Giáo án Địa lý lớp 7 bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa
Giáo án môn Địa lý lớp 7
Giáo án Địa lý lớp 7 bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Địa lý lớp 7 bài 15: Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa
Giáo án Địa lý lớp 7 bài 16: Đô thị hóa ở đới ôn hòa
Giáo án Địa lý lớp 7 bài 18: Thực hành nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa
I. Mục tiêu bài học:
Sau bài học, học sinh cần.
- Học sinh biết được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, nước ở các nước phát triển.
- Hậu quả do ô nhiễm không khí và nước gây ra cho thiên nhiên và con người trong phạm vi toàn cầu.
- Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ hình cột từ số liệu sẵn có.
- Rèn kỹ năng phân tích ảnh địa lý.
- Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
- GV: Ảnh chụp Trái Đất với lỗ thủng tầng Ô zôn.
- Các cảnh về nhiễm nước và không khí.
- HS: Sgk, tập bản đồ, sưu tầm tranh ảnh về ô nhiễm môi trường
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hoà. Với đặc điểm cảnh quan công nghiệp như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?
- Cảnh quan công nghiệp phổ biến khắp mọi nơi ở đới ôn hoà.(2đ)
- Cảnh quan công nghiệp phổ biến khắp mọi nơi ở đới ôn hoà.(2đ)
- Cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hoà nổi bật là những khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.(3đ)
- Cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hoà là niềm tự hào của các quốc gia. Tuy nhiên, chất thải công nghiệp lại gây ô nhiễm môi trường.(3đ)
3. Bài mới:
- Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà đặc biệt là ô nhiễm nước, không khí đã đến mức báo động, nguyên nhân là do sự lạm dụng kỹ thuật và chủ yếu là do sự thiếu ý thức của con người trong việc bảo về môi trường.
Hoạt động của GV và HS | Ghi bảng |
HĐ1: Cá nhân - GV: Hướng dẫn HS quan sát H 16.3 và H 16.4 SGK và H 17.1 kết hợp đọc thông tin Sgk. ?Tb- Nguyên nhân nào làm cho bầu không khí bị ô nhiễm? - Do sự phát triển của công nghiệp và các phương tiện giao thông vận tải thải khói bụi vào bầu không khí. ?Tb- Em có đánh giá gì về tình trạng ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà? - Không khí bị ô nhiễm nặng nề. - GV: Đó là nguồn gây ô nhiễm chính, ngoài ra còn có nguồn gây ô nhiễm khác như hoạt động núi lửa, cháy rừng do tự nhiên, song ảnh hưởng không đáng kể tới bầu không khí. - GV: Hướng dẫn HS quan sát H 17.2 đọc từ “Hậu quả là………..vô cùng nghiêm trọng” ?Tb- Ô nhiễm môi trường không khí gây ra những hậu quả gì? HS đọc thuật ngữ Hiệu ứng nhà kính (187) Hiệu ứng nhà kính do nhiều chất thải bụi ngăn sự bức xạ nhiệt của mặt đất lên cao làm k2 nóng lên băng tan chảy làm mực nước đại dương tan chảy...... ? Kh- Thủng tầng ô Zôn có tác hại gì đối với con người? Tia cực tím gây ung thư da..... ? Vậy để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường người ta cần thực hiện những biện pháp nào? Kí nghị định thư (Xây dựng hệ thống khí thải hợp lí, ...) - GV: Vậy tình hình ô nhiễm nước như thế nào?Ta tìm hiểu phần 2 GV: Hướng dẫn HS quan sát H 17.3 và H 17.4 SGK, đọc nôi dung phần 2. THẢO LUẬN NHÓM ? Nêu nguyên nhân, ô nhiễm môi trường nước? ? Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở đới ôn hoà? Biện pháp khắc phục? - HS: Báo cáo kết quả thảo luận. - GV: Chuẩn hoá kiến thức. + Nguyên nhân: Nước thải từ công nghiệp, nông nghiệp, chất thải từ các phương tiện giao thông - vận tải…. chưa qua xử lý thải trực tiếp vào môi trường nước. + Hậu quả: Các nguồn nước ngầm, sông, hồ, biển, đại dương bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, các sinh vật sống trên Trái Đất. + Thủy triều đỏ. Do nước quá thừa đạm làm cho tảo đỏ chết. Thủy triều đen do váng dầu... + Biện pháp khắc phục: Xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường…. hạn chế các chất thải trong nông nghiệp - Ngoài ra trong nông nghiệp và công nghiệp không nên sử dụng quá nhiều chất độc hại không thể xử lý được. | 1. Ô nhiễm không khí. - Sự phát triển của công nghiệp và các phương tiện giao thông vận tải làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề. - Hậu quả: Mưa a xít, gây hiệu ứng nhà kính trái đất nóng lênlàm thay đổi khí hậu toàn cầu, thủng tầng ôZôn. - Biện pháp: ký nghị định thư Ki-ô-tô, cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm bầu khí quyển. 2. Ô nhiễm nước: - Nguyên nhân: chất thải công nghiệp, nông nghiệp, các phương tiện giao thông vận tải, sinh hoạt, thải trực tiếp vào môi trường. - Hậu quả môi trường nước bị ô nhiễm nặng “Thuỷ triều đen, đỏ”. - Biện pháp khắc phục: Xử lý nước thải trước khi thải vào môi trường. |
IV. Củng cố:
Nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa chủ yếu là:
- Sự đô thị hoá quá nhanh.
- Sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường của con người.
- Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp.
- Sự lạm dụng kỹ thuật.
Sự ô nhiễm không khí là do:
- Khí thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp.
- Khí thải từ hoạt động của các phương tiện giao thông.
- Bụi.
- Tất cả các ý trên.
Hậu quả của ô nhiểm không khí là:
- Gây mưa axit.
- Tăng hiệu ứng nhà kính.
- Gây ra các bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.
- Tất cả các ý trên.
Biện pháp để giảm ô nhiễm không khí là:
- Ngừng hoạt động sản xuất công nghiệp.
- Cắt giảm lượng khí thải.
- Ngừng hoạt động của các phương tiện vận tải.
- Không đưa khí thải vào môi trường.
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước ở đới ôn hoà là do:
- Sự cố tràn dầu.
- Nước thải, chất thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp không được xử lí đổ vào nguồn nước.
- Chất thải sinh hoạt, phân bón, thuốc trừ sâu.
- Tất cả các ý trên.