Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm 2016 Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Lần 1)

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn

Việc rèn luyện các đề thi trước mỗi kì thi là điều rất cần thiết, nó giúp các bạn làm quen với các dạng đề và dạng câu hỏi thường gặp. Đáp ứng nhu cầu đó, VnDoc xin giới thiệu bài test Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm 2016 Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Lần 1). Bài test có đi kèm với phần đáp án, hướng dẫn giải ở cuối bài giúp các bạn đối chiếu kết quả sau khi hoàn thành bài thi. Chúc các bạn ôn tập tốt!
Mời các bạn tham khảo thêm bài test: Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm 2016 - 2017 (Lần 2)

Bạn đã dùng hết 2 lần làm bài Trắc nghiệm miễn phí. Mời bạn mua tài khoản VnDoc PRO để tiếp tục! Tìm hiểu thêm
  • Phần 1:

    Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

    Ngửa mặt lên nhìn mặt 
    có cái gì rưng rưng 
    như là đồng là bể 
    như là sông là rừng 

    Trăng cứ tròn vành vạnh 
    kể chi người vô tình 
    ánh trăng im phăng phắc 
    đủ cho ta giật mình.

    (Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo Dục, 2014)

  • Câu 1:
    Bài thơ Ánh trăng được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh sáng tác ấy có ảnh hưởng thế nào đến chủ đề của bài thơ?
    Trả lời:
    - Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: ...........
    - Ảnh hưởng: .............
    - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ sáng tác năm 1978, ba năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. - Ảnh hưởng: Thời điểm đó, có những người từng trải qua thử thách gian khổ, từng gắn bó với thiên nhiên, nhân dân, đồng đội, sau khi ra khỏi thời đạn bom, sống trong hòa bình, giữa những tiện nghi hiện đại... đã quên đi những nghĩa tình của thời đã qua. Trước hiện tượng đó, nhà thơ viết bài thơ như lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao xưa. Đồng thời, bài thơ còn có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống "uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
  • Câu 2:
    Ở phần trên của bài thơ, khi nói đến sự xuất hiện của vầng trăng, tác giả đã viết “vầng trăng tròn”; trong đoạn thơ này, một lần nữa nhà thơ lại viết “Trăng cứ tròn vành vạnh”. Theo em, việc lặp lại hình ảnh này có ý nghĩa gì?
    Trả lời:
    Ý nghĩa của việc lặp lại hình ảnh vầng trăng: ................
    Việc lặp lại hình ảnh "vầng trăng non" nhằm mục đích nhấn mạnh vào vẻ vẹn nguyên, tròn đầy, thủy chung của những ân tình của thiên nhiên, đồng đội, nhân dân.... trong quá khứ. Từ đó càng làm nổi bật sự đổi thay, bội bạc của con người.
  • Câu 3:
    Từ ý nghĩa của bài thơ Ánh trăng cùng với những kiến thức xã hội mà em có, hãy trình bày suy nghĩ của em về đạo lý sống “uống nước nhớ nguồn” (trong khoảng nửa trang giấy thi)
    Trả lời: ...........
    Thí sinh phải đảm bảo những yêu cầu về:- Nội dung: Từ ý nghĩa của bài thơ "Ánh trăng" đưa ra những nhận thức đúng về đạo lý sống "uống nước nhớ nguồn": bộc lộ những hiểu biết về ý nghĩa, biểu hiện của lối sống; hiểu được giá trị của lối sống ấy và đưa ra bài học nhận thức và hành động.- Hình thức: kết hợp các phương thức biểu đạt, diễn đạt sinh động, độ dài quy định.
  • Phần 2:

    Cho đoạn văn sau:

    "... Họa sĩ nhấp chén trà nóng ba ngày nay ông mới lại gặp, không giấu vẻ thích thú, tự rót lấy một chén nữa, nói luôn:
    - Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mười ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm?
    Anh thanh niên bật cười khanh khách:

    - Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
    Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

    - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất...."

    (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - Ngữ văn 9, tập 1 - NXB Giáo Dục, 2015)

  • Câu 1:
    Trong đnạn trích trên, ông họa sĩ có nói: “Bây giờ có cả ba chúng ta ở đây”. Em hãy cho biết ba nhân vật ấy là những ai? Họ gặp nhau trong hoàn cảnh nào?
    Trả lời: 
    - Ba nhân vật đó là: ........
    - Hoàn cảnh họ gặp nhau: ...........
    - Ba nhân vật đó là: ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên- Hoàn cảnh gặp nhau: Thuật lại tình huống gặp gỡ bất ngờ của họ.
  • Câu 2:
    Tác phẩm Lặng Lẽ Sa Pa sử dụng ngôi kể nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó.
    Trả lời:
    - Tác phẩm sử dụng ngôi kể: ..........
    - Tác dụng: ...........
    - Ngôi thứ ba- Khiến cho câu chuyện trở nên khách quan hơn, lời kể linh hoạt hơn.
  • Câu 3:
    Tìm câu văn có thành phần khởi ngữ trong đoạn trích trên?
    Trả lời:
    Câu văn có thành phần khởi ngữ là: ............ 
    Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
  • Câu 4:
    Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 15 câu làm rõ những phẩm chất nổi bật của anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Trong đoạn văn có sử dụng câu có thành phần tình thái và phép lắp để liên kết (gạch dưới thành phần tình thái và những từ ngữ dùng làm phép lặp). Chỉ ra kiểu lập luận của đoạn văn đó.
    Trả lời: ...............
    Gợi ý:Đoạn văn viết bám vào cốt truyện, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có dẫn chứng, lí lẽ, nhận xét để làm rõ những phẩm chất nổi bật của anh thanh niên trong đoạn trích:+ Yêu công việc, gắn bó với công việc, có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao+ Có những suy nghĩ đúng và sâu sắc về công việc+ Tổ chức, sắp xếp công việc một cách khoa học, thường xuyên đọc sách để mở mang kiến thức và làm phong phú đời sống tinh thần.+ Cởi mở, chân thành, sống giàu tình cảm, khiêm tốn và thành thực
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Bắt đầu ngay
Bạn còn 2 lượt làm bài tập miễn phí. Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để học không giới hạn nhé! Bạn đã dùng hết 2 lượt làm bài tập miễn phí! Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để làm Trắc nghiệm không giới hạn và tải tài liệu nhanh nhé! Mua ngay
Kiểm tra kết quả Xem đáp án Làm lại
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Ôn thi vào lớp 10 môn Văn

    Xem thêm