Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT Lâm Đồng - Đề 2
Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Hóa học
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT Lâm Đồng - Đề 2 bao gồm các câu hỏi tiếp nối từ phần 1 của đề thi giúp học sinh không chỉ ôn luyện kiến thức đã học mà còn làm quen với nhiều dạng cấu trúc ra đề khác nhau, chúc các bạn ghi được điểm số cao!
Mời bạn làm Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT Lâm Đồng - Đề 1
- Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: Al = 27; Fe = 56; Mg = 24; Cu = 64; Ca = 40; Na = 23; K = 39; Ba = 137; Ag = 108; Cr = 52; Li = 7; He = 4; Rb = 85,5; C = 12; H = 1; O = 16; N = 14; S = 32; Cl = 35,5.
- 1
Dung dịch gồm các ion Ca2+, Mg2+ và HCO3- được gọi là
- 2
Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây bằng đồng nối với một đoạn dây bằng thép. Hiện tượng nào sau đây xảy ra ở chỗ nối hai đoạn dây khi để lâu ngày trong không khí?
- 3
Hòa tan hoàn toàn 8,96 gam kim loại R vào dung dịch HCl, thu được 3,584 lít khí H2 (đktc). Kim loại R là
- 4
Cho các phát biểu sau:
(a) Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim.
(b) Công thức của thạch cao sống là CaSO4.2H2O.
(c) Crom là chất cứng nhất, bạc là kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
(d) Dùng Na2CO3 có thể làm mềm tất cả các loại nước cứng.
(e) Kim loại nhóm IIA phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường.
(f) Cr2O3 tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch NaOH loãng.Số phát biểu đúng là
- 5
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã thông báo phát minh ra một loại vật liệu ''mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa''. Theo thời gian, vật liệu này đã có mặt trong cuộc sống hàng ngày của con người, phổ biến trong các sản phẩm như lốp xe, dù, quần áo, tất, ... Hãng Du Pont đã thu được hàng tỷ đô la mỗi năm bằng sáng chế về loại vật liệu này. Một trong số vật liệu đó là tơ nilon-6. Công thức một đoạn mạch của tơ nilon-6 là
- 6
Tính chất vật lý nào sau đây không phải của sắt?
- 7
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ, thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,04 gam H2O. Giá trị của m là
- 8
Hỗn hợp X gồm Al và Cr2O3. Nung 21,4 gam X trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y vào dung dịch NaOH loãng dư thấy có 11,024 gam chất rắn không tan và thu được 1,5456 lít khí (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là
- 9
Cho m gam hỗn hợp X gồm K và Ca tan hết vào dung dịch Y chứa 0,12 mol NaHCO3 và 0,04 mol CaCl2. Sau phản ứng, thu được 7 gam kết tủa và thấy thoát ra 0,896 lít khí (đktc). Giá trị của m là
- 10
Hòa tan hết 22,0 gam hỗn hợp X gồm RHCO3 và R2CO3 bằng dung dịch HCl, thu được 0,2 mol khí. Kim loại R là
- 11
Cho 36,8 gam hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 3,2 gam chất rắn không tan. Phần trăm khối lượng của Cu trong hỗn hợp là
- 12
Cho các thí nghiệm sau:
(a) Đun nóng nước cứng tạm thời.
(b) Cho phèn chua vào dung dịch Ba(OH)2 dư.
(c) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.
(d) Cho khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.
(e) Cho khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được chất kết tủa?
- 13
Dung dịch X chứa 0,06 mol H2SO4 và 0,04 mol Al2(SO4)3. Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch X, khối lượng kết tủa cực đại có thể thu được là
- 14
Cho 2a mol bột Fe vào dung dịch chứa 5a mol AgNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Thành phần của dung dịch X là
- 15
Thủy phân hoàn toàn 5,48 gam peptit X (mạch hở) trong môi trường axit, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 3,56 gam alanin và 3,0 gam glyxin. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
- 16
Cho 8,28 gam chất hữu cơ A chứa C, H, O (có công thức phân tử trùng công thức đơn giản nhất) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau đó chưng khô, phần hơi thu được chỉ có nước, phần chất rắn khan có khối lượng 13,32 gam. Nung lượng chất rắn này trong oxi dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 9,54 gam Na2CO3, 14,52 gam CO2 và 2,7 gam H2O. Cho phần chất rắn trên vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được hai chất hữu cơ X, Y (biết MX < MY). Số nguyên tử hidro có trong Y là
- 17
Hòa tan hết 13,52 gam hỗn hợp X gồm Mg(NO3)2, Al2O3, Mg và Al vào dung dịch Y gồm NaNO3 và 1,08 mol HCl (đun nóng). Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch T chỉ chứa các muối và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 5. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,14 mol NaOH, lấy kết tủa nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi, thu được 9,6 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của Al có trong hỗn hợp X là
- 18
Cho 1,03 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu, Al vào bình đựng 600 ml dung dịch HCl 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,48 gam chất rắn và 448 ml khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 2,55 gam AgNO3 thì khi phản ứng kết thúc thấy thoát ra khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và thu được dung dịch X chứa a gam muối và b gam chất rắn Y. Giá trị của a, b lần lượt là
- 19
Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch của glyxin và alanin trong H2O đều không làm đổi màu quì tím.
(b) Thủy phân este đơn chức trong môi trường bazơ luôn cho sản phẩm là muối và ancol.
(c) Saccarozơ tan tốt trong nước và có phản ứng tráng bạc.
(d) Glucozơ rắn bị hóa đen khi tiếp xúc với dung dịch H2SO4 đặc (98%).
(e) Phân tử xenlulozơ chỉ chứa các mắc xích α-glucozơ.Số phát biểu đúng là
- 20
Peptit X và Y có tổng số liên kết peptit là 8. Thủy phân hoàn toàn peptit X cũng như peptit Y đều thu được glyxin và valin. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E gồm hai peptit X và Y với tỉ lệ số mol 1:3 thì cần dùng 44,352 lít O2 (đktc), thu được sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy này vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 92,96 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 4,928 lít (đktc). Thủy phân hoàn toàn Y, thu được a mol valin và b mol glyxin. Tỉ lệ a:b bằng