Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2015 - 2016 Sở GD và ĐT Bình Định

Đề thi vào lớp 10 môn Văn có đáp án

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2015 - 2016 Sở GD và ĐT Bình Định là một bài thi mẫu nhằm giúp các bạn học sinh lớp 9 làm quen với dạng đề cũng như dạng câu hỏi, đưa ra phương pháp ôn tập hiệu quả cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới. Ngoài ra phần đáp án và gợi ý ở phần cuối bài sẽ rất hữu ích cho các bạn trong việc tìm ra câu trả lời đúng nhất cho các dạng câu hỏi trong bài thi. Chúc các bạn ôn tập tốt!

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
    Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non - những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không xót một só xỉnh nào trên trái đất dây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến - cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa nhà mình".
    (Bến quê – Nguyễn Minh Châu)
  • 1.
    Xác định chủ ngữ chính trong câu “Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra.
    Trả lời: 
    Chủ ngữ chính trong câu là: ................
    tiết trời đầu thu
  • 2.
    Chỉ ra các thành phần phụ chú trong đoạn văn.
    Trả lời: 
    Các thành phần phụ chú trong đoạn văn là:
    - ............
    - những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ.- cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa nhà mình.
  • 3.
    Xác định biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn. Nêu giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ đó.
    Trả lời:
    - Phép tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn là: ........
    - Giá trị biểu cảm: .............
    - Phép so sánh- Giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ so sánh: Với phép tu từ so sánh, tác giả gợi một không gian có chiều sâu và bề rộng: từ những bông bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng với màu đỏ nhạt lúc đã vào thu, vòm trời và bãi bồi bên kia sông.Đây là một cảnh đẹp chỉ có thể cảm nhận được bằng những cảm xúc tinh tế: những chùm hoa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn, mặt sông Hồng như rộng thêm ra, vòm trời như cao hơn, “những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông…”. Những cảnh sắc ấy vốn rất quen thuộc, gần gũi nhưng lại như rất mới mẻ với Nhĩ, tưởng chừng như lần đầu tiên anh mới gặp.
  • 4.
    Hãy nêu điều nghịch lý mà tác giả đã thể hiện trong đoạn văn.
    Một con người "đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất" khi lâm bệnh nặng không thể đi được nữa mới chợt nhận ra "một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến - cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa nhà mình". Khi có thể tới được Bến quê một cách dễ dàng thì không nghĩ tới, không tới; khi không thể tới được thì lại "say mê", "ham muốn" - đó là nghịch lí. Nghịch lí ấy nói lên một sự thật là: có khi, cái người ta mơ ước, khát khao, cái người ta không thể có không phải điều gì to tát, lớn lao mà lại là những điều hết sức nhỏ bé, thường tình. Người ta vươn tới chính những giá trị bình dị. Mảnh đất mơ ước ở ngay bến sông quê đây thôi.
  • Câu 2:
    Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: 
    Bỗng nhận ra hương ổi 
    Phả vào trong gió se 
    Sương chùng chình qua ngõ 
    Hình như thu đã về.


