Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng

Giáo án môn Địa lý lớp 7

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 8: Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên môi trường ở đới nóng

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

  • Nắm được các mối quan hệ giữa khí hậu, đất trồng với nông nghiệp. Giữa khai thác đất và bảo vệ đất.
  • Biết được một số cây trồng vật nuôi ở các kiểu môi trường khác nhau ở đới nóng.

2. Kĩ năng:

  • Luyện tập cách mô tả hiện tượng địa lí qua tranh ỹe liên hoàn, củng cố kĩ năng đọc ảnh địa lí của học sinh.
  • Luyện kĩ năng đọc ảnh địa lí ở mức cao hơn, phức tạp hơn về mối quan hệ giữa khí hậu, đất trồng với nông nghiệp, giữa khai thác và bảo vệ đất.

3. Thái độ: Yêu thiên nhiên quê hương đất nước

II. Các phương tiện dạy học cần thiết:

  • Ảnh về sói mòn đất trên các sườn núi.
  • Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa ở môi trường xích đạo ẩm.

III. Tiến trình bài học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Ở đới nóng có những hình thức canh tác trong nông nghiệp nào. Nêu đặc điểm?

Ở đới nóng có ba hình thức canh tác trong nông nghiệp.

  • Làm nương rẫy: Là hình thức canh tác trong nông nghiệp lâu đời nhất của xã hội loài người. Là hình thức canh tác lạc hậu, để lại nhiều hậu quả xấu cho đất trồng và môi trường.
  • Làm ruộng thân canh lúa nước: Cần khí hậu thuận lợi, chủ động tưới tiêu, nguồn lao động dồi dào…… Tăng vụ, tăng năng suất, tăng sản lượng, thúc đẩy chăn nuôi phát triển.
  • Sản xuất nông sản hàng hoá theo qui mô lớn: Là hình thức canh tác nông nghiệp tiên tiến. Tạo ra khối lượng nông sản lớn, nhưng cần đầu tư nhiều vốn, máy móc kĩ thuật.

3. Bài mới:

Sự phân hoá của môi trường đới nóng biểu hiện rõ nét ở đặc điểm khí hậu ở sắc thái thiên nhiên, nhất là làm cho hoạt động nông nghiệp ở mỗi đới có những đặc điểm khác nhau. Vậy sự khác nhau đó được biểu hiện như thế nào. Bài mới.

Hoạt động của GV và HS

Ghi bảng

? Hãy nhắc lại những đặc điểm khí hậu môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới và môi trường nhiệt đới gió mùa?

- HS: Nhắc lại đặc điểm của các kiểu khí hậu nêu trên……

- GV: Ghi nhanh ra bảng động.

+ Môi trường xích đạo ẩm: Khí hậu nóng quanh năm, biên độ dao động nhiệt trong năm nhỏ (3oC). Lượng mưa trung bình năm lớn 1500mm đến 2500mm. Độ ẩm trung bình năm trên 80%.

+ Môi trường nhiệt đới: Nhiệt độ cao quanh năm trung bình trên 20oC (Tuy vậy vẫn có sự thay đoỏi theo mùa). Lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến 1500mm, mưa theo mùa, trong năm có thời kì khô hạn kéo dài từ 3 – 9 tháng, càng gần chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt càng lớn.

+ Môi trường nhiệt đới gió mùa: Nhiệt độ lượng mưa thay đổi theo mùa gió. Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC, biên độ nhiệt trong năm khoảng 8oC, lượng mưa trung bình năm khoảng trên 1000mm.

- GV: Với đặc điểm khí hậu của mỗi kiểu môi trường ở đới nóng lại có những đặc điểm riêng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.

THẢO LUẬN NHÓM

- GV: Chia lớp thành 2 nhóm lớn (Trong đó mỗi nhóm lớn chia thành 5 nhóm nhỏ).

