Trắc nghiệm Địa lí 7 bài 20
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Trắc nghiệm Địa lí 7 bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Địa lí 7.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí bài: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc
Câu 1: Hoạt động kinh tế nào sau đây đem lại nguồn lợi lớn cho người dân ở hoang mạc?
- Vận chuyển trao đổi hàng hoá qua các hoang mạc
- Hoạt động du lịch
- Trồng trọt
- Chăn nuôi gia súc
Câu 2: Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc sống trong hoang mạc là
- Khai thác dầu khí, du lịch
- Vận chuyển hoàng hóa, thâm canh lúc nước
- Làm nương rẫy, chăn nuôi du mục
- Chăn nuôi du mục, trồng trọt trong ốc đảo
Câu 3: Tại sao các hoang mạc ngày càng mở rộng?
- Cát lấn
- Biến đổi khí hậu
- Tác động của con người
- Tất cả đều đúng
Câu 4: Hoạt động kinh tế hiện đại ở hoang mạc là
- Khai thác dầu khí, du lịch
- Trồng trọt trong ốc đảo
- Vận chuyển hàng hóa bằng lạc đà
- Chăn nuôi du mục
Câu 5: Trong những năm gần đây, ở hoang mạc đã phát hiện các mỏ dầu khí lớn và các mỏ khoáng sản nhở
- Đẩy mạnh cơ giới hóa
- Sự tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu
- Lai tạo được nhiều giống cây thích hợp
- Xây dựng các công trình thủy lợi lớn
Câu 6: Loại gia súc được nuôi khá phổ biến ở vùng hoang mạc là
- Tuần lộc B. Lợn C. Bò D. Lạc đà
Câu 7: Diện tích hoang mạc trên thế giới ngày càng mở rộng chủ yếu là do
- Cát lấn
- Nhiều năm không có mưa
- Tác động của con người
- Biến đổi của khí hậu toàn cầu
Câu 8: Ở hoang mạc người ta chủ yếu dùng con vật nào để vận chuyển hàng hóa và buôn bán xuyên qua các hoang mạc rộng lớn?
- Dê B. Cừu C. Lạc đà D. Chó kéo
Câu 9: Nhờ sự tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu, người ta đã phát hiện được trong hoang mạc các loại tài nguyên khoáng sản gì?
- Mỏ dầu khí
- Mỏ khoáng sản
- Túi nước ngầm trong lòng đất
- Tất cả đều đúng
Câu 10: Nhận định nào sau đây không đúng với vùng hoang mạc?
- Ranh giới các hoang mạc luôn cố định
- Hoạt động kinh tế cổ truyền là chăn nuôi du mục
- Lạc đà là loài vật chủ yếu
- Con người đang tiến hành khai thác hoang mạc
Câu 11: Vật nuôi chủ yếu ở môi trường hoang mạc là
- Dê, cừu, lạc đà
- Lạc đà, gà, vịt
- Dê, lạc đà, lợn
- Tuần lộc, chó, gà
Câu 12: Tính chất chung của khí hậu các hoang mạc trên thế giới là
- Rất nóng
- Rất khô hạn và khắc nghiệt
- Rất lạnh giá
- Rất nhiều bò sát
Câu 13: Ở hoang mạc, nơi có dân cư khá đông để trồng trọt và chăn nuôi là
- Trung tâm hoang mạc
- Các con đường qua hoang mạc
- Trên ốc đảo
- Rìa hoang mạc
------------------------------------------
Với nội dung bài Trắc nghiệm Địa lí 7 bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về các hoạt động kinh tế ở hoang mạc...
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 7 bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 7, Giải VBT Địa Lí 7, Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa lí 7, Giải SBT Địa lí 7, Lý thuyết Địa lí 7, Tài liệu học tập lớp 7