Tình thái từ là gì? Ví dụ về tính thái từ

Tình thái từ là gì? Ví dụ về tính thái từ được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán nhằm biểu thị sắc thái, tình cảm của người nói. Để hiểu rõ hơn về Tình thái từ là gì? Chức năng của tình thái từ, mời các em cùng tham khảo bài viết dưới đây

Tình thái từ là gì?

Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán nhằm biểu thị sắc thái, tình cảm của người nói.

Tình thái từ được chia thành hai loại đó là:

+ Tình thái từ là phương tiện dùng để tạo thành câu nghi vấn. Ví dụ như: à, ư, hử, chứ, chăng, …câu cầu khiến như đi, nào, với, …hay câu cảm thán như thay, sao, …

+ Tình thái từ dùng để biểu thị tình cảm, thái độ của người nói như ạ, nhé, cơ, mà, vậy, …

Lưu ý: Sự phân loại chỉ có ý nghĩa tương đối bởi vì một số tình thái từ thuộc loại thứ nhất là phương tiện để cấu tạo câu theo mục đích phát ngôn và cũng có khả năng thể hiện tình cảm, thái độ của người nói.

Chức năng của tình thái từ

Tình thái từ có hai chức năng quan trọng:

– Tạo câu theo mục đích nói

– Biểu thị sắc thái biểu cảm cho câu nói

+ Thể hiện thái độ hoài nghi, nghi ngờ

Ví dụ:

Chiếc máy tính này hỏng rồi thật sao?

Bạn đã đọc hết hai quyển sách trong một ngày thật à?

+ Biểu thị thái độ ngạc nhiên bất ngờ.

Ví dụ: Bạn được điểm 10 môn toán ư?

+ Biểu thị thái độ cầu mong, trông chờ.

Ví dụ: Bạn hướng dẫn mình cách giải bài tập này nhé.

Phân loại tình thái từ

Tình thái từ bao gồm các loại:

+ Tình thái từ nghi vấn, thường có các từ ngữ trong câu như à, hả, chăng…

+ Tình thái từ cầu khiến, thường có từ ngữ trong câu như: đi, nào, hãy…

+ Tình thái từ cảm thán, thường có từ ngữ trong câu như: ôi, trời ơi, sao….

+ Tình thái từ thể hiện các sắc thái biểu cảm như: cơ, mà…

Cách dùng tính thái từ

Tình thái từ rất thông dụng nhất là các tình huống giao tiếp, căn cứ vào đối tượng giao tiếp mà sử dụng sao cho thật phù hợp. Khi sử dụng tình thái từ cần một số điều chú ý:

– Thể hiện sự lễ phép, lịch sự với người lớn, bề trên nên thêm từ “ạ” phía cuối câu.

Ví dụ:

Em chào cô ạ.

Em đã làm xong bài tập rồi ạ.

– Biểu thị sự miễn cưỡng, thường đặt từ “vậy” phía cuối câu.

Ví dụ: Hết thời gian làm bài rồi, đành nộp bài vậy.

Đến giờ xe chạy rồi, cháu đành đi vậy.

– Khi cần thể hiện sự giải thích thường dùng từ “mà” ở phần cuối câu.

Ví dụ: Tôi đã giải thích cho bạn rất nhiều lần rồi mà.

Thầy khuyên em học hành chăm chỉ rồi mà.

Phân biệt tình thái từ và câu cảm thán

Tình thái từ

Câu cảm thán

Đặc điểm hình thức

Câu tình thái từ cuối câu thường có các từ à, ư, hử, chứ, chăng, ạ, nhé, cơ, mà, vậy,…

Câu cảm thán thường có những từ ngữ cảm thán (Hỡi ơi, than ôi) và dấu chấm than khi viết.

Chức năng

– Tạo câu theo mục đích nói.

– Biểu thị sắc thái biểu cảm cho câu nói.

+ Thể hiện thái độ hoài nghi, nghi ngờ

+ Biểu thị thái độ ngạc nhiên bất ngờ.

+ Biểu thị thái độ cầu mong, trông chờ.

Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói/viết. Người nói/viết có thể bộc lộ cảm xúc bằng nhiều kiểu câu khác (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu trần thuật), nhưng trong câu cảm thán, cảm xúc của người nói/viết được biểu thị bằng phương tiện đặc thù: từ ngữ cảm thán.

Một số bài tập về tình thái từ

Bài 1: Đặt câu có sử dụng tình thái từ để biểu thị các ý sau đây:

– miễn cưỡng

– kính trọng

– thân thương

– thân mật

– phân trần

Trả lời:

– Miễn cưỡng:

+ Thôi để mình làm cho cũng được vậy.

– kính trọng:

+ Xin mời thầy phát biểu đôi lời ạ.

– Thân thương:

+ Con yêu mẹ nhiều lắm ạ

– Thân mật:

+ Hai mẹ con mình cùng nấu cơm nhé

– Phân trần:

+ Tôi không hề làm sai mà

Bài 2: Dùng tình thái từ có nghĩa đó điền vào chỗ trống trong câu.

1. Tình thái từ biểu thị sự lễ phép

– Cụ gọi cháu đến có việc gì /…/ ?

Trả lời: Cụ gọi cháu đến có việc gì ạ?

2. Tình thái từ biểu thị thái độ thân mật đối với người đối thoại

– Mẹ ở nhà, con đi /…/ !

Trả lời: Mẹ ở nhà, con đi nhé!

3. Tình thái từ biểu thị thái độ nghiêm nghị hoặc gắt gỏng khi hỏi

– Nói mãi mà vẫn thế/…./?

Trả lời: Nói mãi mà vẫn thế à?

4. Tình thái từ biểu thị sự miễn cưỡng

– Con đã nói thế thì cha mẹ phải thuận theo ý của con /…/.

Trả lời: Con đã nói thế thì cha mẹ phải thuận theo ý của con chứ

5. Tình thái từ biểu thị sự nhấn mạnh ý kiến riêng của mình trái với ý kiến của người đối thoại

– Con không đi ở đâu, u cho con ở nhà với u /…/.

Trả lời: Con không đi ở đâu, u cho con ở nhà với u nhé.

Bài 3: Chỉ ra các tình thái từ được dùng trong các câu sau:

– Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.

– Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.

– Bác trai đã khá rồi chứ?

– Cai lệ vẫn giọng hầm hè:

– Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!

Trả lời:

– Tình thái từ được sử dụng là: quá, đi, chứ.

– Tình thái từ được sử dụng là: đi, mà.

– Tình thái từ được sử dụng là: chứ.

– Tình thái từ được sử dụng là: à.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Tình thái từ là gì? Ví dụ về tính thái từ được VnDoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, nắm chắc kiến thức của bài từ đó áp dụng tốt để giải bài tập về tình thái từ. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hay, hãy chia sẻ cho các bạn cùng tham khảo

Đặt câu hỏi về học tập, giáo dục, giải bài tập của bạn tại chuyên mục Hỏi đáp của VnDoc
Hỏi - ĐápTruy cập ngay: Hỏi - Đáp học tập
Đánh giá bài viết
1 528
Sắp xếp theo

    Ngữ văn 8

    Xem thêm