Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 18: Thực hành nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa

Giáo án môn Địa lý lớp 7

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 18: Thực hành nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 16: Đô thị hóa ở đới ôn hòa

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa

Giáo án Địa lý lớp 7 bài 19: Môi trường hoang mạc

I. Mục tiêu bài học:

Sau bài học, học sinh cần.

  • Củng cố cho học sinh kiến thức về các kiểu khí hậu của đới ôn hoà và nhận biết được các kiểu khí hậu thông qua các biểu đồ khí hậu.
  • Nhận biết các kiểu rừng ôn đới và nhận biết được qua tranh ảnh địa lí.
  • Nhận biết vấn đề ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà.
  • Biết vẽ đọc và phân tích được biểu đồ gia tăng lượng khí thải độc hại.
  • Kĩ năng đọc, phân tích biểu đồ khí hậu ở đới ôn hoà qua tranh ảnh địa lí.
  • Có ý thức tìm hiểu thực tế.
  • Yêu thiên nhiên quê hương đất nước
  • Có ý thức bảo vệ thiên nhiên

II. Chuẩn bị:

  • GV: Bản đồ tự nhiên đới ôn hoà hoặc thế giới.
  • Biểu đồ khí hậu đới ôn hoà.
  • Ảnh các kiểu rừng ở đới ôn hoà.
  • HS: Sgk, tập bản đồ.ôn tập lại kiến thức về đới ôn hòa.

III. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình thực hành.

3. Bài mới:

- Để củng cố những kiến thức về tự nhiên của môi trường đới ôn hoà và vấn đề ô nhiễm môi trường do con người gây ra ở đới ôn hoà …. Bài mới.

Hoạt động của GV và HS

Ghi bảng

- GV: Hướng dẫn hs làm bài tập 1 (Đọc nội dung yêu cầu của bài).

- Biểu đồ tương quan nhiệt ẩm trong nội dung bài tương đối khác so với các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa đã học, ở đây lượng mưa được biểu hiện bằng đường màu xanh.

- Cách đọc biểu đồ cũng tương đối khác so với các biểu đồ khác. Muôn xác định lượng mưa của các tháng chúng cần dóng theo các vạch chia tháng.

- GV: Hướng dẫn cách đọc trên mẫu biểu đồ phóng to.

Hướng dẫn hs thảo luận nhóm dựa trên cách khai thác biểu đồ đã hướng dẫn (Mỗi nhóm một biểu đồ )

HĐ1: NHÓM

? Phân tích chế độ nhiệt, lượng mưa của các biểu đồ từ đó rút ra nhận xét các biểu đồ A,B,C thuộc các môi trường nào của đới ôn hoà?

- HS: Báo cáo kết quả thảo luận.

- GV: Treo bảng chuẩn hoá kiến thức để hs đánh giá kết quả thảo luận của nhóm mình.

1. Bài tập1

.Xác định các biểu đồ tương quan nhiệt độ lượng mưa thuộc các môi trường nào của đới ôn hòa:

Địa điểm

Nhiệt độ

Lượng mưa

Kết luận

M hạ

Mùa đông

Mùa hạ

Mùa đông

A: 55o45’B

10oC

9 tháng dưới 0oC thấp nhất

-30oC

Mưa nhiều nhưng lượng mưa ít

Mưa ít chủ yếu dưới dạng tuyết

Thuộc kiểu khí hậu ôn đới lục địa

B: 36o43’B

25oC

10oC ấm áp

Khô hạn không mưa

Mưa nhiều hơn mùa hạ

Khí hậu Địa Trung Hải

C: 51o41’B

15oC

5oC ấm áp

Mưa ít hơn 40mm

Mua nhiều hơn 250mm

Khí hậu ôn đới hải dương

HĐ2: Cặp

? Hãy nhắc lại mỗi kiểu khí hậu ở đới ôn hoà có thảm thực vật đặc trưng như thế nào?

+ Môi trường ôn đới hải dương: Rừng cây là rộng.

+ Môi trường ôn đới lục địa: Rừng cây lá kim.

+ Môi trường Địa trung Hải: Rừng cây bụi gai, lá cứng.

+ Môi trường cận nhiệt đới: Rừng hỗn giao.

? Quan sát ba ảnh cho biết từng ảnh thuộc loại rừng nào?

- GV: Hướng dẫn hs đọc nội dung bài tập 3

- Có thể vẽ biểu đồ theo hai cách (Hai loại biểu đồ hình cột và đường biểu diễn

2. Bài tập2: Dựa vào ảnh xác định các kiểu rừng đới ôn hòa:

- Rừng Thuỵ Điển: Rừng lá kim (ôn đới lục địa).

- Rừng ở Pháp: Rừng lá rộng (môi trường ôn đới hải dương).

- Rừng ở Ca-na-đa: Rừng hỗn giao (Nằm giữa môi trường ôn đới hải dương và ôn đới lục địa).

3. Bài tập3: Vẽ biểu đồ về sự gia tăng lượng co2 trong k2 từ năm 1840-1997 và giải thích nguyên nhân của sự gia tăng đó:

* Nhận xét:

Nguyên nhân của sự gia tăng lượng khí thải CO2 vào bầu khí quyển là do sự phát triển ngày càng nhanh của nền công nghiệp và các phương tiện giao thông vận tải trên thế giới. Thời kì đầu năm 1840 thế gới mới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp. Đến nay nền công nghiệp đã phát triển gấp nhiều lần lượng khí thải ngày càng tăng nhanh hơn, giai đoạn sau tăng nhanh hơn giai đoạn trước.

IV. Củng cố:

  • GV: Đánh giá nhận xét giờ thực hành của hs.
  • Biểu dương các nhóm tích cực, nhắc nhở các nhóm chưa thực sự tích cực.

V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:

  • Hoàn thành bài tập trong tập bản đồ thực hành.
  • Chuẩn bị trước bài 19 “Môi trường hoang mạc”
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 7

    Xem thêm