Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2015 - 2016 Sở GD và ĐT Hải Phòng

Đề thi vào lớp 10 môn văn có đáp án

Tham gia làm bài test Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2015 - 2016 Sở GD và ĐT Hải Phòng trên trang VnDoc.com để tìm hiểu thêm nhiều dạng đề khác nhau của bộ môn Ngữ văn. Hi vọng bài thi mẫu này sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn vượt qua kì thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới. Chúc các bạn thi tốt!

Bạn đã dùng hết 2 lần làm bài Trắc nghiệm miễn phí. Mời bạn mua tài khoản VnDoc PRO để tiếp tục! Tìm hiểu thêm
  • PHẦN I. ĐỌC – HIỂU

    Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:

    Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
    Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
    Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
    Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

    (Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 17)

  • Câu 1:
    Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào?
    Trả lời;
    Khổ thơ trên được trích trong bài ..............
    Quê hương
  • Câu 2:
    Tác giả của bài thơ đó là ai?
    Tế Hanh
  • Câu 3:
    Bài thơ có khổ thơ trên được viết theo thể thơ gì?
    Thể thơ 8 chữ
  • Câu 4:
    Từ “bến” trong câu thơ “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm” thuộc từ loại nào?
    Trả lời: ................
    Danh từ
  • Câu 5:
    Biện pháp tu từ nổi bật có trong câu thơ “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm” là gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
    Câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa ( im, trở về, nằm, nghe ).Tâm hồn nhà thơ thật tinh tế, nhạy cảm khi cảm nhận được sự gian lao, mệt mỏi của con thuyền sau chuyến ra khơi. Phép tu từ nhân hóa cũng khiến con thuyền, bãi bến cũng có hồn và trở nên thân thương, gần gũi biết bao nhiêu.
  • Câu 6:
    Nêu nội dung của khổ thơ trên?
    Miêu tả hình ảnh những ngư dân khỏe mạnh, hăng say lao động và hình ảnh con thuyền sau hành trình ra khơi.
  • Câu 7:
    Từ khổ thơ trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu quê hương?
    Tình yêu quê hương là tình cảm thiêng liêng trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người. Nó biểu hiện vô cùng phong phú, song giản dị và chân thật nhất là biểu hiện ở niềm tự hào, thương mến những con người lam lũ mà cần cù, chăm chỉ của quê hương, trước cuộc sống lao động của quê hương.
  • PHẦN II. LÀM VĂN

    Câu 1. 
    Bằng một bài văn ngắn (khoảng 200 đến 300 từ), em hãy trình bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp của khổ thơ sau:

    Đêm nay rừng hoang sương muối
    Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
    Đầu súng trăng treo.

    (Chính Hữu, Đồng chí, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 129)

    1. Giới thiệu chung - Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Thơ ông mang cảm xúc chân thành, mãnh liệt, ngôn ngữ giàu hình ảnh, giọng điệu phong phú.- Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào mùa xuân năm 1948, được in trong tập “Đầu súng trăng treo” và là một trong những thi phẩm thành công nhất của Chính Hữu, tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954).- Đoạn thơ là khổ cuối của bài "Đồng chí" của Chính Hữu.2. Cảm nhận về đoạn thơ* Nội dung:- Thời gian, không gian nghệ thuật: đêm tối, rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo, gợi hoàn cảnh chiến đấu vô cùng khắc nghiệt, gian khổ.- Hình ảnh con người:+ "đứng cạnh bên nhau": tình đồng chí, đồng đội chân thành, đằm thắm, là động lực để họ vượt lên trên hoàn cảnh.+ "chờ giặc tới": tư thế chủ động, sẵn sàng chiến đấu, toát lên sự dũng cảm.- Hình ảnh trăng:+ Trăng xuất hiện trong giờ khắc trước một trận chiến đấu mà mất mát, hi sinh là những điều không thể tránh khỏi.+ "Đầu súng trăng treo": Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng: biểu tượng đẹp của tình đồng chí gắn bó, keo sơn trong cuộc chiến đấu gian khổ ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp; là biểu tượng cho cuộc sống hòa bình, là hình ảnh tươi đẹp, thanh bình của quê hương đất nước; là vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lạc quan, lãng mạn.* Nghệ thuật:- Thể thơ tự do, ngòi bút phóng khoáng, lãng mạn.- Sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn.- Hình ảnh giàu tính biểu trưng.3. Đánh giá- Đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ trong thời kì kháng chiến chống Pháp và vẻ đẹp của hồn thơ Chính Hữu.
  • Câu 2:

