Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Văn mẫu lớp 4: Kể lại một câu chuyện về lòng nhân ái hay hiếu thảo mà em chứng kiến hoặc tham gia

Văn mẫu lớp 4: Kể về lòng nhân ái hoặc hiếu thảo

Văn mẫu lớp 4: Kể lại một câu chuyện về lòng nhân ái hay hiếu thảo mà em đã chứng kiến hoặc tham gia được VnDoc sưu tầm, chọn lọc những bài văn hay cho các em học sinh tham khảo củng cố rèn luyện, hoàn thiện cách làm bài văn kể chuyện - kể chuyện về lòng nhân ái hoặc hiếu thảo. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.

Đề: Hãy kể lại một câu chuyện về lòng nhân ái hay hiếu thảo mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.

Bài tham khảo 1

Ba em là một thương binh, lại chịu nỗi bất hạnh là má em lại bỏ cha con lại từ khi em mới lên hai.

Hai cha con sống với nhau bằng đồng tiền phụ cấp thương binh loại hai. Kể ra cuộc sống vật chất tuy có khó khăn nhưng hai ba con vẫn vui vẻ.

Nhưng điềụ làm em thương ba vô cùng là mỗi khi trở trời, những vết thương hành hạ, nhất là các mảnh đạn còn ở trong đầu, khi ở trại thương binh mấy lần ba em đã lên bàn mổ mà bác sĩ không dám mổ vì sợ ảnh hưởng đến bộ não!

Thế là đành sống chung với nó. Nhưng nó là kẻ địch trong đầu của ba em. Một tuần vài lần ba em nằm co rút người lại để khỏi bật ra tiếng rên...

Mấy hôm nay em chợt nhớ ra rằng khi còn má em, mỗi khi vết thương hành hạ thì má em xoa vò nhẹ lên đầu cho ba em đỡ căng thẳng nhiều lần, nhờ thế mà ba em ngủ được.

Em nói với ba:

- Ba ơi, con xoa đầu cho ba nhé!

- Thôi, con còn bận học và còn làm việc nhà.

- Không, con làm được mà!

Thế là từ đó, mỗi khi trở trời em đều xoa đầu nhè nhẹ cho ba em.

Nhưng rồi có một lần đi lĩnh tiền về, ba em khoe với em đã bớt tiền trà ra mua cây lăn gai để mát xa đầu, từ nay sẽ không phiền em xoa đầu nữa.

Nghe ba nói, hai hàng nước mắt em ứa ra đầm đìa.

Thế là ba em chịu được nỗi đau riêng của mình để con gái đỡ vất vả về ba. Chao ôi! Người lớn đã làm những việc mà không bao giờ em quên được.

Một hôm, thấy ba vừa nằm vừa lấy cây lăn gai tự mát xa cho mình xem có vẻ trằn trọc khó ngủ, em chạy lại đỡ nhẹ cây lăn rồi dùng hai tay xoa nhẹ như khi trước. Vài phút sau ba em ngủ ngay. Từ đó, em không bao giờ để ba tự mát xa lấy nữa.

Bài tham khảo 2

Hiện nay, ở miền Trung đang có lũ lụt rất lớn đã cướp mất của cải và đất Phương màu.Để chia sẻ với những người dân miền Trung, sau đây , em xin kể một câu chuyện nói về điều đó. Câu chuyện như sau:

Một buổi tối, khi em mẹ và chị Phương đang xem ti vi thì chị Phương thốt lên:

- Mẹ ơi, miền Trung khổ thật, mẹ nhỉ!

Mẹ:

- Ừ, con có biết rằng bây giờ, miền Trung đang chịu đựng một thiệt thòi rất lớn không?

Chị Phương:

- Con biết chứ. À, mẹ ơi! Ngày mai, mẹ cho con ăn cơm rang nhé, con không ăn phở nữa đâu. Con dành tiền cho người dân miền Trung cơ!

Mẹ:

- Thôi, con thích ăn phở thì cứ ăn đi, còn con thích ủng hộ bao nhiêu thì mẹ cho.

Nhưng chị Phương vẫn một mực không chịu:

- Con thích tự mình ủng hộ chứ không phải mẹ cho tiền như thế đâu!

Hình như câu nói đó đã làm mẹ phải động lòng.

Bỗng mẹ ôm chầm lấy chị Phương,nói:

- Ôi, con gái của mẹ có trái tim nhân hậu quá! Thôi, được rồi, con muốn thế nào thì mẹ sẽ chiều.

Chị Phương tươi cười:

- Con cảm ơn mẹ ạ!

Mẹ xoa đầu chị Phương, cả em nữa và cười một nụ cười thật dịu hiền.

Khi xem ti vi, đọc báo, khi nhìn thấy cảnh miền Trung phải chống chọi với lũ, hẳn ai cũng quặn lòng đau xót.. Nhưng sao ở chỗ này, chỗ kia vẫn có những đồng tiền bị tiêu xài phung phí. Hãy một lần lắng nghe trái tim ta để chia sẻ thêm một chút nữa, để ta được trong sáng, đẹp đẽ với tuổi thơ, cái tuổi thơ mà ai cũng đáng có được.

Bài tham khảo 3

Hôm ấy, chiều thứ bảy, em sang nhà ngoại chơi. Khi đi đến gần đồn công an, một sự việc xảy ra làm em chú ý.

