Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2015 - 2016 Sở GD và ĐT Thái Nguyên

Đề thi vào lớp 10 môn Văn có đáp án

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2015 - 2016 Sở GD và ĐT Thái Nguyên là một bài thi mẫu mà VnDoc chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh lớp 9 ôn tập và làm quen với các dạng câu hỏi thi môn Ngữ văn. Hi vọng bài test này sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn vượt qua kì thi tuyển sinh năm 2016 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập tốt!

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Phần 1:

    Em hãy đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
    Làn thu thủy nét xuân sơn,
    Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
    Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
    Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
    (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

  • Câu 1.
    Đoạn thơ nói về nhân vật nào trong Truyện Kiều?
    Đoạn thơ nói về nhân vật Thúy Kiều/Kiều/chị của Thúy Vân....
  • Câu 2:
    Trong đoạn thơ có sử dụng một thành ngữ, em hãy chỉ ra và giải thích nghĩa của thành ngữ đó.
    - Thành ngữ: nghiêng nước nghiêng thành- Nghĩa của thành ngữ: có nguồn gốc từ tiếng Hán, ý nói vẻ đẹp tuyệt vời của người phụ nữ dễ làm người ta mê đắm đến mất thành mất nước.
  • Câu 3:
    Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ từ vựng nào trong đoạn trích? Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 dòng) trình bày tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc miêu tả vẻ đẹp của nhân vật được nói đến.
    - Đoạn thơ sử dụng phép tu từ từ vựng nhân hóa và nói quá.- Tác dụng của hai biện pháp tu từ: khắc họ bức chân dung đầy ấn tượng về Thúy Kiều, một người tài sắc vẹn toàn, đẹp tới mức thiên nhiên phải ghen tỵ, đẹp tới mức có thể làm người ta say đắm mà mất thành mất nước: "hoa ghen", "liễu hờn", "nghiêng nước nghiêng thành".
  • Phần 2:

    Cho đoạn văn sau:
    Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô. Và vì một cái gì đó nữa mà lúc này cô chưa kịp nghĩ kĩ.
    (Ngữ văn 9 tập 1, trang 187, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)

  • Câu 4:
    Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
    - Đoạn văn trên trích trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" - Tác giả Nguyễn Thành Long
  • Câu 5:
    Em hãy nêu ngắn gọn ý nghĩa của hình ảnh "một bó hoa nào khác nữa" trong câu văn thứ ba.
    Trả lời:
    Ý nghĩa của hìn ảnh "một bó hoa nào khác nữa":............
    - Những giá trị tinh thần, vẻ đẹp tâm hồn mà cô gái đã thấy ở anh thanh niên.- Bó hoa của niềm tin, niềm lạc quan và tình yêu cuộc sống.- Giúp cô nhận ra những giá trị và vẻ đẹp của cuộc sống.- Giúp cô có sức mạnh vượt qua khó khăn thực hiện ước mơ, lý tưởng.
  • Câu 6:
    Từ ý nghĩa của hình ảnh "một bó hoa nào khác nữa". em hãy viết một bài văn nghị luận trình bày cảm nhận của mình về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm đó.
    * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.* Yêu cầu cụ thể:a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luậnb. Xác định đúng vấn đề cần nghị luậnc. Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm đó (trong đó phải có các thao tác phân tích, chứng minh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau:1. Giới thiệu sơ lược về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, giới thiệu nhân vật anh thanh niên.2. Một người thanh niên giàu nghị lực đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc.+ Hoàn cảnh sống và làm việc: Một mình cô đơn trên đỉnh núi Yên Sơn đã bốn năm, quanh năm suốt tháng chỉ làm bạn cùng cỏ cây, mây núi Sa Pa; công việc của anh là "dựa vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu"; công việc vất vả, gian khổ (những ngày rét, mưa, tuyết, giờ ốp lúc 1 giờ sáng...)+ Quan niệm sống là cống hiến: anh yêu nghề và có suy nghĩ "Ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được".... là người có trách nhiệm cao với góp công trong việc bắn rơi máy bay trên cầu Hàm Rồng...3. Một người thanh niên có những tính cách và phẩm chất đáng quý.+ Anh là người cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm, anh khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người.+ Anh ân cần chu đáo với người khác, ai đến thăm anh cũng được anh tặng quà, anh còn lo chuẩn bị bữa trưa cho những người khách tới thăm....+ Anh là người khiêm tốn, thành thật, anh cảm thấy đóng góp của mình là nhỏ bé nên giới thiệu cho ông họa sĩ những người mà anh thật sự khâm phục như: anh bạn cùng nghề trên đỉnh Phan-xi-păng, ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, đồng chí cán bộ nghiên cứu khoa học về sét... 4. Một người thanh niên có đời sống tâm hồn trẻ trung, phong phú, lành mạnh:+ Anh thích gặp gỡ và giao lưu với mọi người tới mức "thèm người"+ Anh biết tự tạo niềm vui trong cuộc sống, biết chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của mình (nhà cửa gọn gàng sạch sẽ, trong nhà có giá sách và anh coi sách như người bạn của mình, anh trồng hoa, nuôi gà...)5. Vẻ đẹp tâm hồn ở anh thanh niên giúp người ta nhận ra những giá trị và vẻ đẹp đích thực của cuộc sống.+ Các nhân vật trong truyện như ông họa sĩ, bác lái xe, cô kĩ sư.... đều nhận ra những vẻ đẹp tâm hồn đáng quý của anh thanh niên.+ Người đọc nhận thấy anh thanh niên là nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp của con người Việt Nam thời bấy giờ (góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của con người Việt Nam): giản dị; chân thành, giàu lý tưởng từ đó mở rộng suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa và giá trị của cuộc soogns.6. Vẻ đẹp cảu nhân vật được thể hiện bằng những nét đẹp nghệ thuật đặc sắc: bộc lộ qua một cuộc gặp gỡ đặc biệt; nhân vật không được miêu tả cụ thể về ngoại hình; không có tên riêng mà chỉ là tên gọi chung theo kiểu phiếm chỉ nhưng lại phác họa rõ nét bức chân dung nhân vật trên nhiều khía cạnh; chất thơ, chất họa hòa quyện,....
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 333
Sắp xếp theo

    Ôn thi vào lớp 10 môn Văn

    Xem thêm