Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ tích nào đó

Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ tích nào đó

Văn mẫu lớp 6: Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ tích nào đó được VnDoc sưu tầm, tổng hợp bao gồm các bài văn mẫu hay, chọn lọc cho các em học sinh tham khảo củng cố kỹ năng làm bài văn kể chuyện tưởng tượng lớp 6. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ tích lớp 6 - Cây bút thần

Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ tích nào đó

Mã Lương cậu bé vẽ đẹp, thông minh hôm nào nay đã trở thành một vị vua đức độ, hiền tài. Người dân khắp nơi, ai nấy đều vui mừng vì có nhà vua luôn chăm lo cho cuộc sống của bách tính, trăm họ. Sau rất nhiều biến cố, cuối cùng cuộc sống của Mã Lương đã được hạnh phúc.

Sau khi vua cùng bọn hoạn quan trong triều đình tử nạn. Mã Lương được sự giúp đỡ của ông tiên người trao cho cậu chiếc bút thần giúp đỡ để cậu lên ngôi vua, trị vì thiên hạ. Những trung thần yêu nước, hết lòng ủng hộ nhà vua mới này. Dân chúng trong cả nước đều vui mừng bởi từ bây giờ, họ không phải chịu sự bóc lột của ông vua bạo ngược nữa, và hi vọng nhà vua mới sẽ mang đến cho họ cuộc sống ấm no cho thiên hạ. Chẳng bao lâu, sau khi Mã Lương lên ngôi người ta thấy khắp nơi trong nước đâu đâu cũng là đời sống hạnh phúc, đủ đầy. Nhà vua Mã Lương cùng quần thần đã ngày đêm làm việc không mệt mỏi, để giúp dân chúng thoát được nạn đói kém, có đủ ruộng đất cấy cày. Tài năng, đức độ của nhà vua cả nước ai cũng biết đến, họ đem lòng cám phục vị vua trẻ hết lòng vì đất nước.

Tình hình đất nước ổn định, vua quyết định trở về thăm quê cũ sau bao ngày xa cách. Người dân làng biết tin, ai cũng háo hức rủ nhau ra cổng làng đón nhà vua. Chẳng ai có thể nhận ra được cậu bé Mã Lương hôm nào, bởi giờ đây bước xuống xe ngựa là một vị vua uy nghiêm, bộc lộ những khí chất của vị hiền tài. Nhà vua trẻ, ân cần đến hỏi thăm từng người một, khuôn mặt ai nấy đều hạnh phúc vì cậu bé Mã Lương dù đã là vua nhưng vẫn tốt bụng, thảo hiền. Trước khi chia tay dân làng, nhà vua quyết định sẽ dành tặng cho mọi người một món quà đặc biệt. Vua, sai quân lính mang cây bút thần ra để vẽ tặng cho dân làng những vật dụng mà gia đình họ thiếu thốn. Qua từng nét vẽ của nhà vua, những đồ vật cứ dần hiện ra chẳng mấy chốc toàn bộ dân làng đã cầm trên tay món quà mà mình ưng ý. Và rồi nhà vua trẻ phải chia tay dân làng, trở lại kinh thành. Mọi người đều bịn rịn trong giờ phút ấy, nhưng trong lòng người ở lại trở thấy ấm áp bởi sự quan tâm, chia sẻ của vị vua đức độ, tài năng.

Thế là từ đấy về sau, dưới sự trị vì của vua Mã Lương đất nước luôn yên bình ấm no. Dân chúng khắp nơi đều hạnh phúc vì có được nhà vua anh minh, đức độ.

>> Tham khảo các bài văn mẫu: Tưởng tượng đoạn kết mới cho truyện cổ tích “Cây bút thần”

Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ tích Ngữ văn 6 - Sọ dừa

Sau khi hai cô chị xấu hổ bỏ làng đi biệt xứ, vợ chồng Sợ Dừa sống khá yên ổn và hạnh phúc trong ngôi nhà của mình. Một thời gian sau người vợ có mang, nàng sinh ra được một bé trai rất khôi ngô, gia đình họ làng ngày càng hạnh phúc hơn. Trong cuộc sống bình yên ấy nhiều khi cô út cũng chạnh lòng nghĩ tới hai cô chị không biết giờ tha phương nơi xứ nào. Dù sao họ cũng là chị em ruột, sống với nhau yêu thương gắn bó hơn chục năm trời, thế nhưng hai người chị vẫn bặt vô âm tín, chẳng có tin tức gì.

Thế rồi cô út lại mãi mê với con cái và công việc, bẵng đi khoảng mười năm sau, lúc này vợ chồng Sọ Dừa đã sinh thêm một bé gái nữa. Sọ Dừa được lên chức quan cao hơn, và dù bận trăm công nghìn việc nhưng chàng vẫn lo toan cho vợ con hết lòng và đôi lúc chàng cũng mong hai chị hãy quay trở về.

Một hôm, hai vợ chồng chàng đi vắng, chỉ còn hai đứa trẻ ở nhà, bỗng chúng thấy gia nhân đang đuổi bắt ai đó liền chạy ra. Hóa ra họ đang đuổi hai người đàn bà ăn xin. Thấy họ rách rưới và đói khổ, hai đứa trẻ vốn tốt bụng và thương người nên sai gia nhân mang cơm canh cho họ ăn, sau đó chúng đến gần và hỏi:

– Hai bà chắc từ nơi xa đến, hai bà còn đói nữa không?