Ngay trước cổng đồn, một người phụ nữ đang vừa khóc vừa nói gì đó với chú công an. Người phụ nữ khoảng bốn mươi tuổi, ăn mặc giản dị, tay xách một gói đồ. Còn chú công an khoảng hai mươi lăm tuổi. Người phụ nữ vẫn vừa khóc vừa cầu cứu chú công an:

– Chú ơi! Chú cứu tôi với. Bây giờ tôi biết làm sao đây!

Chú công an ôn tồn nói với người phụ nữ:

– Chị cứ bình tĩnh kể đầu đuôi sự việc. Chúng tôi sẽ giúp chị.

Người phụ nữ nức nở:

– Tôi đưa cháu đi chợ để mua quần áo, sách vở chuẩn bị cho cháu vào năm học mới. Trả tiền xong, quay lại, tôi đã không thấy cháu đâu cả. Tôi tìm mấy vòng quanh nơi mua bán cũng không thấy. Tôi lo quá không biết tính sao. Thế là tôi lại đây. Chú ơi! Chú giúp tôi với!

Chú công an hỏi:

– Cháu bé là trai hay gái? Cháu mấy tuổi? An mặc thế nào?

Người phụ nữ kể cho chú công an nghe. Chú ghi ghi, chép chép … Đúng lúc đó tôi thấy chị Linh, gần nhà tôi, tay dắt một đứa bé trai khoảng 5 tuổi đến cổng đồn công an. Em bé vừa đi vừa khóc, mồ hôi nhễ nhại. Chị Linh dùng khăn giấy lau cho em và nói với em điều gì đó.

Vừa nhìn thấy bé trai, người phụ nữ mừng quýnh:

– Ôi! Con tôi! Chú công an ơi! Cháu đây rồi!

Người phụ nữ ôm chầm lấy con. Có lẽ mừng quá nên mất mục lúc sau người phụ nữ mới quay sang cảm ơn chị Linh rối rít:

– Cô cảm ơn cháu nhiều lắm! Nếu không có cháu bây giờ cô không biết sẽ làm sao?

Chị Linh nhẹ nhàng đáp:

– Dạ, không có gì đâu cô ạ! Cháu sang nhà bạn. Trên đường đi, cháu thấy em đang ngồi bên gốc cây và khóc. Cháu hỏi nhưng em không nhớ số nhà nên cháu không thể đưa em về nhà được. Cháu quyết định đưa em đến đây để nhờ các chú công an giúp đỡ.

Người phụ nữ nói tiếp:

– Cháu ngoan quá! Cháu tên gì? Cháu học lớp mấy? Chị Linh chỉ cười, rồi xin phép về.

Mọi người nhìn chị Linh bằng ánh mắt trìu mến. Riêng tôi, tôi rất yêu quý chị Linh. Chị không chỉ giúp đỡ bà con, cô bác lối xóm mà chị luôn sẵn sàng giúp đỡ tất cả mọi người.

Bài tham khảo 4

Cuối xóm là nhà bà Sáu, hằng ngày cứ nhìn thấy chị Lan thường hay lui tới. Nhà chị Lan cách nhà em hai căn. Hôm nay, chủ nhật em được nghỉ học chị Lan rủ qua nhà bà sáu chơi, thấy việc làm của chị Lan đối với bà Sáu em lại càng yêu thương và quý trọng chị hơn.

Bà Sáu năm nay ngoài bảy mươi tuổi, sức khỏe yếu đi nhiều. Chị Lan kể: bà Sáu có ba người con đều hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vừa qua, bà được chính phủ phong tặng danh hiệu "Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng". Một mình neo đơn sống ở tuổi xế chiều mà không có con cháu đỡ đần những lúc trái gió trở trời nên chị Lan thương bà lắm. Thường ngày chị Lan sang giúp bà dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt giũ quần áo, … Không ruột rà máu mủ nhưng, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu bà sáu như bà ruột của mình.

Hôm hai chị em đến, thấy nhà cửa im lìm, tưởng bà đi đâu đó. Đứng ngoài sân gọi nhưng không thấy bà trả lời. Chị bước vào và đẩy cửa ra. Thấy bà Sáu đang nằm, chị vội chạy đến và lay gọi bà. Bà mới trở mình thều thào nói: “Bà mệt quá, hai chân bà tê, không dậy được “.

Chị quay sang em và bảo em xoa dầu bóp chân cho bà để chị đi mua cái gì cho bà ăn rồi chị vào ngay.

Em cảm động quá thấy trong lòng em dâng lên một tình thương và một sự cảm phục chị vô cùng. Chị mồ côi mẹ từ bé, chị thiếu đi tình thương bao la của người mẹ, chị sống với ba. Ba chị ở vậy nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sống trong hoàn cảnh ấy chị mới thấm thía cảnh cô đơn nên chị đem tình thương ấy sưởi ấm bà Sáu. Cả xóm ai cũng khen chị, quý chị.

Một lát sau chị quay lại với tô cháo trên tay, đến bên giường và đỡ bà Sáu dậy đút từng muỗng cháo cho bà, em nhớ lại hình ảnh trước đây mẹ đã chăm sóc nội như chị Lan bây giờ.

Thật tuyệt vời chị Lan là một tấm gương của lòng nhân ái và đức hạnh để cho em và các bạn noi theo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
66
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 4

    Xem thêm