    Nhận xét về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) có ý kiến cho rằng: Những thử thách nguy hiểm ở chiến trường, thậm chí là cái chết, cũng không thể làm mất đi ở nhân vật Phương Định sự hồn nhiên, trong sáng và những mơ ước về tương lai.
    Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên bằng một bài văn nghị luận.

    1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn. Trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc, ngòi bút của bà trong chiến tranh luôn hướng về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn.- “Những ngôi sao xa xôi” được tác giả viết năm 1971, thời kì chống Mĩ gay go ác liệt. Đoạn trích trong sách giáo khoa đã khắc họa hình ảnh, vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trên tuyến đường Trường Sơn, nổi bật là nhân vật Phương Định.- Trích dẫn ý kiến.2. Phân tích, chứng minh ý kiến:a. Những thử thách nguy hiểm ở chiến trường:- Phương Định cùng Nho và Thao – những cô gái thanh niên xung phong sống trên cao điểm giữa mênh mông khói bụi Trường Sơn và bom đạn hủy diệt của kẻ thù. Công việc của chị và đồng đội trong tổ trinh sát mặt đường là “đo khối lượng đất lấp và hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Một ngày các chị phá bom đến 5 lần, ngày ít cũng 3 lần, để bảo vệ con đường cho những đoàn xe băng về phía trước, góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. - Công việc đòi hỏi chị phải chạy trên cao điểm bị bom đạn cày nát, còn ẩn giấu những quả bom chưa nổ - cũng có nghĩa là nó sẽ nổ bất cứ lúc nào, đồng nghĩa với việc đối mặt với thần chết.-> Công việc thật vinh quang nhưng cũng đầy hi sinh gian khổ. b. Sự hồn nhiên, trong sáng và những mơ ước về tương lai: - Phương Định là người con gái Hà Nội vào chiến trường. Chị vừa qua tuổi học sinh vô tư lự. Giữa chiến trường khói lửa, chị vẫn hay nhớ lại những kỉ niệm êm đềm bên mẹ trong căn gác nhỏ, nhớ về thành phố tuổi thơ.- Chị hay hát, chị đem cả lòng say mê ca hát vào chiến trường Trường Sơn ác liệt. Chị thích hát những hành khúc bộ đội, những bài dân ca quan họ, dân ca Nga, dân ca Ý. Định còn có tài bịa ra lời bài hát nữa. - Chị hay ngắm mình trong gương. Chị tự đánh giá mình là một “cô gái khá”, có “hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”. Mắt “dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng”, và được các anh chiến sĩ nhận xét là “có cái nhìn sao mà xa xăm”. Chị có cái điệu đà của một cô gái Hà Nội, nhưng là cái điệu thật đáng yêu vì nó hồn nhiên và vô cùng chân thực. -> Tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, hồn nhiên như trẻ thơ.c. Nghệ thuật - Nhân vật tự bộc lộ qua lời tự sự, ngôi kể thứ nhất.- Khắc họa tính cách nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói kết hợp miêu tả nội tâm.3. Đánh giá- Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn, đã khái quát được vẻ đẹp can trường, sự trong sáng, hồn nhiên và tinh thần lạc quan của nhân vật Phương Định. Đó cũng là những vẻ đẹp tiêu biểu của thế hệ thanh niên Việt Nam thời chống Mĩ.
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Bắt đầu ngay
Bạn còn 2 lượt làm bài tập miễn phí. Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để học không giới hạn nhé! Bạn đã dùng hết 2 lượt làm bài tập miễn phí! Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để làm Trắc nghiệm không giới hạn và tải tài liệu nhanh nhé! Mua ngay
Kiểm tra kết quả Xem đáp án Làm lại
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Luyện thi trực tuyến

    Xem thêm