Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 13: Môi trường đới ôn hòa

Giáo án môn Địa lý lớp 7

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 13: Môi trường đới ôn hòa được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 11: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 12: Thực hành nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng

Giáo án Địa lý lớp 7 bài: Ôn tập chương 2

I. Mục tiêu bài học:

Sau bài học, học sinh cần.

  • Nắm được đặc điểm của hai môi trường đới ôn hoà: Tính chất thất thường do vị trí trung gian. Tính đa dạng được thể hiện ở sự biến đổi của tự nhiên trong cả thời gian và không gian.
  • Hiểu và phân biệt được sự khác nhau giữa các kiểu khí hậu của môi trường đới ôn hoà qua biểu đồ khí hậu.
  • Nắm được sự thay đổi của nhệt độ và lượng mưa khác nhau có ảnh hưởng đến sự phân bố các kiểu rừng ở đới ôn hoà.
  • Củng cố thêm kĩ năng đọc phân tích bản đồ và ảnh địa lí, bồi dưỡng kĩ năng nhận biết các kiểu khí hậu đới ôn hoà qua biểu đồ tranh ảnh.
  • Có thái độ học tập đúng dắn,say mê học tập.

II. Chuẩn bị:

  • GV: Bản đồ các môi trường địa lí trên thế giới.
  • Ảnh bốn mùa ở đới ôn hoà.
  • Bảng phụ thời gian bốn mùa, thời tiết và sự biến đổi của thực vật ở đới ôn hoà.
  • HS: Sgk, tập bản đồ,đọc trướcm bài mới.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

Kết hợp trong quá trình giảng bài mới.

3. Bài mới:

- Ở lớp 6 chúng ta đã được học các đới khí hậu trên trái đất theo vĩ độ, trong đó hai chí tuyến đến hai vòng cực là hai khu vực có góc chiếu của ánh sáng mặt trời và thời gian chiếu sáng trong năm rất trênh lệch. Trên trái đất duy nhất ở đới này thể hiện rất rõ trong năm. Đó là những đặc điểm gì? sự phân hoá của môi trường trong đới này như thế nào…. Bài mới.

Hoạt động của GV và HS

Ghi bảng

Hoạt động 1: Cả lớp

- GV: Hướng dẫn hs quan sát H13.1 SGK. Đặc biệt chú ý quan sát ranh giới giữa các môi trường.

? Chỉ vị trí giới hạn của đới ôn hoà trên bản đồ treo tường và nhận xét về vị trí?

? Nhận xét phần diện tích đất nổi ở bắc bán cầu và nam bán cầu trong đới ôn hoà?

- Phần lớn diện tích đất nổi nằm ở bắc bán cầu.

- HS: Xác định vị trí trên bản đồ treo tường.

Hoạt động 2: Cá nhân

- GV: Hướng dẫn hs đọc bảng số liệu SGK trang 42.xác định 3 địa điểm trên bản đồ

?Tb- Em có nhận xét gì về nhiệt độ và lượng mưa ở đới ôn hoà so với đới khác?

- Nhiệt độ trung bình năm ấm áp hơn so với đới lạnh , mát mẻ hơn so với đới nóng.

Lượng mưa lớn hơn đới lạnh, ít hơn đới nóng (Nhiệt độ và lượng mưa của đới ôn hoà ở mức trung bình).

?Kh-Khí hậu mang tính chất trung gian thể hiện như thế nào?

- GV: Hướng dẫn hs quan sát các yếu tố gây biến động thời tiết ở đới ôn hoà. Đọc nội dung từ “Do vị trí trung gian ….. rất khó dự báo trước”.

?Kh- Các yếu tố đó tác động như thế nào đến thời tiết ở đới ôn hoà. Lấy ví dụ chứng minh?

HS trả lời -lớp nhận xét

- GV: Chuẩn hoá kiến thức. Những đợt khí nóng hoặc những đợt khí lạnh tràn đến bất ngờ làm cho nhiệt độ tăng hoặc giảm từ 10oC – 15oC trong vài giờ, hoặc những đợt gió tây ôn đới mang hơi ẩm vào đất liền gây mưa. Làm cho khí hậu thay đổi bất thường, rất khó dự báo trước.

?Kh-THời tiết và khí hậu đới ôn hoà tác động tơi sx và đời sống con người nth?

Chuyển ý: với vị trí địa lí, khí hậu trên sẽ ảnh hưởng ntn đến sự phân hoá môi trường ta cùng tìm hiểu

- GV: Hướng dẫn hs quan sát ảnh 4 mùa ở đới ôn hoà.

