Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 5: Đới nóng - Môi trường xích đạo ẩm

Giáo án môn Địa lý lớp 7

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 5: Đới nóng - Môi trường xích đạo ẩm được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 3: Quần cư - Đô thị hóa

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 4: Thực hành phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 6: Môi trường nhiệt đới

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức.

Học sinh cần:

  • Xác định được vị trí đới nóng trên thế giới và các kiểu môi trường trong đới nóng.
  • Nắm được đặc điểm môi trường xích đạo ẩm (Nhiệt độ, lượng mưa cao quanh năm, có rừng rậm thường xanh quanh năm).

2. Kỹ năng.

  • Đọc lược đồ khí hậu xích đạo ẩm và sơ đồ lát cắt rừng rậm xích đạo xanh quanh năm.
  • Nhận biết được môi trường xích đạo ẩm qua mô tả các tranh ảnh.

3. Thái độ: Yêu thiên nhiên quê hương đất nước

II. Phương tiện dạy học cần thiết

  • Bản đồ các kiểu môi trường trên Trái Đất.
  • Tranh ảnh rừng rậm xanh quanh năm, rừng ngập mặn.
  • Biều đổ SGK phóng to.

III. Tiến trình bài mới.

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

Kết hợp trong quá trình giảng dạy bài mới.

3. Bài mới:

Chúng ta đã tìm hiểu song phần I: Thành phần nhân văn của môi trường, hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu sang phần II: Các môi trường Địa lý.

GV: Treo bản đồ các môi tửờng Địa lý, HS quan sát.

? Hãy quan sát trên bản đồ và cho biết Trái Đất có hững môi tửờng Địa lý nào?

HS: 3 môi trường: Đới nóng, ôn hoà và đới lạnh.

Nội dung chương I: Tìm hiểu về môi trường đới nóng và những hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng.

  • GV: Hướng dẫn HS quan sát H 5.1 SGK, cho biết ở đới nóng có những kiểu môi trường nào?
  • HS: Gồm: môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, hoang mạc. Bài mới.

Hoạt động của GV và HS

Ghi bảng

- GV: Hướng dẫn HS quan sát H 5.1 SGK.

? Xác định vị trí các môi trường trên bản đồ treo tường, từ đó rút ra nhận xét về môi trường đới nóng?

- HS: Xác định trên bản đồ: Nằm khoảng giữa hai chí tuyến.

? So sánh diện tích đất nổi ở đới nóng với diện tích đất nổi trên lục địa?

? Nhắc lại kiến thức đã học ở lớp 6 về đặc điểm nhiệt độ, chế độ hoạt động, tên của các loại gió hoạt động ở đới nóng?

- HS: Là nơi có nhiệt độ cao, có gió tín phong hoạt động quanh năm.

- GV: Lượng mưa ở đây phong phú kết hợp với các yếu tố tự nhiên kể trên làm cho hệ thực - động vật ở đây hết sức phong phú, chiếm gần 70% số loài trên Trái Đất.

? Xác định trên bản đồ treo tường các kiểu môi trường trong đới nóng?

- HS: Gồm: môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, hoang mạc.

? Xác định vị trí của môi trường xích đạo ẩm trên bản đồ? Rút ra nhận xét về vị trí của môi trường xích đạo ẩm?

? Xác định vị trí của Singapo trên lược đồ?

- HS: Nằm trong môi trường xích đạo ẩm.

- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H 5.2 SGK, hướng dẫn cách đọc biểu đồ.

THẢO LUẬN NHÓM

? Đường biểu diễn nhiệt độ trung bình năm có dạng hình như thế nào?

? Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất?

? Rút ra nhận xét chung về nhiệt độ?

- HS: Báo cáo kết quả thảo luận nhóm.

? Lượng mưa lớn nhất trong năm = mm?

? Lượng mưa nhỏ nhất trong năm = mm?

? Nhận xét chung về lượng mưa?

- GV: Chuẩn hoá kiến thức:

- Về nhiệt đố:

+ Trong một năm có hai lần lên cao và hai lần xuống thấp. NHiệt độ cao nhất khoảng 28oC, thấp nhất khoảng 25oC, nóng quanh năm, không có mùa đông lạnh.

+ Về lượng mưa: Lượng mưa các tháng dao động từ 170 mm – 250 mm. Tổng lượng mưa trung bình năm từ 2000 – 2300 mm. Mưa nhiều và phân bố đồng đều quanh năm.

? Rút ra nhận xét chung về khí hậu?

- GV: Hướng dẫn HS quan sát H 5.3 SGK.

? Miêu tả quang cảnh trong ảnh chụp?

- HS: Rừng rậm rạp xanh tốt.

- GV: Hướng dẫn HS quan sát H 5.4 SGK.

? Đọc lát cắt và rút ra nhận xét?

- HS: Gồm 4 tầng:

+ Tầng cỏ quyết, cây bụi cao 10 m.

+ Tầng cây gỗ cao trung bình cao 30 m.

+ Tầng cây gỗ cao 40 m.

+ Tầng vượt tán cao trên 40 m.

→ Rừng có nhiều tầng tán, dây leo chằng chịt.

- GV: Hướng dẫn HS quan sát H 5.5 SGK.

- Ở các vùng cửa sông, ven biển lầy bùn phát triển rừng ngập nước (rừng ngập mặn). Ví dụ Rừng U Minh ở Việt Nam.

I. Đới nóng.

*Vị trí:

- Nằm khoảng giữa hai chí tuyến, kéo dài liên tục từ Tây sang Đông tạo thành vành đai bao quanh Trái Đất.

- Chiếm phần lớn đất nổi trên Trái Đất.

*Khí hậu:

+Nhiệt độ cao, lượng mưa lớn gió tín phong

*SV: phong phú, đa dạng

II. Môi trường xích đạo ẩm.

1. Khí hậu

- Vị trí: Nằm trong khoảng từ 50 B – 50 N.

- Khí hậu nóng ẩm quanh năm.

2.Rừng rậm xanh quanh năm

- Rừng phát triển rậm tạp, xanh tốt quanh năm chia thành nhiều tầng lên tới độ cao 40 – 50 m.

IV. Củng cố:

PHIẾU HỌC TẬP

Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất.

Môi trường xích đạo ẩm nằm trong khoảng từ:

  1. 10ºB đến 10ºN.
  2. 7ºB đến 7ºN.
  3. 15ºB đến 15ºN.
  4. 5ºB đến 5ºN.

Môi trường xích đạo ẩm có khí hậu:

  1. Khô và lạnh.
  2. Nóng và ẩm theo mùa.
  3. Nóng và ẩm quanh năm.
  4. Lạnh và ẩm ướt.

V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà.

Làm bài tập trong tập bản đồ.

Chuẩn bị bài 6 “Môi trường nhiệt đới”.

  • Phân tích ra giấy nháp biểu đồ 6.1 và 6.2.
  • Miêu tả quang cảnh xa van
Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 7

    Xem thêm