Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Trần Quốc Tuấn, Quảng Ngãi (Lần 2) - Đề 1

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Trần Quốc Tuấn, Quảng Ngãi (Lần 2) - Đề 1 là đề thi được ra theo cấu trúc thi THPT Quốc gia 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn bài trắc nghiệm này giúp các bạn tự luyện tập và củng cố kiến thức hiệu quả.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT Đồng Tháp - Đề 1

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Câu 1:

    Khi nói về quá trình phiên mã và dịch mã, nhận định nào dưới đây là đúng?

  • Câu 2:

    Trường hợp nào dưới đây là cơ quan tương tự?

  • Câu 3:

    Một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen là 0,6Aa: 0,4AA. Qua một số thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen AA ở đời con là 66,25%. Hãy tính số thế hệ tự thụ phấn của quần thể nêu trên.

  • Câu 4:

    Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?

  • Câu 5:

    Nghiên cứu sự thay đổi tần số alen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả sau đây, dựa vào bảng dưới đây em hãy cho biết. Quần thể đang chịu tác động của những nhân tố tiến hóa nào?

    Tần số alen

    F1

    F2

    F3

    F4

    F5

    A

    0,8

    0,8

    0,5

    0,4

    0,3

    a

    0,2

    0,2

    0,5

    0,6

    0,7

  • Câu 6:

    Đối với quá trình tiến hóa, yếu tố ngẫu nhiên

  • Câu 7:

    Hình ảnh dưới đây nói về một quá trình trong cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử. Đó là quá trình

    Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Sinh học

  • Câu 8:

    Ở người, gen lặn a nằm trên NST giới tính X quy định tính trạng máu khó đông, gen trội tương ứng A quy định tính trạng máu đông bình thường. Một cặp vợ chồng máu đông bình thường sinh con trai mắc bệnh máu khó đông. Kiểu gen của cặp vợ chồng trên là

  • Câu 9:

    Ở người,bệnh máu khó đông và bệnh mù màu đỏ - xanh lục do 2 gen lặn (a,b) nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y quy định. Một người phụ nữ bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục và không bị bệnh máu khó đông lấy chồng bị bệnh máu khó đông và bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Phát biểu nào sau đây đúng về những đứa con của cặp vợ chồng trên?

  • Câu 10:

    Có bao nhiêu nhận xét dưới đây là đúng khi nói về đột biến cấu trúc NST?

    (1) Đột biến đảo đoạn NST chỉ làm thay đổi vị trí của gen trên NST mà không làm thay đổi số lượng gen.
    (2) Đột biến chuyển đoạn giữa các NST không tương đồng sẽ làm thay đổi nhóm gen liên kết.
    (3) Đột biến lặp đoạn NST có thể làm xuất hiện các cặp gen alen trên cùng một NST.
    (4) Đột biến chuyển đoạn nhỏ NST được ứng dụng để loại bỏ những gen không mong muốn ra khỏi giống cây trồng.

    Đột biến mất đoạn và chuyển đoạn có thể làm giảm khả năng sinh sản.

  • Câu 11:

    Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể không thông qua hình thức

  • Câu 11:

    Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể không thông qua hình thức

  • Câu 12:

    Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là

  • Câu 13:

    Ở một loài thú, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng (gen nằm trên vùng không tương đồng với NST trên NST X). Cho con cái mắt đỏ lai với con đực mắt đỏ, đời F1 thu được cả mắt đỏ và mắt trắng (100% mắt trắng là con đực). Cho những con cái F1 lai với con đực mắt trắng, đời con của phép lai này sẽ có kiểu hình như thế nào?

  • Câu 14:

    Cho chuỗi thức ăn sau: Cà rốt -> thỏ -> cáo. Biết rằng năng lượng tích lũy trong cây cà rốt = 12.106 Kcal, thỏ = 7,8.105 Kcal, cáo = 9,75.103 Kcal. Sinh vật bậc 2 trong chuỗi thức ăn trên có hiệu suất sinh thái bằng

  • Câu 15:

    Hiện tượng quần thể sinh vật dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu có thể là do bao nhiêu nguyên nhân sau đây?

    (1) Khả năng chống chọi của các cá thể với những thay đổi của môi trường giảm.
    (2) Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm.
    (3) Hiện tượng giao phối gần giữa các cá thể trong quần thể tăng.
    (4) Cơ hội gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể trong quần thể giảm.

  • Câu 16:

    Cho các nhân tố sau đây, có bao nhiêu nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể?

    (1) Chọn lọc tự nhiên.                    (2) Giao phối ngẫu nhiên.
    (3) Giao phối không ngẫu nhiên.     (4) Các yếu tố ngẫu nhiên.
    (5) Đột biến                                  (6) Di – nhập gen.

  • Câu 17:

    Ở một loài thực vật, xét hai cặp alen (A, a và B, b) nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau, trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, có bao nhiêu phép lai cho đời con phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3: 1? (không xét đến phép lai thuận nghịch).

  • Câu 18:

    Cho các hệ sinh thái, những hệ sinh thái nào là hệ sinh thái nhân tạo?

    (1) Đồng rêu vùng hàn đới và hoang mạc
    (2) Một cánh rừng ngập mặn.
    (3) Một bể cá cảnh.
    (4) Rừng trên núi đá vôi phong thổ - Ninh Bình.
    (5) Rừng cao su và rừng cà phê ở Tây Nguyên.
    (6) Đồng ruộng.
    (7)Thành phố.

  • Câu 19:

    Hình ảnh dưới đây nói về một dạng đột biến cấu trúc NST:

    Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Sinh học

    Đây là dạng đột biến nào?

  • Câu 20:

    Cho một quần xã gồm các sinh vật sau: thực vật, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, sinh vật phân giải. Chuỗi thức ăn nào sau đây sai?

  • Câu 20:

    Cho một quần xã gồm các sinh vật sau: thực vật, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, sinh vật phân giải. Chuỗi thức ăn nào sau đây sai?

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 64
Sắp xếp theo

Ôn Thi THPT Quốc Gia môn Sinh Học Online

Xem thêm