Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 11: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng

Giáo án môn Địa lý lớp 7

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 11: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên môi trường ở đới nóng

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 12: Thực hành nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

  • Nắm được nguyên nhân của sự di dân và đô thị hoá ở đới nóng.
  • Biết được nguyên nhân hình thành và những vấn đề đặt ra cho các đô thị, siêu đô thị ở đới nóng.

2. Kĩ năng:

  • Bước đầu giúp hs luyện tập cách phân tích sự vật hiên tượng địa lí (Các nguyên nhân của sự di dân).
  • Củng cố thêm kĩ năng đọc và phân tích ảnh địa lí, bản đồ địa lí, và các biểu đồ hình cột.

3. Thái độ:

  • Yêu thiên nhiên quê hương đất nước
  • Có ý thức bảo vệ thiên nhiên

II. Các phương tiện dạy học cần thiết:

  • Bản đồ dân số đô thị trên thế giới.
  • Các ảnh về đô thị hiện đại có kế hoạch ở các nước đới nóng.
  • Các ảnh về hậu quả đô thị hoá tự phát ở đới nóng.

III. Tiến trình bài học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Trình bày hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng, Biện pháp khắc phục hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng?

Hậu quả:

  • Dân số tăng quá nhanh gây sức ép về lương thực, thực phẩm.
  • Dân số tăng quá nhanh làm cho nguồn tài nguyên bị cạn kiệt.
  • Dân số tăng quá nhanh gây ô nhiễn môi trường.

Biện pháp: Giảm tỉ lệ gia tăng dân số, Phát triển kinh tế nâng cao đời sống người dân sẽ có tác động tích cực tới tài nguyên và môi trường.

3. Bài mới:

Đời sống khó khăn làm xuất hiện các luồng di dân, sự di dân đã thúc đẩy quá trình đô thị hoá diễn ra rất nhanh. Đô thị hoá tự phát đặt ra nhiều vấn đề kinh tế - Xã hội và môi trường ở đới nóng. Vậy cụ thể như thế nào chúng ta cùng chuyển sang bài mới.

Hoạt động của GV và HS

Ghi bảng

GV: Nhắc lại tình hình gia tăng dân số của đới nóng.

- HS: Gần 50% dân số thế giới sống ở đới nóng (Dân cư tập trung đông).

- GV: Đất chật người đông là nguyên nhân dẫn đến sự di dân.

Hướng dẫn học sinh đọc thuật ngữ di dân trang 186 SGK.

? Qua sự chuẩn bị bài hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến sự di dân ở đới nóng?

- HS: Thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, nghèo đói, tthiếu việc làm…….

- GV: Hướng dẫn học sinh đọc “Ở nhiều nước đới nóng ….. Môi trường đô thị”

? Nguyên nhân nào làm cho nông dân di cư tự do từ nông thôn vào thành thị?

- HS: Thu nhập ở nông thôn quá thấp, thiếu việc làm đời sống khó khăn.

? Việc di dân từ nông thôn vào thành thị ồ ạt gây ra hậu quả gì?

- HS: Làm cho dân số đô thị tăng nhanh gây sức ép với môi trường và vấn đề việc làm.

- GV: Đó là sự di dân trong phạm vi hẹp (Trong phạm vi một quốc gia).

- GV: Hướng dẫn học sinh đọc “Hạn hán thường xuyên ….. Nam Á và Tây Nam Á”

? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng di dân ở các nước ở Châu Phi, Tây Nam Á, Nam Á?

- HS: Hạn hán, xung đột sắc tộc, chiến tranh……

- GV: Đây là hình thức di dân trên qui mô lớn ở phạm vi quốc gia, khu vực.

Hướng dẫn học sinh đọc “Nhiều nước đới nóng …. Sự phát triển kinh tế xã hội”

? Em hiểu thế nào là di dân có tổ chức?

- HS: Di dân có kế hoạch đẻ khai hoang, xây dựng các công trình kinh tế mới hoạc các khu công nghiệp mới…… nhằm phát triển kinh tế ở vùng núi và ven biển.

? Vậy em có đánh giá gì về các hình thức di dân vừa tìm hiểu?

- GV: Vậy sự di dân có ảnh hưởng gì đến tốc độ đô thị hoá

- GV: Hướng dẫn học sinh đọc khái niệm đô thị hoá. Đưa ra bảng số liệu về đô thị và dân số đô thị ở đới nóng.

+ Năm 1950 không có đô thị nào có 4 tr dân.

+ Năm 2000 Có 11 siêu đô thỉtên 8tr dân.

+ Từ 1989 – 2000 Dân số đô thị ở đới nóng tăng gấp đôi.

? Nhận xét tốc độ đô thị hoá ở đới nóng?

- GV: Dự đoán trong vài thập kỉ nữa số dân ở đới nóng sẽ gấp hai lần số dân đô thị ở đới ôn hoà.

- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ dân cư và đô thị trên thế giới.

? Xác định trên bản đồ các siêu đô thị trên 8tr dân ở đới nóng?

- HS: Xác định trên bản đồ.

- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H 11.2 SGK.

? Miêu tả quang cảnh trong H 11.2?

- HS: Nhà thấp nhỏ dột nát, thiếu các điều kiện sinh hoạt.

? Nguyên nhân hình thành các khu nhà ổ chuột trong các đô thị. Hậu quả là gì?

? Miêu tả quang cảnh H 11.1 SGK?

- HS: Thành phố xanh, sạch, bố trí hợp lí.

? Biện pháp khắc phục tình trạng đô thị hoá tự phát?

- HS: Đô thị hoá phải gắn liền với phát triển kinh tế, phân bố dân cư hợp lí.

1. Sự di dân.

- Sự di dân ở đới nóng diễn ra hết sức phức tạp.

- Di dân tự do: Là sự di dân tự phát, do chiến tranh, thiên tai.

- Di dân có tổ chức: Là hình thức di dân tích cực, có kế hoạch nhằm phát triển kinh tế.

-Nguy ên nh ân: Thi ên tai,chi ến tranh, đ ói ngh èo, thi ếu vi ệc l àm

1. Đô thị hoá.

a. Đ ặc đi ểm

-Tốc độ đô thị hóa nhanh

-Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh

- Đới nóng là nơi có tốc độ đô thị hoá cao trên thế giới.

- Đô thị hoá tự phát với tốc độ nhanh để lại hậu quả xấu cho môi trường.

IV. Củng cố:

PHIẾU HỌC TẬP

Hãy khoanh tròn vào ý đúng trong những câu sau:

* Nguyên nhân dẫn đến làn sóng di dân ở đới nóng.

  1. Thiên tai, mất mùa liên tiếp.
  2. Xung đột, chiến tranh, đói nghèo.
  3. Do yêu cầu phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
  4. Tất cả các câu trả lời trên đều đúng.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 7

    Xem thêm