Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thí sinh tự do đăng ký dự thi THPT Quốc gia 2018 thế nào?

Thí sinh tự do đăng ký dự thi THPT Quốc gia 2018 thế nào?

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố quy chế thi THPT Quốc gia 2018 chính thức. Các thí sinh tự do (thi lại) cần lưu ý để có được kỳ thi THPT Quốc gia và xét tuyển Đại học, Cao đẳng thuận lợi.

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, đối tượng dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2018 là người đã học hết chương trình THPT hoặc chương trình GDTX cấp THPT (gọi chung là chương trình THPT) trong năm tổ chức kỳ thi; Người đã học hết chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước; người đã tốt nghiệp THPT; người đã tốt nghiệp trung cấp; các đối tượng khác được Bộ GD-ĐT cho phép dự thi (gọi chung là thí sinh tự do).

Các đối tượng dự thi đảm bảo 3 điều kiện dưới đây thì mới được tham dự kỳ thi:

  • Các đối tượng dự thi không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi; đăng ký dự thi và nộp đầy đủ các giấy tờ, đúng thủ tục, đúng thời hạn.
  • Ngoài ra, phải đảm bảo thêm các điều kiện được đánh giá, xếp loại ở lớp 12: hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên, học lực không bị xếp loại kém. Riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn ở các Trung tâm GDTX thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm.
  • Thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT ngoài quy định tại hai điểm trên còn phải đảm bảo các điều kiện:
    • Đã tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS);
    • Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0, đảm bảo khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm đủ điều kiện về học lực theo quy định.
    • Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận không vi phạm pháp luật.

Theo Bộ GD-ĐT, thí sinh tự do đăng ký tại địa điểm do sở GD-ĐT quy định.

Khi đó, Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi thí sinh nộp Phiếu đăng ký dự thi chịu trách nhiệm hướng dẫn đăng ký dự thi, thu Phiếu đăng ký dự thi, nhập thông tin thí sinh đăng ký dự thi, quản lý hồ sơ đăng ký dự thi và chuyển hồ sơ, dữ liệu đăng ký dự thi cho sở GDĐT;

Sở GD-ĐT quản trị dữ liệu đăng ký dự thi của thí sinh và gửi dữ liệu về Bộ GDĐT; Bộ GDĐT quản trị dữ liệu đăng ký dự thi toàn quốc.

Tại Hà Nội, thí sinh tự do chưa tốt nghiệp (đã học hết chương trình THPT từ năm học 2015-2016 trở về trước nhưng chưa có bằng tốt nghiệp) nộp lệ phí dự thi tại các trường THPT trên địa bàn quận, huyện, thi xã nơi cư trú (theo xác nhận của UBND các cấp phường, xã) hoặc tại các cơ sở giáo dục nơi thí sinh học lớp 12.

Bộ GD-ĐT khuyến cáo thí sinh cần hiểu rõ quy chế thi để đăng ký dự thi kịp thời và chính xác, đảm bảo quyền lợi chính đáng, tránh những sai sót đáng tiếc.

Những lưu ý đối với thí sinh tự do trong kỳ thi THPT quốc gia 2018

Bộ ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25/1/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Trong đó, Dự thảo sửa đổi một số điều liên quan đến thí sinh tự do, về việc chấm thi, hình thức xử lý thí sinh khi vi phạm quy chế...

Dự thảo thông tư quy định thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT, ngoài việc phải đăng ký dự thi và nộp đầy đủ các giấy tờ, đúng thủ tục, đúng thời hạn, còn đảm bảo đã tốt nghiệp THCS.

Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, thí sinh phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học tại trường phổ thông hoặc nơi đăng ký dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5. Điều kiện này để đảm bảo đủ điều kiện về học lực, lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm.

Tại khoản 3, điều 13, thí sinh tự do ngoài các hồ sơ theo quy định trước đó, phải có thêm giấy xác nhận của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi về xếp loại học lực đối với những học sinh xếp loại kém. Ngoài ra, phải có bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp THCS, có giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận.

Riêng đối với thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp nếu không có học bạ THPT hoặc giáo dục thường xuyên thì phải có xác nhận của cơ sở giáo dục và đào tạo nơi thí sinh theo học nghề về việc đã hoàn thành các môn văn hóa. Đối tượng này chỉ cần nộp bản sao bằng trung cấp, không cần bằng THCS.

Khoản 1 Điều 38 sửa đổi như sau: Thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi, tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp lấy điểm để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1 điểm theo thang điểm 10 và có điểm xét tốt nghiệp từ 5 điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.

Ở khoản 6 điều 49, hủy kết quả thi và lập hồ sơ gửi các cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định của pháp luật với những thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau: Giả mạo hồ sơ để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích; Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp; Để người khác thi thay, làm bài thay dưới mọi hình thức; Có hành động gây rối, phá hoại kỳ thi; hành hung cán bộ hoặc thí sinh khác; Sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi không hợp pháp.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Quy chế tuyển sinh

    Xem thêm