* Nhóm 1(Lớn): Môi trường xích đạo ẩm có thuận lợi và khó khăn gì trong sản xuất nông nghiệp. Biện pháp khắc phục?

* Nhóm 2 (Lớn): Môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa có thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp. Biện pháp khắc phục?

- HS: Thảo luận và báo cáo kết quả…….. các nhóm tự nhận xét .

- GV: Bổ xung và chuẩn hoá kiến thức.

1. Đặc đểm sản xuất nông nghiệp.

Môi trường

Môi trường xích đạo ẩm

Môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa

Thuận lợi

Nắng, mưa nhiều quanh năm. Trồng được nhiều loại cây, vật nuôi đa dạng.

Có thể xen canh gối vụ quanh năm

Nóng quanh năm, lượng mưa tập trung theo mùa gió.

Cần chủ động bố trí mùa vụ, lựa chọn cây trồng vật nuôi phù hợp.

Khó khăn

Nóng ẩm nên nấm mốc, côn trùng, sâu bệnh phát triển mạnh gây hại cho cây trồng vật nuôi.

Chất hữu cơ phân huỷ nhanh do nóng ẩm, tầng mùn mỏng dễ bị rửa trôi.

Mưa theo mùa dễ gây lũ lụt sói mòn đất.

Mùa khô kéo dài gây hạn hán, hoang mạc dễ phát triển.

Thời tiết thất thường, nhiều thiên tai.

Biện pháp khắc phục

Bảo vệ rừng, khai thác có kế hoạch, khoa học.

Làm tốt công tác thuủy lợi, trồng cây che phủ đất.

Đảm bảo tính chất mùa vụ.

Phòng chống thiên tai, sâu bệnh.

- GV: Hướng dẫn hs đọc “Ở các vùng đồng bằng ….. cây cao lương là chủ yếu”

? Kể tên các cây lương thực chủ yếu ở đới nóng. Khu vực phân bố?

? Tại sao vùng trồng lúa nước lại trùng với vùng đông dân trên thế giới?

- HS: Thâm canh lúa nước cần nguồn nhân lực dồi dào, đó là những khu vực có nền văn minh phát triển tư rất sớm.

? Em có nhận xét gì về số lượng chủng loại cây công nghiệp ở đới nóng?

? Xác định trên bản đồ các quốc gia khu vực trên thế giới sự phân bố các sản phẩm cây công nghiệp?

- HS: Xác định trên bản đồ.

- GV: Hướng dẫn hs đọc “Chăn nuôi ……. Hết mục 2”

? Hãy cho biết tình hình phát triển chăn nuôi ở đới nóng?

2. Các sản phẩn nông nghiệp chủ yếu.

* Cây lương thực

- Sản phẩn lương thực rất đa dạng lúa gạo, ngô, sắn, lhoai, cao lương……

* Cây công nghiệp:

- Sản phẩm cây công nghiệp rất đa dạng như cà phê, cao su, dừa, bông…….

* Chăn nuôi:

- Chăn nuôi chưa phát triển bằng trồng trọt

IV. Củng cố:

GV: Hướng dẫn hs làm bài tập 3 SGK.

  • HA: Có rừng che phủ, tầng chứa mùn rất dày, đất tốt.
  • HB: Cây cối bị chặt phá bớt, tầng chứa mùn giảm (Đất xấu dần).
  • HC: Cây bị chặt phá hết, tầng chứa mùn rất mỏng (Đất xấu).
  • HE: Mặt đất bị sói mòn (Môi trường đất bịhuỷ hoại)

Để khắc phục những khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa mang lại đối với sản xuất nông nghiệp cần thực hiện những biện pháp nào?

V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:

  • Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
  • Làm bài tập 3 SGK. Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.
  • Chuẩn bị trước bài “Dân số, sức ép của dân số tới tài nguyên và môi trường ở đói nóng”
Đánh giá bài viết
1 856
Sắp xếp theo

    Giáo án Địa lý lớp 7

    Xem thêm