? Hãy miêu tả quang cảnh trong ảnh chụp. từ đó rút ra nhận xét?

+ Ảnh vào mùa xuân: Cây cối đâm trồi nẩy lộc, ra hoa kết quả, băng tuyết tan.

+ Ảnh vào mùa hạ: Cây cối xanh tốt mưa nhiều.

+ Ảnh mùa thu: Lá vàng rụng, trời mát khô.

+ Ảnh mùa đông: Trời lạnh có tuyêt rơi, cây không có lá trừ cây lá kim.

Thiên nhiên ở đói ôn hoà thay đổi theo 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.

- GV: Ngoài sự thay đổi theo mùa thiên nhiên đới ôn hoà còn thay đổi theo không gian.

Hướng dẫn hs xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá theo không gian. (Dòng biển nóng, dòng biển lạnh, hướng gió tây ôn đới, vùng vĩ độ thấp, vùng vĩ độ cao, khu vực gần biển hoặc xa biển).

Hướng dẫn hs quan sát H13.1 SGK.

? Cho biết ở môi trường đới ôn hoà gồm có những kiểu môi trường nào?

- Goòm môi trường ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, cận nhiệt địa trung hải, cận nhiệt gió mùa, cận nhiệt đới ẩm và môi trường hoang mạc ôn đới.

- GV: Yêu cầu hs xác định và phân tích các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các kiểu môi trường trong môi trường đới ôn hoà.

THẢO LUẬN NHÓM

- GV: Chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm phân tích một biểu đồ).

? Đọc nhiệt độ tháng cao nhất, thấp nhất. những tháng mưa nhiều và những tháng có mưa ít, lượng mưa khoảng bao nhiêu và rút ra nhận xét?

- GV: Chuẩn hoá kiến thức.

+ Ôn đới hải dương: Nhiệt độ:T1=6oC; T7 =16oC; Biên độ 10oC.(nhỏ)

Lượng mưa: T1=133mm; T7=62mm.

Mùa hè mát, mùa đông ấm, mưa quanh năm,nhiều nhất vào cuối hạ và mùa thu.

+ Ôn đới lục địa: Nhiệt độ: T1= -10oC; T7= 19oC; Biên độ 29oC (lớn).

Lượng mưa: T1=31mm; T7= 74mm.

Mùa đông lạnh, ít mưa. Mùa hạ tương đối nóng lượng mưa ít.

+ Địa trung hải: Nhiệt độ: T1= 10oC; T7= 28oC; Biên độ 18oC (trung bình).

Lượng mưa: T1=69mm; T7= 9mm.

Mùa hạ nóng mưa ít, mùa đông ấm mưa nhiều.

- GV: Tương ứng với mỗi kiểu môi trường là một thảm thực vật đặc trưng.

? Thảm thực vật ở đới ôn hoà có sự thay đổi như thế nào?

- HS: Thảm thực vật thay đổi từ bắc xuống nam, từ tây sang đông.

- GV: Hướng dẫn hs quan sát H13.2, H13.3,H13.4 SGK.

? Mỗi ảnh phù hợp với môi trường nào?

- HS: H13.2 Thuộc môi trường ôn đới hải dương. H13.3 Thuộc môi trường ôn đới lục địa. H13.4 Thuộc môi trường Địa Trung Hải.

? với đ2 khí hậu có sự phân hoá như vậy thực vật thay đổi như thế nào?

HS trả lời -llớp nhận xét -GV kết luận

1. Vị trí giới hạn.

-Nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu.

2. Khí hậu.

-Mang tính chất trung gian giữa đới lạnh và đới nóng. Nhiệy độ và lượng mưa tb không cao không thấp

- Thời tiết ở đới ôn hoà thay đổi bất thường, luôn biến động rất khó dự báo trước.

3. Sự phân hoá của môi trường.

- Môi trường đới ôn hoà thay đổi theo không gian và thời gian.

- Môi trường ôn đới hải dương mùa hạ mát, mùa đông ấm, mưa nhiều quanh năm.

- Môi trường ôn đới lục địa mùa đông lạnh, ít mưa. Mùa tương đói nóng, ít mưa (khắc nghiệt)

- Môi trường Địa Trung Hải, khô nóng về mùa hạ, ấm ẩm về mùa đông.

-Thực vật thay đổi từ tây sang đông, từ bắc đến nam

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 7

    Xem thêm