    ...Vẫn còn bao nhiêu nắng
    Đã vơi dần cơn mưa
    Sấm cũng bớt bất ngờ
    Trên hàng cây đứng tuổi.
    ( Sang thu – Hữu Thỉnh)
    Bài tham khảo:Cuối hạ, thu đến mang theo những cảm xúc bất chợt để lại trong lòng ai những bồi hồi, xao xuyến về một mùa thu nồng nàn, êm ái. Ngày hạ qua đi để nhường chỗ cho nàng thu dịu dàng bước tới, sự chuyển mình giữa hai mùa thật nhẹ nhàng và ngập ngừng như lưu luyến, vấn vương một cái gì đó của thời đã qua. Khoảnh khắc ấy thật đẹp, nhưng không phải ai cũng dễ dàng nhận thấy. Riêng nhà thơ Hữu Thỉnh thì khác, ông đã có một cái nhìn thật tinh tường, một cảm nhận thật sắc nét và một cách sống hòa hợp với thiên nhiên nên mới có thể vẽ lại bức tranh in dấu sự chuyển mình của đất trời qua bài thơ “Sang Thu” – linh hồn của cả bài thơ chỉ vẻn vẹn trong hai từ thế thôi, song ý nghĩa sâu sắc chất chứa trong hai từ ngắn ngủi ấy lại không hề ít. Và có lẽ những ý nghĩa đó, lại tập trung nhiều hơn vào khổ thơ đầu và khổ cuối bài:Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về....Vẫn còn bao nhiêu nắngĐã vơi dần cơn mưaSấm cũng bớt bất ngờTrên hàng cây đứng tuổi. Khổ thơ mở đầu có cái hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ. Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra là hương vị ổi phả trong gió. Mùi hương quê nhà mộc mạc được gió đưa trong không gian cứ lan tỏa, thoang thoảng bay. Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ: “bỗng nhận ra". Một sự bất ngờ mà như đã đợi sẵn, đợi từ lâu rồi, để giờ đây có dịp là buông ra ngay. Trong số chúng ta chắc chắn không ai chưa một lần nếm vị ổi: giòn ngọt, chua chua nơi đầu lưỡi. Cái dư vị của hương thơm đó cứ vương vấn lại trong ta khi chợt đọc câu thơ của Hữu Thỉnh. Có hương ổi. Và gió. Và sương. Những hạt sương thu mềm mại, ươn ướt giăng màn qua ngõ. Mùa thu lại về. Mùa thu mang theo hương quê và mang theo sương mờ ướt lạnh. Dường như có thêm sương nên thu dễ nhận hơn. “Sương chùng chình qua ngõ", “chùng chình" hay là đợi chờ gì đây? Cứ dần dần như thế, cứ nhẹ nhàng, mềm mại như thế, thu đến tự lúc nào không hay. “Hình như thu đã về". Nhà thơ giật mình, hơi bối rối. Tự bao giờ nhỉ ? Thu về? Từ hương ổi hay từ gió, hay lừ sương? Hữu Thỉnh cũng hơi ngỡ ngàng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Thu về, thu lại về trên quê hương, trên những con đường bờ đê và trên cả những con sông, cánh chim trời.Nếu khổ thơ mở đầu là những tín hiệu chuyển mùa thì khổ thơ cuối mùa thu hơi rõ dần.Vẫn là nắng và mưa của mùa hạ đấy thôi, nhưng chỉ là “vẫn còn” và “vơi dần” – tất cả ngày một nhạt đi, chứ không như cái nắng gay gắt, chói chan cùng cơn mưa ào, xối xả của một mùa hạ sôi động nữa. Dường như vẫn còn luyến tiếc lắm, nhưng cuối cùng hạ vẫn phải chấp nhận rằng: “thu sang” và hạ phải đến một chân trời khác. Bằng nghệ thuật ẩn dụ sâu sắc, Hữu Thỉnh đã kết thúc khổ thơ qua hai câu văn thấm đẫm triết lý đáng để ta phải suy ngẫm:“Sấm cũng bớt bất ngờTrên hàng câu đừng tuổi.” “Sấm” – đơn thuần là một hiện tượng đặc trưng của mùa hạ khi trước và sau cơn mưa lớn, “cây đứng tuổi” – theo nghĩa dễ hiểu nhất thì đó chỉ là những cây đã nhiều tuổi vì sống lâu năm. Nhưng điều mà Hữu Thỉnh muốn gửi đến chúng ta đâu chỉ là những điều giản đơn đến thế, mà “sấm” ở đây cũng được xem là những thăng trầm, sóng gió của vòng đời luôn thay đổi và qua những gian nan, thử thách ấy, con người cũng sẽ đổi thay một cách mạnh mẽ hơn và vững vàng hơn. Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” – tức chỉ người từng trải, những con người đã nếm được hết mùi vị ngọt ngào, cay đắng, mặn mà hay chua chát của cuộc sống, và tất nhiên khi họ đã trải nghiệm qua những khó khăn đó, thì giờ đây sẽ không phải rơi vào tình thế xao động hay lung lay trước những biến cố của vòng xoáy cuộc đời nữa. Nhìn sâu hơn qua hai câu thơ trên, Hữu Thỉnh cũng muốn nói lên sức mạnh của dân tộc Việt Nam thật kiên cường và bất khuất, thật dũng cảm và mạnh mẽ chống lại bọn giặc ngoài xâm để gửi trọn niềm tin yêu đến Tổ quốc, quê hương và bảo vệ bờ cõi nước nhà.Từ bao nỗi suy tư của mình, Hữu Thỉnh đã góp phần làm cho cả bài thơ và khổ thơ cuối thêm nhiều ý nghĩa sâu sắc, in dấu trong lòng người đọc một ấn tượng khó phai mờ về một mùa thu tha thiết, nồng hậu và cả mùa hạ sôi động của dĩ vãng nữa. Cũng chính vì lẽ đó, mà ta cảm thấy yêu thiên nhiên hơn, yếu cái giao mùa và sự chuyển biến của đất trời trên quê hương mình, cũng như yêu vòng tuần hoàn máu chạy khắp cơ thể qua chính con tim nàyBằng những từ ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm, khơi gợi trong lòng người đọc nhiều nét đẹp về cảnh, về tình. Sang thu đã gợi cho ta nhiều suy nghĩ về tình yêu quê hương , đất nước, con người.
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
2 288
Sắp xếp theo

    Luyện thi trực tuyến

    Xem thêm