Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc

Giáo án môn Địa lý lớp 7

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 18: Thực hành nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 19: Môi trường hoang mạc

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 21: Môi trường đới lạnh

I. Mục tiêu bài học:

Sau bài học, học sinh cần.

  • Học sinh hiểu được các họat động kinh tế cổ truyền và hiện đại trong hoang mạc, thấy được khả năng thích ứng của con người đối với môi trường.
  • Biết nguyên nhân hoacng mạc hoá đang mở rộng trên thế giới và các biện pháp cải tạo, chinh phục hoang mạc đang được ứng dụng.
  • Rèn luyện kỹ năng phân tích ảnh địa lý và tư duy tổng hợp.
  • Có ý thức bảo vệ môi trường.

II. Chuẩn bị:

  • GV: Ảnh tư liệu về hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại ở các hoang mạc.
  • Ảnh và tư liệu về các biện pháp chống và cải tạo hoang mạc hoá trên thế giới.
  • HS: Sgk, tập bản đồ, sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài học.

III. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Khí hậu hoang mạc có đặc điểm gì? Sinh vật thích nghi với môi trường khí hậu khắc nghiệt như thế nào?

  • Khí hậu ở hoang mạc hết sức khô hạn, khắc nghiệt, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm và giữa các mùa rất lớn.(4đ)
  • Động, thực vật thưa thớt, cằn cỗi, thích nghi với môi trường khô hạn, kắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự mất nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.(6đ)

3. Bài mới:

Mặc dù điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt của môi trường hoang mạc, nhưng con người vẫn có mặt từ rất lâu đời. Họ sống, cải tạo hoang mạc như thế nào, ta xét bài mới.

Hoạt động của GV và HS

Ghi bảng

HĐ1: Cá nhân

- GV: Hướng dẫn HS quan sát H 20.1 và H 20.2 và tự nghiên cứu nội dung “Do trồng trọt………chăn nuôi dê, cừu”

?Kh- Đó là dạng hoạt động kinh tế nào?

- Là hoạt động kinh tế cổ truyền.

?Tb- Hoạt động kinh tế cổ truyền có đặc điểm như thế nào?

-Chăn nuôi du mục, dùng lạc đà để vận chuyển hàng hoá, buôn bán, trồng trọt trong các ốc đảo.

?Kh- Trong những hoạt động kinh tế kể trên, hoạt động kinh tế nào được coi là quan trọng nhất? Tại sao?

- Chăn nuôi du mục được coi là quan trọng nhất vì ở hoang mạc khí hậu rất khô hạn, khắc nghiệt, khó có thể trồng trọt.

- GV: Hướng dẫn HS quan sát H 20.3 và H 20..

?G- Miêu tả quang cảnh trong các ảnh trên?

- Khoảng ruộng xanh trên hoang mạc cát, khu công nghiệp khai thác dầu mỏ trong hoang mạc cát.

Tb- Đó là hoạt động kinh tế ở dạng nào?

- Hoạt đông kinh tế hiện đại.

?G- Nhờ đâu ở hoang mạc có hoạt động kinh tế đó? Vai trò?

Nhờ kỹ thuật khoan sâu có vai trò làm biến đổi bộ mặt hoang vắng của nhiều hoang mạc trên thế giới.

?Tb- Ngoài ra trong hoang mạc ngày nay còn có những hoạt động kinh tế nào khác?

HĐ2: Nhóm

- GV: Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 SGK, quan sát H 20.5 và H 20.6 SGK.

? Tìm nguyên nhân, hậu quả, biện pháp khắc phục hiện tượng hoang mạc hoá?

-Báo cáo kết quả thảo luận nhóm-nhóm khác nhận xét -GV kết luận

* Nguyên nhân: Do cát lấn, do biến độngkhí hậu toàn cầu, nhưng nguyên nhân chính là do con người (phá rừng bừa bãi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng hoang mạc hoá).

* Hậu quả: diện tích các hoang mạc ngày càng mở rộng

(nhiều vùng đất đã bị hoang mạc hoá).

* Biện pháp khắc phục, cải tạo hoang mạc trên quy mô lớn, khai thác nước ngầm để trồng trọt, trồng rừng để hạn chế sự mở rộng của hoang mạc.

1.Hoạt động kinh tế:

* Hoạt động kinh tế cổ truyền.

-Chủ yếu là chăn nuôi du mục, ngoài ra còn trồng trọt trong các ốc đảo. Vận chuyển hàng hoá xuyên hoang mạc bằng lạc đà.

* Hoạt động kinh tế hiện đại.

- Ngày nay nhờ kỹ thuật khoan sâu vào lòng đất con người đang tiến hành khai thác các hoang mạc (nước ngầm, dầu khí)

- Du lịch cũng đang phát triển.

2. Các hoang mạc đang ngày càng mở rộng.

* Nguyên nhân: Do cát lấn, do biến động khí hậu toàn cầu, nhưng chủ yếu là do tác động của khí hậu toàn cầu.

* Hậu quả: Diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng, mỗi năm mất đi khoảng 1 triệu ha đất trồng.

* Biện pháp: Cải tạo hoang mạc thành đất trồng trọt, khai thác nước ngầm, trồng rừng.

IV. Củng cố:

1. Xác định trong các hoạt đông kinh tế dưới đây đâu là hoạt động kinh tế cổ truyền, đâu là hoạt động kinh tế hiện đại.(Hãy điền vào các ý dưới đây)

C: kí hiệu là hoạt động kinh tế cổ truyền.

H: Kí hiệu là hoạt động kinh tế hiện đại.

  • Chăn nuôi du mục.
  • Khai thác nước ngầm để trồng trọt.
  •  Trồng trọt trong các ốc đảo.
  •  Khai thác dầu khí và du lịch
  •  Vận chuyển hàng hoá bằng lạc đà.

2. Hãy khoanh tròn vào ý đúng trong các câu dưới đây.

* Những biện pháp đang được sử dụng để cải tạo hoang mạc và ngăn chặn quá trình hoang mạc hóa là:

  1. Khai thác nước ngầm để tưới tiêu.
  2. Trồng rừng chắn cát.
  3. Chăn nuôi và trồng trọt một cách hợp lý.
  4. Cả 3 phương pháp trên.

* Nguồn cung cấp nước chủ yếu trong các hoang mạc là:

  1. Nước ngầm dưới sâu.
  2. Nước ngầm lộ ra trong các ốc đảo.
  3. Nước mưa hàng năm.
  4. Hai ý a, b đúng.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 7

    Xem thêm