Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 6: Tôn sư trọng đạo

Bài tập trắc nghiệm môn GDCD lớp 7 có đáp án

Tài liệu Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 6: Tôn sư trọng đạo gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án, cho các em học sinh tham khảo và ôn tập. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Trong các bài thi môn GDCD, câu hỏi trắc nghiệm là phần không thể thiếu, vì vậy việc ôn tập câu hỏi trắc nghiệm môn GDCD cũng rất quan trọng đối với các em học sinh. Đồng hành với các em học sinh, VnDoc.com giới thiệu Bộ Câu hỏi Trắc nghiệm GDCD 7 sẽ hệ thống toàn bộ kiến thức theo từng bài giúp các em học tốt môn GDCD 7 hơn, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra. Chúc các em học tốt.

Câu 1: Câu thành ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về điều gì?

A. Lòng biết ơn đối với thầy cô.

B. Lòng trung thành đối với thầy cô.

C. Căm ghét thầy cô.

D. Giúp đỡ thầy cô.

Đáp án: A

Câu 2: Bạn D ra đường gặp thầy giáo dạy môn Công nghệ không chào vì bạn cho rằng môn công nghệ là môn phụ nên không chào, chỉ chào các thầy cô dạy môn chính. D là người như thế nào?

A. D là người vô trách nhiệm.

B. D là người vô tâm.

C. D là người vô ơn.

D. D là người vô ý thức.

Đáp án: C

Câu 3: Biểu hiện của tôn sư trọng đạo là?

A. Chào hỏi thầy cô bất cứ đâu.

B. Đến thăm thầy cô nhân ngày 20/11.

C. Thăm hỏi thầy cô khi thầy cô ốm đau.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 4: Đối lập với tôn sư trọng đạo là?

A. Trách nhiệm.

B. Vô ơn.

C. Trung thành.

D. Ý thức.

Đáp án: B

Câu 5: Hằng năm sắp đến ngày 20/11 nhà trường đều tổ chức đợt thi đua chào mừng 20/11 như: Học tốt, viết báo tường, thi văn nghệ. Các việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Tri ân các thầy cô giáo.

B. Giúp đỡ các thầy cô giáo.

C. Tri ân học sinh.

D. Giúp đỡ học sinh.

Đáp án: A

Câu 6: Câu tục ngữ: Ăn cháo đá bát nói đến điều gì?

A. Sự vô ơn, phản bội.

B. Tiết kiệm.

C. Sự trung thành.

D. Khiêm tốn.

Đáp án: A

Câu 7: Khi đi chợ cùng mẹ, em nhận ra cô giáo X đã về hưu và cô đang mua rau. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Đi nhẹ nhàng qua chỗ cô để cô không nhìn thấy.

B. Đi sang lối đi khác để không gặp mặt cô.

C. Lờ đi coi như không biết.

D. Đến chào và hỏi thăm sức khỏe cô.

Đáp án: D

Câu 8: Tục ngữ có câu: Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy. Mùng 3 tết thầy có nghĩa là gì?

A. Mùng 3 Tết thầy giáo hay mời đến chơi .

B. Mùng 3 Tết là ngày đẹp nên cần đi chơi.

C. Mùng 3 Tết cần đến chúc tết thầy vì thầy là người dạy dỗ thứ 2 sau cha mẹ.

D. Tết nhà Thầy được tổ chức vào mùng 3.

Đáp án: C

Câu 9: Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy cô giáo được gọi là gì?

A. Nhân văn.

B. Chí công vô tư.

C. Tôn sư trọng đạo.

D. Nhân đạo.

Đáp án: C

Câu 10: Đối với những hành vi vô lễ với các thầy, cô giáo chúng ta cần phải làm gì?

A. Nêu gương.

B. Phê bình, lên án.

C. Khen ngợi.

D. Học làm theo.

Đáp án: B

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 6: Tôn sư trọng đạo. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Ngữ văn lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
3 4.212
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm GDCD 7

    Xem thêm