Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Toàn cảnh kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH, CĐ 2016

Toàn cảnh kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH, CĐ 2016

Toàn cảnh kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH, CĐ 2016 tổng hợp thông tin chi tiết về kỳ thi THPT Quốc gia 2016 từ khi nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển đến khi các trường kết thúc đợt xét tuyển bổ sung. Mời các bạn cùng tham khảo.

Hướng dẫn làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT Quốc gia 2016

Điểm mới nhất trong Quy chế tuyển sinh ĐH – CĐ 2016

Toàn cảnh kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH, CĐ 2016

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đã có cuộc trao đổi về những điểm mới nhất của kỳ thi quốc gia tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào ĐH, CĐ năm 2016.

Theo ông Ga, năm 2016 có 2 loại cụm thi và có thêm sự đổi mới: một loại cụm thi do trường ĐH chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức cho thí sinh vừa tốt nghiệp, vừa tham gia tuyển sinh vào ĐH, CĐ; loại cụm thi thứ hai là do Sở GD&ĐT chủ trì kết hợp với các trường ĐH dành cho thí sinh chỉ thi để tốt nghiệp THPT - loại cụm thi thứ hai này năm trước chỉ có 38 cụm; năm nay được mở rộng ra tất cả các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. Như vậy, 63 tỉnh thành đều có thể có cụm thi và 2 thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM có thể có nhiều cụm thi để phân tán bớt người thi ra nhiều cụm thi. Công tác ra đề thi, tổ chức thi, coi thi, thời gian thi sẽ giữ ổn định như 2015. Tuỳ tỉnh, thành phố có thể tổ chức 1 cụm thi riêng hoặc nhập chung với tỉnh, thành phố khác hoặc, ngược lại có thể có nhiều điểm thi...

Thí sinh không phải đến trường nộp HSXT.

Thưa ông, năm 2016, ngành GD&ĐT sẽ có những đổi mới nào nhằm khắc phục hạn chế của kỳ thi trước đây?

Việc tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ năm nay có cải tiến nhất định nhằm khắc phục bất cập của 2015. Ví dụ, khâu nộp hồ sơ xét tuyển (HSXT) có điểm mới là: thí sinh chỉ chỉ nộp HSXT qua bưu điện, chuyển phát nhanh và đăng ký XT trực tuyến (online). Thí sinh không đến nộp HSXT trực tiếp tại trường ĐH, CĐ để tránh tập trung đông thí sinh, đi lại khó khăn và gây tốn kém, vất vả cho thí sinh và người nhà. Điểm đổi mới thứ hai là: đợt 1 XT, mỗi thí sinh nộp HSXT tối đa vào 2 trường và tối đa chỉ có 2 ngành /trường và không được rút hồ sơ. Như vậy, mỗi thí sinh được 4 nguyện vọng (NV) và không rút HSXT. Vì vậy, thí sinh phải nghiên cứu kỹ khả năng, điểm thi của mình để định hướng được trường nào phù hợp và nộp HSXT cho an toàn.

Rút ngắn thời gian tuyển sinh mỗi đợt

Mỗi thí sinh có bao nhiêu nguyện vọng sau đợt xét tuyển thứ nhất, thưa ông?

Điểm mới nữa thí sinh cần lưu ý là đợt 1 tuyển sinh chỉ kéo dài 12 ngày (năm ngoái là 20 ngày) để thí sinh không phải chờ đợi lâu mới biết kết quả xét tuyển đợt 1 và nếu không trúng tuyển thì thí sinh có thể nộp HSXT ngay đợt sau. Các đợt sau sẽ được tổ chức nhận hồ sơ trong 10 ngày và mỗi thí sinh được đăng ký xét tuyển vào 3 trường, mỗi trường 2 NV. Nếu vẫn chưa trúng tuyển thí sinh có thể đăng ký XT vào các đợt tiếp theo và thời hạn chốt là: 30/10 (đối với ĐH) và 30/11 (đối với CĐ).

Ông có lời khuyên nào đối với thí sinh năm nay muốn xét tuyển vào ĐH, CĐ?

Mỗi thí sinh thi tốt nghiệp THPT được trường tổ chức thi cấp cho 1 Giấy chứng nhận kết quả duy nhất mà thí sinh sau này chọn trường ĐH, CĐ nào để học thì sẽ nộp 1 giấy duy nhất đó, dù trúng tuyển nhiều trường. Các trường nhận được giấy này sẽ mặc định là thí sinh sẽ đến học. Vì vậy, các em cân nhắc kỹ trong việc đăng ký XT- cân nhắc kỹ và chỉ đăng ký 2 trường; nếu đăng ký đến trường thứ 3 là hệ thống sẽ từ chối va không nhập dữ liệu.

Nếu chỉ có 1 giấy chứng nhận kết quả thì thí sinh sẽ đăng ký các nguyện vọng sau như thế nào?

Khi đăng ký XT, mỗi thí sinh được cấp 1 mã số duy nhất và khi cần nộp phiếu/ đơn đăng ký xét tuyển và mã số đó là được; đối với đăng ký XT trực tuyến thí sinh cũng chỉ cần sử dụng mã số này.

Vẫn có điểm sàn!

Năm nay các trường được tự chủ tuyển sinh như thế nào?

Các trường chủ động công tác XT và Bộ GD&ĐT chỉ cung cấp điểm thi của thí sinh và ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào. Dựa trên điểm này các trường quy định ngưỡng nhận hồ sơ XT của thí sinh chứ không phải trường nào cũng nhận thí sinh từ ngưỡng sàn!

Thưa ông, thí sinh nên ôn tập như thế nào?

Đề thi ổn định như năm 2015 và thí sinh chỉ cần học như đã quen với học thi, gồm: kiến thức cơ bản, chủ yếu lớp 12. Cấu trúc đề giống như đề thi năm 2015.

Cảm ơn ông.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Luyện thi đại học

    Xem thêm