Thấy hai đứa trẻ lại gần, hai người đàn bà tỏ ra xấu hổ, sợ hải che nón trước mặt và xin lui. Và ra đến cổng hai người đàn bà lủi đi đâu mất.

Đến chiều khi vợ chồng Sọ Dừa trở về nhà, chúng cũng quyên không kể cho cha mẹ nghe câu chuyện xảy ra lúc sáng. Mọi chuyện vẫn diễn ra êm đẹp. cho đến một ngày kia, vào một buổi sáng đẹp trời, cô út đưa hai con ra chợ chơi, ba mẹ con đang mãi mê dạo chợ bỗng nghe tiếng huyên náo ở góc chợ, họ đang đánh mắng hai người đàn bà tội nghiệp, cô xen vào can ngăn thì những người trong chợ nói:

– Hai người này sáng ra ăn quà mà không chịu trả tiền.

– Nhưng chúng tôi không có tiền. Một người đàn bà thều thảo nói.

Bỗng nhiên cô út nhìn vào hai người đàn bà, cô cảm thấy rất quen:

– Ôi, hai chị! Cô vui mừng và đầy xót xa khi nhận ra chính hai người đàn bà khốn khổ kia là chị của mình.

Hai người đàn bà nghe gọi như vậy đứng sững lại, họ cũng nhận ra đó chính là cô em út mà mình đã từng hại. Xấu hổ quá, hai người chị định bỏ đi nhưng cô út đã kịp ngăn lại, cô tha thiết nói:

– Các chị ơi, dù sao chúng ta cũng là người một nhà, những chuyện năm xưa em đã quyên rồi. Các chị hãy về nhà đi, cha chúng ta cũng đang mong đợi các chị trở về.

Trước tấm lòng chân tình của cô út, hai cô chị đồng ý về nhà. Hai đứa trẻ thấy vậy nói với mẹ:

- Mẹ ơi, hai bà này hôm trước vào ăn xin ở nhà ta đó.

- Họ khốn khổ vậy sao!…

Cô út thốt lên lòng đầy chua xót, cảm thương cho các chị của mình. Về đến nhà, Sọ Dừa cũng vui mừng đón tiếp. Trước tấm lòng nhân hậu của vợ chồng Sợ Dừa, hai cô chị không còn ngại ngùng mấy nữa. Họ kể lại chặng đường đã qua:

- Sau khi gây chuyện xấu với em, chúng ta vô cùng xấu hổ và đã bỏ đi đến một nơi thật xa. Thế nhưng cuộc sống ở đó vô cùng khó khăn, ốm đau liên miên, tiền dự trữ hết dần và chúng ta rơi vào cảnh khó khăn khốn cùng, phải đi ăn xin. Âu đó cũng là cái giá mà chúng ta phải trả. Chúng ta rất ân hận vì hành động nông nổi của mình, mong các em hãy rộng lòng tha thứ.

Trước những lời hối cải của hai người chị, vợ chồng Sọ Dừa đã rộng lòng tha thứ. Họ mời hai người về ở cùng. Một thời gian sau phú ông qua đời, Sọ Dừa nhường tất cả dinh cơ đó lại cho hai chị. Họ cùng các con sống thuận hòa với hai chị đến cuối cuộc đời.

>> Tham khảo: Tưởng tượng đoạn kết mới cho truyện cổ tích “Sọ Dừa”

Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ tích Tấm cám

Từ ngày đón được cô Tấm từ quán bà hàng nước trở về, nhà vua vô cùng sung sướng, ngày đêm quấn quýt bên người vợ trẻ, lòng lâng lâng như sống trong mơ.

Cũng từ ngày bị vua bỏ rơi, lạnh nhạt, Cám thấy buồn thủi trong lòng. Nay lại thấy Tấm về xinh đẹp, hạnh phúc hơn xưa thì lòng ghen tức của Cám lại sôi lên sùng sục. Như mọi lần, Cám lại về nhà mách mẹ. Mẹ Cám bảo: “Con yên chí, ta lại sẽ làm giỗ cha con, rồi lại gọi Tấm về trèo cau như trước, rồi ta chặt cây cho nó chết một lần nữa”. Cám bảo mẹ:

Nhưng chị ấy có chết đâu, chị ấy lại được biến thành vàng anh, thành xoan đào, thành quả thị rồi trở về thành hoàng hậu đấy thôi.

– Vậy chỉ có một cách là con phải đẹp hơn nó mà muôn đẹp thì tự mình phải hóa kiếp.

Cám nói:

– Để được đẹp hơn nó, con không sợ gì cả, chết mấy lần con cũng cam lòng.

Nói rồi, Cám vội vàng ra vườn, trèo lên cây cau và giục mẹ lây dao chặt cây. Người mẹ tham lam nghe lời con, vội lấy dao chặt cây cau. Cám ngã xuống chết.

Tuy nhiên, vì Cám độc ác quá, nấm mồ Cám đất rắn như nung, cỏ không mọc được nên không hóa thành gì được. Mẹ Cám chờ đợi con gái hóa thành chim, thành cây, thành cô gái nhưng chờ mãi không được, đành chết già bên nấm mồ khổ.

Đánh giá bài viết
29 5.725
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức

    Xem thêm