Văn mẫu lớp 6: Kể lại chuyện mình (hoặc một bạn) từng mắc lỗi
Kể lại chuyện mình (hoặc một bạn) từng mắc lỗi lớp 6
Văn mẫu lớp 6: Kể lại chuyện mình (hoặc một bạn) từng mắc lỗi mà em đã học bao gồm các bài văn hay chọn lọc được VnDoc sưu tầm, tổng hợp giúp các em học sinh có thêm nhiều ý tưởng hoàn thiện cách làm bài văn kể chuyện lớp 6. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.
Trong vai người mẹ, hãy kể lại câu chuyện Thánh Gióng
Trong vai Lạc Long Quân, kể lại truyền thuyết Con rồng cháu Tiên
Bài tham khảo 1
Con người ai cũng từng mắc phải lỗi lầm, có những lỗi lầm kịp sửa chữa, nhưng cũng có những lỗi lầm khiến ta day dứt và nhớ suốt đời. Tiếc thay, đã có một lần tôi mắc phải một lỗi lầm như vậy.
Hồi đó, tôi học lớp năm. Trong lớp, tôi là một trong những đứa gia đình giàu có nhất nên nhóm mấy đứa chúng tôi luôn tỏ ra kỳ thị với những đứa bạn nghèo cùng trang lứa. Lớp tôi có một bạn gái tên Trang (nhưng lúc ấy chúng tôi toàn gọi xếch mé là con bé Trang). Trang nhà nghèo, lại không có bố nên luôn là đối tượng trêu chọc của tụi tôi.
Một hôm, Trang vừa bước vào lớp, năm đứa chúng tôi đã nhảy ra đồng loạt hô to: "Con không cha như nhà không nóc! Ô hô! Ô hô!", rồi cứ chạy quanh trêu chọc đủ điều.
Thay vì ứng xử bằng khuôn mặt lỳ lợm và đôi mắt thoáng buồn như mọi hôm, hôm nay, Trang chạy nhanh về chỗ rồi gục mặt xuống bàn. Thấy vậy tụi tôi lại càng tiếp tục trò chơi quái ác. Trang không thể chịu được, đành bật khóc. Đúng lúc đó thì…
Tùng! Tùng! Tùng!
Năm phút sau cô giáo bước vào. Thấy mắt Trang đỏ hoe và vẫn còn nức nở, cả lớp lặng im phăng phắc, hình như cô giáo đã đoán được mọi điều. Nhưng trái với dự tính của tôi, cô không hề to tiếng mà lại nhẹ nhàng nhắc nhở:
Chúng ta ai cũng có những niềm hạnh phúc nhưng trong một lúc nào đó ai mà tránh khỏi được những nỗi đau. Điều quan trọng nhất là ta phải động viên nhau, đừng bao giờ có ý khơi lên nỗi đau của người khác.
Cô vừa nói đến đó thì cả lớp tôi đều ngoái lại vì Trang không kìm được mà bật lên tiếng khóc. Tôi thấy xấu hổ vô cùng, tưởng như tất cả mọi ánh mắt đang nhìn thẳng vào mình. Cô lại tiếp:
Cũng vì một lý do đặc biệt mà bạn Trang lớp mình mới có một hoàn cảnh như vậy. Sống trong cùng một tập thể, các em hãy tỏ ra thông cảm và chia sẻ với bạn. Đó cũng là giúp bạn bớt đi những nỗi buồn.
Sau đó lớp tôi bước vào bài học mới. Điều lạ nhất hôm đó là cô giáo không hề nhắc đến mấy đứa chúng tôi. Cô cũng chẳng trách phạt gì. Vậy mà chúng tôi thấm thìa lắm. Mấy đứa bàn nhau, định một lúc nào đó gặp để xin lỗi bạn Trang.
Nhưng thật bất ngờ, sau đó ba hôm, Trang chuyển đi trường khác. Nghe nói, Trang cùng mẹ đi vùng kinh tế mới. Chúng tôi thấy ân hận vô cùng.
