Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT thành phố Tuyên Quang năm học 2017 - 2018

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn  

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT thành phố Tuyên Quang năm học 2017 - 2018 là một bài thi mẫu nhằm giúp các bạn học sinh lớp 9 làm quen với dạng đề thi và dạng câu hỏi, từ đó đưa ra phương pháp ôn tập đúng hướng và hiệu quả cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới. Chúc các em thi tốt!

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Hải Phòng năm học 2017 - 2018

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm)

    Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

    "Ta làm con chim hót
    Ta làm một cành hoa
    Ta nhập vào hoà ca
    Một nốt trầm xao xuyến.
    Một mùa xuân nho nhỏ
    Lặng lẽ dâng cho đời
    Dù là tuổi hai mươi
    Dù là khi tóc bạc".

    (Ngữ văn 9, tập 2)

  • Câu 1:
    Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả của đoạn thơ trên là ai?
    Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ  Tác giả Thanh Hải 
  • Câu 2:
    Các hình ảnh "con chim", "một cành hoa", "một nốt trầm" có những đặc điểm gì giống nhau?
    Các hình ảnh con chim, một cành hoa, một nốt trầm có những đặc điểm giống nhau: Là những hình ảnh bình dị, khiêm nhường của thiên nhiên, cuộc sống mang lại niềm vui, vẻ đẹp cho đời một cách tự nhiên. Là những hình ảnh mang ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ: được cống hiến những gì tốt đẹp, dù nhỏ bé, đơn sơ cho cuộc đời chung.
  • Câu 3:
    Từ ngữ liệu trên, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 từ về lẽ sống của thanh niên trong trong thời đại ngày nay.
    1. Yêu cầu về kĩ năng và hình thức: Yêu câu viết được đoạn văn khoảng 200 từ diến dạt lưu loát, văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đẹp, dùng từ, đặt câu đúng. 2. Yêu cầu về nội dung:Chấp nhận những suy nghĩ khác nhau miễn là có sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản Dâng cho đời là lẽ sống biết cống hiến một cách tự nguyện, chân thành những gì tốt đẹp nhất cho cuộc đời chung. Đó là lẽ sống có ý nghĩa tích cực, mang lại niềm hạnh phúc cho chính mình, cho xã hội, xuất phát từ ý thức trách nhiệm, từ tình yêu với cuộc đời. Nhiều bạn trẻ ngày nay có lối sống đẹp đẽ ấy. (nêu một vài dẫn chứng) Xác định nhận thức, hành động đúng cho mọi người. Sống cho đời nhưng không cần ồn ào, phô trương; không nên làm mất đi bản sắc riêng của mình thì mới thực sự có ý nghĩa.
  • Phần 2: Làm văn (6,0 điểm)

     Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.

    1. Yêu cầu về hình thức: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài: Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học, kiểu bài nghị luận về nhân vật, biết cách trình bày luận điểm khi viết một bài văn. Hình thức trình bày sạch đẹp, bố cục đầy đủ, chặt chẽ. lập luận rõ ràng, văn phong trong sáng, có cảm xúc, có sáng tạo, có khả năng thuyết phục cao, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp... 2. Yêu cầu về nội dung: Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, tác giả Giới thiệu nhân vật: Vũ Nương là nhân vật chính trong truyện; là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp nhưng số phận bất hạnh. Thân bài: * Tóm tắt tác phẩm. * Suy nghĩ về nhân vật Vũ Nương Vũ Nương là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết: dẫn chứng: "vốn đã thùy mị, nết na lại thêm tư dung, tốt đẹp". Nàng là người phụ nữ thủy chung. Khi chồng ở nhà Khi tiễn chồng ra trận Những ngày tháng xa chồng Khi bị nghi oan Khi sống dưới thủy cung Là người con dâu hiếu thảo Thay chồng chăm sóc mẹ khi mẹ đau ốm. (lời nói của mẹ chồng). Lo liệu ma chay khi mẹ mất như với cha mẹ đẻ Là người mẹ yêu thương con: Một mình chăm sóc con nhỏ khi chồng đi vắng. Là người phụ nữ trọng nhân phẩm, tình nghĩa, chọn cái chết để minh oan cho mình. Giầu lòng vị tha: Bị Trương Sinh đẩy đến đường cùng phải chét oan ức nhưng không oán trách, hận thù. Khi trương Sinh lập đàn giải oan ở bến song vẫ hiện về nói lời "đa tạ tình chàng" Nhận xét về nghệ thuật: khai thác vốn văn học dân gian, sáng tạo về nhân vật... Liên hệ về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội hiện nay Kết bài: Khẳng định "Chuyện người con gái Nam Xương" là tác phẩm giàu tính hiện thực và giá trị nhân văn Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương cũng chính là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam cần được tôn vinh trong mọi thời đại 
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 176
Sắp xếp theo

Ôn thi vào lớp 10 môn Văn

Xem thêm