F1 →F2. Theo lí thuyết, trong số các con đực được sinh ra ở F2, con đực có kiểu hình lông trắng, chân cao chiếm tỉ lệ là:
- Câu 22:
Trong trường hợp không có nhập cư và xuất cư, kích thước của quần thể sinh vật sẽ tăng lên khi:
- Câu 23:
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa vàng, thu được F1. Các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ: 7 cây hoa vàng. Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa vàng ở F2, xác suất để trong 2 cây được lấy chỉ có 1 cây thuần chủng là:
- Câu 24:
Một gen bị đột biến mất một đoạn (gồm 2 mạch bằng nhau) làm nuclêôtit loại T giảm đi 1/5; loại G giảm 1/10 so với lúc chưa đột biến. Sau đột biến, gen chỉ còn tổng số nuclêôtit là 2580. Biết rằng gen chưa đột biến có A = 2/3X. Số nuclêôtit mỗi loại của gen khi chưa đột biến là:
- Câu 25:
Mèo đực đen có kiểu gen XBY có tổng số là 200 con, mèo đực nâu có kiểu gen XbY có tổng số là 300con, mèo cái đen có kiểu gen XB XB có tổng số là 150con, mèo cái nâu có kiểu gen Xb Xb có tổng số là 50con, mèo cái đen có kiểu gen XB Xb có tổng số là 300con.Tần số alen B, b của đàn lần lượt là:
- Câu 26:
Một locut có 5 alen với thứ tự trội lặn như sau: A1 > A2 >A3 > A4 > A5 thì số kiểu gen và kiểu hình trong quần thể là:
- Câu 27:
Trong các giống có kiểu gen sau đây, giống nào là giống thuần chủng về cả 3 cặp gen?
- Câu 28:
Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy:
- Câu 29:
Một cơ thể có tế bào chứa cặp nhiễm sắc thể giới tính XAXa. Trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử, ở một số tế bào cặp nhiễm sắc thể này không phân li trong lần phân bào II. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là:
- Câu 30:
Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen này nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong các phép lai sau, có bao nhiêu phép lai cho đời con có số cây thân thấp, hoa trắng chiếm tỉ lệ 25%?
(1) AaBb × Aabb. (2) AaBB × aaBb. (3) Aabb × aaBb. (4) aaBb × aaBb. - Câu 31:
Ở một loài thực vật có bộ NST 2n = 14, có một tế bào sinh dưỡng của một thể đột biến tiến hành nguyên phân 5 lần đã cần môi trường cung cấp 651 NST đơn. Khi thể đột biến này giảm phân, nếu các cặp NST phân li ngẫu nhiên thì loại giao tử có 7 NST (giao tử n) chiếm tỉ lệ là:
- Câu 32:
Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
- Câu 33:Ở phép lai ♂ AaBbDdEe x ♀ AaBbddEe. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp gen Aa có 25% không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Ee ở 8% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở đời con, xác suất để thu được cá thể không đột biến là:
- Câu 34:
Giả sử có hai cây khác loài có kiểu gen AaBB và DDEe. Người ta sử dụng công nghệ tế bào để tạo ra các cây con từ hai cây này. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau về các cây con, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Các cây con được tạo ra do nuôi cấy tế bào sinh dưỡng của từng cây có kiểu gen AaBB hoặc DDEe.
(2) Nuôi cấy hạt phấn riêng rẽ của từng cây sau đó lưỡng bội hóa sẽ thu được 8 dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
(3) Các cây con được tạo ra do nuôi cấy hạt phấn của từng cây và gây lưỡng bội hóa có kiểu gen AABB, aaBB hoặc DDEE, DDee.
(4) Cây con được tạo ra do lai tế bào sinh dưỡng (dung hợp tế bào trần) của hai cây với nhau có kiểu gen AaBBDDEe. - Câu 35:
Ở chuột, màu lông có thể trắng, đen hoặc xám. Tiến hành phép lai giữa chuột đen và lông xám thuần chủng ở đời sau thu được 100% lông xám. Tiến hành phép lai giữa các chuột lông xám F1 này với nhau, thu được rất nhiều chuột lai với 3 màu lông là lông xám, lông đen và lông trắng với tỷ lệ cho mỗi loại kiểu hình là 75%: 24%:1%. Nhận định nào dưới đây là chính xác khi nói về quy luật di truyền chi phối.
- Câu 36:
Khi nghiên cứu về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái đồng cỏ, một bạn học sinh đã mô tả như sau: Cỏ là nguồn thức ăn của cào cào, châu chấu, dế, chuột đồng, thỏ, cừu. Giun đất sử dụng mùn hữu cơ làm thức ăn. Cào cào, châu chấu, giun đất, dế là nguồn thức ăn của loài gà. Chuột đồng, gà là nguồn thức ăn của rắn. Đại bàng sử dụng thỏ, rắn, chuột đồng, gà làm nguồn thức ăn. Cừu là loài động vật được nuôi để lấy lông nên được con người bảo vệ. Từ mô tả này, một bạn học sinh khác đã rút ra các kết luận sau:
(1) Ở hệ sinh thái này có 10 chuỗi thức ăn.
(2) Châu chấu, dế là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
(3) Giun đất là sinh vật phân giải của hệ sinh thái này.
(4) Quan hệ giữa chuột và cào cào là quan hệ cạnh tranh.
(5) Sự phát triển số lượng của quần thể gà sẽ tạo điều kiện cho đàn cừu phát triển.