Không biết bây giờ Trang ở đâu. Nhiều lần tôi tự hỏi không biết có phải trò đùa quái ác năm xưa của lũ chúng tôi mà Trang phải ra đi như thế? Ra đi khi chưa cho chúng tôi nói một lời xin lỗi. Nghĩ đến bạn, tôi thấy ân hận vô cùng và càng thấm thía sai lầm của mình. Tôi sẽ phải sống tốt hơn với bạn bè mình, nhất là những bạn có hoàn cảnh thiệt thòi như Trang.
Bài tham khảo 2
Trong lớp tôi thuộc một trong số con nhà giàu, với tôi mọi thứ đều dễ dàng muốn áo quần mới tôi chỉ cần nói một tiếng là bố mẹ lập tức mua cho, muốn có tiền mua sách mẹ cũng cho ngay, tóm lại tôi chẳng bao giờ thiếu bất cứ thứ gì. Và cũng bởi quá đầy đủ nên tôi chẳng bao giờ để ý đến nỗi khó khăn của các bạn xung quanh. Cũng vì bản tính ích kỉ đó mà tôi đã gây ra một sai lầm mà đến tận bây giờ nghĩ lại tôi vẫn cảm thấy ân hận.
Tôi vốn là tổ trưởng của tổ 1, nên tôi phải thường xuyên báo cáo tình hình của lớp mình với cô giáo chủ nhiệm: Nào ai đi muộn, nào ai ăn mặc không đúng quy định? Và điều đó ảnh hưởng đến kết quả thi đua của toàn lớp. Tổ tôi luôn dẫn đầu trongviệc thực hiện nội quy, tổ tôi luôn được bầu là tổ xuất sắc.
Vào đầu học kì hai, lớp tôi có một bạn mới chuyển về tên là Nam, Nam mới chuyển về khu tôi ở. Vừa bước vào lớp tôi đã phì cười khi thấy Nam ăn mặc vô cùng tuềnh toàng, áo còn có mảnh vá. Buổi đầu vào lớp cô giáo phân công Nam về tổ của tôi, dù chẳng nói ra nhưng tôi không mấy hài lòng vì tôi cảm thấy Nam sẽ làm xấu đi bộ mặt sáng sủa của tổ tôi. Tổ tôi vốn thường dẫn đầu trong mọi phong trào thi đua, ấy vậy mà chỉ sau một thời gian Nam đã mấy lần làm ảnh hưởng đến thành tích của tổ tôi. Lần thì Nam đi học muộn, lần thì không mặc đồng phục. Và cho đến một lần, buổi sáng hôm ấy chúng tôi đến lớp và ngồi bàn với nhau xem có cách nào khắc phục được tình trạng của tổ không. Lúc đó tôi lên tiếng:
– Tất cả là do bạn Nam làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua của tổ mình, bạn ấy chuyên đi muộn, vi phạm nội quy của lớp. Theo tớ bạn ấy không xứng đáng làm thành viên tổ mình. Đúng lúc đó Nam xuất hiện và có lẽ bạn đã nghe thấy lời nói của tôi, tôi cũng hơi ngại nhưng tôi tự nghĩ: Mặc kệ! Nói cho mà biết?.
Trước sự phản ứng gay gắt của nhiều bạn tỏ ra không đồng tình nhưng tôi vẫn khăng khăng giữ ý kiến của mình. Xong đó, quay sang Nam tôi tiếp:
– Này tớ nói cho bạn biết, bạn làm ảnh hưởng đến tổ quá nhiều đấy! Nói xong câu đó tôi chợt nhận ra mình đã quá lời. Nam im lặng cúi đầu, không nói đi nói lại câu nào. Vừa lúc đó cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp. Cô đưa ánh mắt về phía Nam và nói:
– Trong lớp mình có bạn Nam hoàn cảnh vô cùng khó khăn, các em phải giúp đỡ bạn nhé! Bố bạn ấy mất sớm nhà chỉ có hai mẹ con, mẹ bạn ấy phải bán hàng rong để kiếm sống và nuôi bạn đi học. Thế nhưng dạo này mẹ bạn ấy lại bị ốm phải nằm viện nên Nam đã có vài buổi đi học muộn. Các em hãy thông cảm cho bạn!
