Tiến hoá nhỏ khác với tiến hoá lớn ở đặc điểm nào?

Tiến hoá nhỏ khác với tiến hoá lớn ở đặc điểm nào, đơn vị tiến hóa cơ sở gồm những gì? Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc này, VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết.

Tiến hoá nhỏ khác với tiến hoá lớn ở đặc điểm nào?

A. Tiến hoá nhỏ xảy ra ở từng cá thể, còn tiến hoá lớn xảy ra ở mức loài.

B. Tiến hoá nhỏ chỉ xảy ra ở mức phân tử, còn tiến hoá lớn xảy ra ở mức loài.

C. Tiến hoá nhỏ xảy ra ở mức quần thể, còn tiến hoá lớn xảy ra ở các đơn vị phân loại trên loài.

D. Tiến hoá nhỏ xảy ra ở các đơn vị phân loại trên loài, còn tiến hoá lớn xảy ra ở mức quần thể.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C. Tiến hoá nhỏ xảy ra ở mức quần thể, còn tiến hoá lớn xảy ra ở các đơn vị phân loại trên loài.

Tiến hoá nhỏ khác với tiến hoá lớn ở đặc điểm tiến hoá nhỏ xảy ra ở mức quần thể, còn tiến hoá lớn xảy ra ở các đơn vị phân loại trên loài.

1. Sơ lược về thuyết tiến hóa

Thuyết tiến hoá tổng hợp là học thuyết tiến hoá hiện đại, tổng hợp các thành tựu khoa học của học thuyết Darwin, di truyền học Mendel và nhất là di truyền học quần thể cùng một số môn khoa học khác liên quan, do nhiều nhà khoa học trên thế giới cùng xây dựng. Thuật ngữ này trong tiếng Anh là "Modern Synthesis 20th century" (tổng hợp hiện đại thế kỉ XX), đã được dịch ra tiếng Việt là thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại, hoặc ngắn gọn hơn là thuyết tiến hoá tổng hợp, trong tiếng Anh gọi là evolutionary synthesis, viết tắt là ES.

Đây là một lý thuyết khoa học có tính chất tổng hợp các lý luận khoa học về quá trình tiến hóa của sinh vật, hình thành vào những năm 1930 và 1940 với sự đóng góp chủ yếu của Julian Huxley, G. Ledyard Stebbins, Theodosius Dobzhansky, John Burdon Sanderson Haldane, Sewall Wright, G. Ledyard Stebbins và Ernst Mayr. Ngoài ra còn có những đóng góp khác từ những ý tưởng từ thế kỷ trước của William Bateson, Udny Yule (từ năm 1902), sau đó là của Ronald Fisher (từ năm 1918) và của E. B. Ford, Bernhard Rensch, Ivan Schmalhausen và George Gaylord Simpson.

2. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn

+ Tiến hóa nhỏ (tiến hóa vi mô): là sự tiến hóa ở cấp độ loài, là quá trình làm biến đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể (dưới tác động của các nhân tố tiến hóa), đến một lúc nào đó dẫn đến sự cách ly sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc thì loài mới xuất hiện. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong một không gian hẹp (loài) và thời gian tương đối ngắn nên có thể kiểm chứng bằng thực nghiệm. Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện.

+ Tiến hóa lớn: (tiến hóa vĩ mô): là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài như Chi, bộ, họ, lớp, ngành… Tiến hóa lớn được xem là hệ quả của tiến hóa nhỏ, diễn ra theo cùng cơ chế, tuy nhiên tiến hóa nhỏ cũng có nét đặc thù không có ở tiến hóa lớn.

Tiến hóa lớn diễn ra trên một quy mô rộng lớn và trong một thời gian lịch sử lâu dài làm xuất hiện các đơn vị trên loài. Sự hình thành loài mới được xem là ranh giới giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.

3. Đơn vị tiến hóa cơ sở

+ Quần thể được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở (nghĩa là tổ chức nhỏ nhất của loài mà ở đó quá trình tiến hóa diễn ra) vì nó là đơn vị thực trong tự nhiên và là đơn vị sinh sản của loài.

+ Quần thể là đơn vị tiến hóa, có nghĩa là loài mới được hình thành từ quần thể của loài cũ.

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

Quá trình hình thành quần thể sinh vật thường trải qua các giai đoạn chủ yếu sau: Đầu tiên, một số cá thể cùng loài phát tán tới một môi trường sống mới. Những cá thể nào không thích nghi được với điều kiện sống của môi trường mới sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đi nơi khác. Những cá thể còn lại thích nghi dần với điều kiện sống. Giữa các cá thể cùng loài gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái, dần dần hình thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện sống.

Quan hệ trong quần thể là quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh. Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. Quan hệ cạnh tranh giúp cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cả quần thể.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Tiến hoá nhỏ khác với tiến hoá lớn ở đặc điểm nào? Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được sơ lược về thuyết tiến hóa, đơn vị của tiến hóa... Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Toán lớp 12, Ngữ văn lớp 12...

Đánh giá bài viết
1 235
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 12

    Xem thêm