Có bao nhiêu kết luận đúng? - Câu 37:
Nếu mỗi gen qui định 1 tính. Cho cơ thể P mang kiểu gen Ab/aB lai lai phân tích xảy ra hoán vị gen với tần số nhỏ hơn 50%. Cách xác định tần số hoán vị gen nào sau đây đúng?
- Câu 38:
Hình bên ghi lại sự biến động số lượng của quần thể trùng đế giày được nuôi trong phòng thí nghiệm. Số lượng cá thể (các chấm đen trên hình) rất phù hợp với dạng đồ thị hình chữ S. Vào ngày thứ bao nhiêu trong thời gian thí nghiệm thì quần thể có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất?
- Câu 39:
Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:
Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 275 x 105 Kcal
Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 28 x105 Kcal
Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 21 x 104 Kcal
Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 165x102 Kcal
Sinh vật tiêu thụ bậc 5: 1490 Kcal
Tỉ lệ năng lượng bị thất thoát cao nhất và thấp nhất thuộc về bậc dinh dưỡng nào trong các bậc dinh dưỡng sau đây? - Câu 40:
Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời F1 có tỉ lệ 9 hoa đỏ : 3 hoa hồng: 3 hoa vàng: 1 hoa trắng. Nếu lấy 1 cây hoa đỏ ở F1 tự thụ phấn thu được F2. Lấy ngẫu nhiên 1 cây ở F2, xác suất để thu được cây hoa trắng là:
- Câu 41:
Ở ruồi giấm, hai gen B và V cùng nằm trên một cặp NST tương đồng trong đó B quy định thân xám trội hoàn toàn so với b quy định thân đen; V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với b quy định cánh cụt. Gen D nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với d quy định mắt trắng. Cho ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ giao phối với ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt trắng được F1 có 100% cá thể mang kiểu hình giống ruồi mẹ. Các cá thể F1 giao phối tự do thu được F2. Ở F2, loại ruồi đực có thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 1,25%. Nếu cho ruồi cái F1 lai phân tích thì được Fb. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở đời Fb, xác suất để thu được loại ruồi đực có thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là:
- Câu 42:
Cho biết mỗi cặp tính trạng do 1 cặp gen quy định và trội hoàn toàn, hoán vị gen ở cả bố và mẹ với tần số 40%. Tiến hành phép lai Aa (BD/bd) x Aa (Bd/bD) thu được F1. Ở F1, lấy ngẫu nhiên 1 cá thể kiểu hình mang 3 tính trạng trội (A-B-D-), xác suất để thu được cá thể thuần chủng là bao nhiêu?
- Câu 43:
Ở 1 loài động vật, cho con cái (XX) mắt đỏ thuần chủng lai với con đực (XY) mắt trắng thuần chủng được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho con đực F1 lai phân tích, đời Fb thu được 50% con đực mắt trắng, 25% con cái mắt đỏ, 25% con cái mắt trắng. Cho F1 giao phối tự do thu được F2. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở F2, xác suất để thu được cá thể đực mắt đỏ là:
- Câu 44:
Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp, B quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng, các gen này phân li độc lập. Khi quần thể đang cân bằng di có 63% cây thân cao, hoa đỏ; 21% cây thân cao, hoa trắng; 12% cây thân thấp, hoa đỏ; 4% cây thân thấp, hoa trắng. Lấy ngẫu nhiên 2 cây thân cao, hoa đỏ, xác suất để thu được 1 cây thuần chủng là:
- Câu 45:
Nhận xét nào dưới đây về quá trình tiến hoá là không đúng?
- Câu 46:
Ở người, bệnh Q do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương ứng quy định không bị bệnh. Một người phụ nữ có em trai bị bệnh Q lấy một người chồng có ông nội và bà ngoại đều bị bệnh Q. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và trong cả hai gia đình trên không còn ai khác bị bệnh này. Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh Q của cặp vợ chồng này là:
- Câu 47:Một loài hoa: gen A: thân cao, a: thân thấp, B: hoa kép, b: hoa đơn, D: hoa đỏ, d: hoa trắng. Trong di truyền không xảy ra hoán vị gen. Xét phép lai P(Aa,Bb,Dd) × (aa,bb,dd) nếu Fb xuất hiện tỉ lệ 1 thân cao, hoa kép, trắng: 1 thân cao, hoa đơn, đỏ: 1 thân thấp, hoa kép, trắng: 1 thân thấp, hoa đơn, đỏ. Kiểu gen của bố mẹ là:
- Câu 48:
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập. Cho các phép lai sau:
(1) P: AABb x AABb; (2) P: AaBB x AaBB; (3) P: Aabb x Aabb; (4) P: aaBb x aaBb;
(5) P: AABb x AaBB; (6) P: AABb x Aabb; (7) P: AABb x aaBb; (8) P: AaBB x Aabb;
(9) P: AaBb x AaBB; (10) P: AABB x AaBB; (11) P: AaBB x AaBb;12) P: aabb x AABb.
Trong số các phép lai trên có bao nhiêu phép lai cho 4 tổ hợp giao tử. - Câu 49:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Cho 3 cây thân thấp, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, trong các trường hợp về tỉ lệ kiểu hình sau đây, có tối đa bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của F1? (1) 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng; (2) 5 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng; (3) 100% cây thân thấp, hoa đỏ; (4) 11 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng; (5) 7 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng; (6) 9 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
- Câu 50:
Ở phép lai ♂ AaBbDd x ♀ AaBbDd thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể F1. Xác suất để thu được 3 cá thể mà mỗi cá thể đều có 3 alen lặn là bao nhiêu?
- Đáp án đúng của hệ thống
- Trả lời đúng của bạn
- Trả lời sai của bạn