Suốt cả buổi học hôm đó, tôi ân hận và chỉ mong đến cuối buổi học để nói lời xin lỗi Nam. Nhưng buổi học đó Nam phải nghỉ giữa chừng vì mẹ bạn ấy lại phải cấp cứu. Sau đó bạn chuyển về quê học, thế là tôi vẫn không kịp nói ra lời xin lỗi với Nam. Tôi mong rằng sau này sẽ có dịp về quê thăm bạn, và có lẽ lúc đó bạn đã tha lỗi cho tôi. Và đây cũng là một bài học cho sự ích kỉ của tôi.
Bài tham khảo 3
Người ta ai cũng từng mắc phải lỗi lầm, có những lỗi lầm kịp sửa chữa, nhưng có những lỗi lầm khiến người ta day dứt và nhớ suốt đời. Tiếc thay, đã có lần tôi rơi vào hoàn cảnh đó.
Hồi đó, tôi học lớp ba. Trong lớp, tôi là một trong năm đứa gia đình giàu có nhất nên năm đứa chúng tôi luôn tỏ ra kỳ thị với những đứa bạn nghèo cùng trang lứa. Lớp tôi có đứa bạn gái tên Nhung (lúc ấy chúng tôi toàn gọi xếch mé là con bé Nhung). Nhung nhà nghèo, lại không có bố nên luôn là đối tượng trêu chọc của tụi tôi.
Một hôm, Nhung bước vào lớp, năm đứa chúng tôi nhảy ra đồng loạt hô to.
Có đứa không cha! Có đứa không cha! Ô hô! Ô hô, rồi cứ chạy quanh trêu chọc đủ điều.
Thay vì ứng xử bằng khuôn mặt lì lợm và đôi mắt thoáng buồn như mọi hôm, hôm nay, Nhung chạy nhanh về chỗ gục mặt xuống bàn. Thấy vậy tụi tôi lại càng tiếp tục trò chơi quái ác. Nhung không thể chịu được, đành bật khóc, đúng lúc đó thì…
Tùng! Tùng! Tùng!
Năm phút sau cô giáo bước vào. Thấy mắt Nhung đỏ hoe, cả lớp lặng im phăng phắc, hình như cô giáo đã đoán được mọi điều. Nhưng trái với dự tính của tôi, cô không hề to tiếng mà lại nhẹ nhàng nhắc nhở.
Chúng ta ai cũng có niềm hạnh phúc nhưng một lúc nào đó ai mà tránh khỏi được những nỗi đau. Điều quan trọng nhất là phải động viên nhau, đừng bao giờ có ý khơi lên nỗi đau của người khác.
Cô vừa nói đến đó thì cả lớp ngoái lại vì Nhung lại đang khóc. Tôi thấy xấu hổ vô cùng, tưởng như tất cả mọi ánh mắt đều nhìn thẳng vào mình. Cô lại tiếp.
Cũng vì một lý do đặc biệt mà bạn Nhung lớp mình mới có một hoàn cảnh như vậy, sống trong cùng một tập thể, các em hãy tỏ ra thông cảm và chia sẻ với bạn. Đó cũng lả cách giúp bạn vơi đi nỗi buồn.
Sau đó lớp tôi vào bài học mới. Điều lạ nhất là hôm đó cô không hề nhắc đến năm đứa chúng tôi. Cô chẳng trách phạt gì, vậy mà chúng tôi thấm thía lắm. Năm đứa bàn nhau, định một lúc nào đó gặp để xin lỗi bạn Nhung.
Nhưng thật bất ngờ, sau đó ba hôm, Nhung chuyển đi trường khác. Nghe nói, Nhung và mẹ chuyển đi vùng kinh tế mới, chúng tôi ân hận lắm.
Nhung ơi! Bây giờ bạn ở đâu? Có phải vì bọn mình mà Nhung phải dời bỏ họ hàng và mái trường yêu quý để ra đi? Nhung ơi! không biết bao giờ mình mới gặp được cậu để nói với Nhung một lời xin lỗi. Dẫu mình biết, lời xin lỗi lúc này quá muộn màng.