Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tin học 7 Bài 14: Thuật toán tìm kiếm tuần tự

Giải Tin học 7 Bài 14: Thuật toán tìm kiếm tuần tự tổng hợp câu hỏi và đáp án cho các câu hỏi trong SGK Tin học 7 Kết nối tri thức. Lời giải sách Tin học 7 này được trình bày chi tiết, dễ hiểu, giúp các em tiếp thu bài nhanh, chuẩn bị bài kỹ lưỡng trước khi tới lớp. Sau đây mời các em tham khảo chi tiết.

Hoạt động 1 trang 72 Tin học 7: Tìm địa chỉ

Câu hỏi trang 72 Tin học lớp 7:

Danh sách khách hàng được mẹ An ghi trong Bảng 14.1 như sau:

Bảng 14.1. Danh sách khách hàng

TT

Họ tên

Địa chỉ

1

Nguyễn An

Xóm 1, Nghĩa Lộ, Võng Xuyên

2

Trần Bình

Quảng cáo

Xóm 3, Thư Trai

3

Hoàng Mai

Số 3, tổ 7, Phúc Hòa

4

Thanh Trúc

Xóm 2, Lục Xuân, Hòa Hưng

5

Nguyễn Hòa

Số 69 đường Ngô Quyền

Em hãy kẻ Bảng 14.2 vào vở và điền các bước thực hiện thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm ra địa chỉ của khách hàng có họ tên là “Thanh Trúc”.

Lần lặp

Tên khách hàng

Có đúng khách hàng cần tìm không?

Có đúng là đã hết danh sách không?

1

Nguyễn An

Sai

Sai

2

…………………

…………………

…………………

……

………………….

…………………

…………………

Hướng dẫn trả lời:

Lần lặp

Tên khách hàng

Có đúng khách hàng cần tìm không?

Có đúng là đã hết danh sách không?

1

Nguyễn An

Sai

Sai

2

Trần Bình

Sai

Sai

3

Hoàng Mai

Sai

Sai

4

Thanh Trúc

Đúng

Câu hỏi 1 trang 73 Tin học lớp 7:

Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện công việc gì?

A. Lưu trữ dữ liệu

B. Sắp xếp dữ liệu theo chiều tăng dần.

C. Xử lí dữ liệu.

D. Tìm kiếm dữ liệu cho trước trong một danh sách đã cho

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: D

Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện tìm lần lượt từ đầu đến cuối danh sách, chừng nào chưa tìm thấy và chưa tìm hết thì còn tiếp tục tìm.

Câu hỏi 2 trang 73 Tin học lớp 7:

Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện công việc như thế nào?

A. Sắp xếp lại dữ liệu theo thứ tự của bảng chữ cái

B. Xem xét mục dữ liệu đầu tiên, sau đó xem xét lần lượt từng mục dữ liệu tiếp theo cho đến khi tìm thấy mục dữ liệu được yêu cầu hoặc đến khi hết danh sách.

C. Chia nhỏ dữ liệu thành từng phần để tìm kiếm

D. Bắt đầu tìm từ vị trí bất kì của danh sách

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án đúng là: B

Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện công việc như sau:

- Xem xét mục dữ liệu đầu tiên.

- Sau đó xem xét lần lượt từng mục dữ liệu tiếp theo cho đến khi tìm thấy mục dữ liệu được yêu cầu hoặc đến khi hết danh sách.

Luyện tập, Vận dụng

Luyện tập trang 73 Tin học lớp 7:

Cho danh sách tên các nước sau đây:

Bolivia, Albania, Scotland, Canada, Vietnam, Iceland, Portugal, Greenland, Germany

Em hãy kẻ Bảng 14.3 vào vở và điền các bước thực hiện thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm tên nước Iceland trong danh sách trên (dòng 1 là ví dụ minh hoạ).

Hướng dẫn trả lời:

Lần lặp

Tên nước

Có đúng tên nước cần tìm không?

Có đúng là đã hết danh sách không?

Đầu ra

1

Bolivia

Sai

Sai

2

Albania

Sai

Sai

3

Scotland

Sai

Sai

4

Vietnam

Sai

Sai

5

Iceland

Đúng

Iceland

Vận dụng 1 trang 73 Tin học lớp 7:

Em hãy lập danh sách những cuốn sách mà em có. Sau đó sử dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm một cuốn sách trong danh sách đó.

Hướng dẫn trả lời:

- Danh sách tên các sách: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Lịch Sử, Địa Lý, Sinh Học, Vật Lý.

- Sử dụng thuật toán tuần tự tìm sách Địa lý.

Lần lặp

Tên Sách

Có đúng tên sách không?

Có đúng là đã hết danh sách không?

Đầu ra

1

Toán

Sai

Sai

2

Ngữ Văn

Sai

Sai

3

Tiếng Anh

Sai

Sai

4

Lịch Sử

Sai

Sai

5

Địa Lý

Đúng

Địa Lý

........................

Trên đây VnDoc đã gửi tới các bạn lời giải Tin học lớp 7 Bài 14: Thuật toán tìm kiếm tuần tự Kết nối tri thức. Để xem lời giải những bài tiếp theo, mời các em vào chuyên mục Giải Tin học lớp 7 trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp lời giải theo từng đơn vị bài học, giúp các em nắm vững kiến thức được học, vận dụng vào giải bài tập Tin học 7 hiệu quả. Chúc các em học tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tin học 7 KNTT

    Xem thêm