Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên môn Ngữ văn năm 2016 - 2017 Sở GD và ĐT Bình Phước

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (chuyên)

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên môn Ngữ văn năm 2016 - 2017 Sở GD và ĐT Bình Phước là một mẫu đề thi tuyển sinh vào lớp 10 mà VnDoc sưu tầm nhằm giúp các bạn học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập và rèn luyện. Tham gia làm bài để làm quen với dạng đề và các dạng câu hỏi nhé!

Bạn đã dùng hết 2 lần làm bài Trắc nghiệm miễn phí. Mời bạn mua tài khoản VnDoc PRO để tiếp tục! Tìm hiểu thêm
  • Câu 1:
    Đọc lời bài hát sau rồi thực hiện các yêu cầu ở dưới:

    Hãy sống như đời sông để biết yêu nguồn cội
    Hãy sống như đồi núi, vươn tới những tầm cao
    Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
    Hãy sống như ước vọng, để thấy đời mênh mông

    Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
    Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
    Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
    Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

    Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
    Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
    Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấ
    Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư…
    (Khát vọng – Phạm Minh Tuấn)
  • a. Phân tích ý nghĩa của các điệp ngữ: “Hãy sống”, Và sao không”, “Sao không” ở mỗi câu hát.
    Những điệp ngữ trên có tác dụng như một lời kêu gọi, giục giã, hối thúc yêu cầu, mong muốn khẩn thiết; một lời hỏi, lời trách móc, nhắc nhở, khích lệ con người hãy sống một cuộc sống có ý nghĩa, đem lại hạnh phúc cho người, cho đời.
  • b. Nêu ý nghĩa chung của các từ ngữ thuộc trường từ vựng về thiên nhiên trong lời bài hát trên.
    Đó đều là hình ảnh của thiên nhiên đẹp đẽ, vừa nhỏ bé, vừa kì vĩ, tráng lệ thể hiện khát vọng hướng đến một cuộc sống cao đẹp, lớn lao, làm nên những điều kì diệu cho cuộc sống.
  • Câu 2:

    Viết bài văn (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau:
    Đừng nên hận thù vì hận thù chỉ đem đến những điều tai hại.

    a) Yêu cầu về kĩ năng: biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.b) Yêu cầu về kiến thức: học sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, nghiêm túc và đúng đắn. Cần nêu bật các ý chính sau:- Dẫn dắt, giới thiệu ý kiến- Giải thích:+ Hận thù: là thù oán, căm hờn sâu sắc, không bao giờ nguôi quên, luôn thôi thúc phải trả thù.+ Ý kiến trên khuyên con người không nên hận thù vì hận thù không đem đến điều gì tốt đẹp mà chỉ đem lại những điều không hay.- Bàn luận:+ Cuộc sống có nhiều mâu thuẫn, xung đột. Hận thù là khó tránh khỏi. Đó là một cảm xúc bình thường, tự nhiên của con người.+ Lòng hận thù đem đến nhiều điều không hay: tâm hồn không được thanh thản, luôn cảm thấy khó chịu, bực tức; luôn phải lo nghĩ cách trả thù; nếu không biết kiềm chế có thể dẫn đến những hành động trả thù mù quáng hại người vô tội, hại mình.....+ Nhưng nói rằng hận thù chỉ đem đến những điều tai hại là không chính xác. Hận thù nhiều khi còn là động lực để làm nên những điều tốt đẹp. Con người phải biết căm thù cái ác, cái xấu để đấu tranh loại bỏ. Trong chiến tranh, căm thù giặc là biểu hiện của lòng yêu nước; trong thời bình, căm hận trước những thế lực đen tối đê đấu tranh loại bỏ là đem lại hạnh phúc cho nhân dân ...+ Phê phán những người để cho lòng hận thù sai khiến mà làm những việc phi nghĩa, những người vô cảm trước cái xấu, cái ác.- Bài học:+ Người không biết căm thù sâu sắc thì không biết yêu thương nồng nàn. Hãy khoan dung, độ lượng nhưng cũng phải học cách căm thù.+ Hãy biến hận thù thành động lực để làm nên những điều tốt đẹp cho cuộc sống.Lưu ý:+ Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu đủ các ý, diễn đạt rõ ràng mới cho điểm tối đa.+ Thí sinh có thể có những kiến giải riêng, nhưng bài viết phải có lâp luận chặt chẽ, có sức thuyết phục và không trái với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
  • Câu 3:

    Về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy (SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD) có ý kiến cho rằng: “Ánh trăng là một lời thú tội.”; ý kiến khác lại khẳng định: “Ánh trăng là tình cảm của con người với thiên nhiên và quá khứ nghĩa tình.
    Qua bài thơ Ánh trăng, em hãy bình luận hai ý kiến trên.

    a) Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về ý kiến bàn về văn học (bàn về một tác phẩm mới) với bố cục chặt chẽ, diễn đạt tốt, lời văn giàu cảm xúc và hình ảnh. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn.b) Yêu cầu về kiến thức: trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy bàn luận về hai ý kiến. Thí sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng bài làm phải đảm bảo những ý cơ bản sau:1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, ý kiến.+ Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.+ Ánh trăng được sáng tác năm 1978, khi đất nước đã hòa bình.+ Ý kiến: "Ánh tăng là một lời thú tội"; "Ánh trăng là tình cảm của con người với thiên nhiên và quá khứ nghĩa tình."2. Bàn luận: khẳng định đây là hai ý kiến đúng."Ánh trăng" là tình cảm của con người với thiên nhiên và quá khứ nghĩa tình."+ Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát là người bạn tri kỉ suốt thời tuổi nhỏ rồi thời chiến tranh ở rừng.+ Ở thành phố, nhà thơ xúc động khi bất ngời gặp lại vầng trăng bao năm quên lãng. Bao nhiêu kí ức đẹp đẽ lại ùa về."Ánh trăng là một lời thú tội."+ Về với thành phố hiện đại lắm ánh điện, cửa gương, con người vô tình quên đi vầng trăng.+ Cuộc gặp gỡ bất ngờ, cảm động với vầng trăng kỉ niệm, con người nhận ra sự vô tình của mình.3. Đánh giá chung.Hai ý kiến đều đúng, mỗi ý kiến đánh giá về một khía cạnh nội dung của bài thơ. Bên cạnh đó bài thơ "Ánh trăng" còn là lời nhắc nhở con người về lẽ sống chung thủy với thiên nhiên, nguồn cội, quá khứ nghĩa tình và với chính mình.
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Bắt đầu ngay
Bạn còn 2 lượt làm bài tập miễn phí. Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để học không giới hạn nhé! Bạn đã dùng hết 2 lượt làm bài tập miễn phí! Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để làm Trắc nghiệm không giới hạn và tải tài liệu nhanh nhé! Mua ngay
Kiểm tra kết quả Xem đáp án Làm lại
Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Ôn thi vào lớp 10 môn Văn

    Xem thêm